Bạn đang xem bài viết Cảm Cúm Lúc Giao Mùa: Những Lưu Ý Khi Dùng Thuốc được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Các thuốc cảm cúm có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nếu không được sử dụng đúng cách.
Các thuốc cảm cúm có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nếu không được sử dụng đúng cách.
Các thuốc cảm cúm hiện rất phổ biến trên thị trường, tuy nhiên cần lưu ý các thuốc này chỉ giúp giảm triệu chứng trên người bệnh mà không có tác dụng loại trừ nguyên nhân (virut) hay rút ngắn thời gian mắc bệnh. Ngoài ra, các thuốc cảm cúm có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nếu không được sử dụng đúng cách.
Cảm cúm là bệnh cấp tính do virut có khả năng lây lan cao qua đường hô hấp, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa. Các triệu chứng của cảm cúm xuất hiện sau 1-3 ngày nhiễm virut bao gồm sốt, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, đau nhức cơ…
Cảm cúm thông thường không biến chứng sẽ tự hết sau 7-10 ngày nhờ hệ miễn dịch của cơ thể. Mặc dù bệnh dễ mắc dễ khỏi, nhưng cảm cúm có thể khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, bị gián đoạn công việc và giảm chất lượng cuộc sống.
Gan dễ bị tổn thương nếu dùng quá liều paracetamol.
Các thuốc cảm cúm trên thị trường hiện rất đa dạng với nhiều tên biệt dược khác nhau nhưng có thành phần thuộc bốn nhóm chính sau:
Thuốc hạ sốt, giảm đau: Thành phần hạ sốt, giảm đau trong các thuốc cảm cúm thường được sử dụng là paracetamol. Ở liều bình thường, paracetamol dung nạp tốt và ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, quá liều paracetamol có thể gây độc cho gan. Buồn nôn, nôn và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2-3 giờ sau khi dùng liều độc của thuốc.
Hoại tử gan phụ thuộc liều là độc tính cấp nghiêm trọng nhất do quá liều paracetamol và có thể gây tử vong. Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng liều dùng và thời gian dùng thuốc. Cần hạn chế uống rượu khi đang dùng paracetamol do rượu làm tăng độc tính trên gan của thuốc. Đặc biệt, người bệnh cần kiểm tra kỹ tờ hướng dẫn sử dụng của các thuốc đang sử dụng để tránh quá liều do sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc cùng chứa paracetamol.
Thuốc giảm ho: Codein và dextromethorphan là hai thuốc giảm ho thường được sử dụng. Cần lưu ý ho là phản xạ sinh lý giúp làm sạch đường thở, tống xuất đờm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp. Các thuốc giảm ho chỉ nên sử dụng trong trường hợp ho khan, ho quá mức gây mệt, nôn ói, mất ngủ.
Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng của hai thuốc ho này là gây suy hô hấp, đặc biệt trên trẻ nhỏ. Do đó, không dùng thuốc cho trẻ nhỏ và thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh ho nhiều đờm, người bị hen hoặc suy giảm hô hấp…
Việc dùng thuốc liều cao kéo dài có thể gây phụ thuộc thuốc nên cần tuân thủ đúng liều dùng và thời gian dùng thuốc. Ngoài ra, chống chỉ định codein cho phụ nữ cho con bú khi người mẹ nghi ngờ hoặc được xác định thuộc nhóm người có chuyển hóa codein cực nhanh thành morphin vì có thể gây tử vong cho trẻ bú mẹ do nhiễm độc morphin.
Thuốc chống sung huyết, ngạt mũi: Các thuốc co mạch trị sung huyết, ngạt mũi: pseudoephedrin, phenylephrin, naphazolin, xylometazolin, oxymetazolin có dạng uống và dạng nhỏ, xịt mũi. Thuốc gây co mạch dẫn đến làm giảm lưu lượng máu và làm giảm sung huyết mũi. Tuy nhiên, khi dùng thuốc quá liều hoặc trên người bệnh nhạy cảm, đặc biệt trẻ em, thuốc có thể gây co mạch toàn thân dẫn đến tím tái, vã mồ hôi, choáng, tăng huyết áp, hồi hộp, chóng mặt, đánh trống ngực…
Do đó, đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ, người bị tăng huyết áp, bệnh mạch vành, người bị hen, suy thận, đái tháo đường hoặc cường giáp… Cần ngừng ngay thuốc nếu phản ứng phụ xảy ra.
Ngoài ra, các thuốc co mạch dạng nhỏ, xịt mũi dùng lâu ngày có thể gây hiện tượng “bật lại” (rebound) tức là lúc đầu làm hết sổ mũi, nghẹt mũi nhưng sau đó gây nghẹt mũi trở lại do thuốc làm giảm tính đàn hồi của mạch máu trong niêm mạc mũi và làm tổn thương hệ thống màng nhầy – lông chuyển trong mũi. Do đó, người bệnh cần tuân thủ khuyến cáo về liều dùng và thời gian dùng thuốc (một đợt điều trị không kéo dài quá 5 ngày).
Thuốc chống dị ứng: Các thuốc thuộc nhóm này clopheniramin, loratadin, diphenhydramin, triprolidin có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng viêm mũi, nghẹt mũi và ho do dị ứng. Một số trường hợp không được dùng các thuốc nhóm này bao gồm trẻ nhỏ, người bệnh glocom góc đóng, phì đại tuyến tiền liệt, hẹp môn vị…
Thuốc có thể gây ngủ gà, chóng mặt, nhìn mờ và suy giảm tâm thần vận động nên cần tránh dùng cho người làm các công việc đòi hỏi sự tỉnh táo như lái xe hoặc điều khiển máy móc… Người bệnh cần hạn chế uống rượu khi đang dùng thuốc vì rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc.
Cần lưu ý, không dùng kháng sinh khi bị cảm cúm do virut. Kháng sinh chỉ được sử dụng trong một số trường hợp người bệnh cảm cúm bị bội nhiễm vi khuẩn. Khi được chỉ định kháng sinh, người bệnh cần lưu ý không bỏ liều thuốc và uống hết lượng thuốc được kê kể cả trong trường hợp cảm thấy khỏe hơn sau một vài ngày.
Khi bị cảm cúm, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp không dùng thuốc để hỗ trợ đẩy lùi bệnh như nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ nước, đảm bảo dinh dưỡng (tăng cường một số loại thực phẩm như tỏi, hành, gừng, tía tô, chanh, mật ong…), hạn chế tiếp xúc để tránh lây lan bệnh. Đặc biệt, cảm cúm có thể chủ động phòng tránh bằng cách thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, tránh đến chỗ đông người khi có dịch, ăn uống đủ chất và tiêm vắc-xin phòng bệnh.
Theo D.S Trần Thúy Ngần (Suckhoedoisong.vn)
Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Trị Cảm Cúm, Cảm Lạnh
Cảm lạnh là tình trạng bệnh do cơ thể nhiễm virus. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra, có hơn 200 chủng virus gây ra bệnh cảm lạnh, trong đó rhinovirus là chủng phổ biến nhất gây hơn 50% ca nhiễm bệnh. Các loại virus khác gây gồm coronavirus, virus hợp bào hô hấp, virus cúm, virus parainfluenza. Cảm lạnh có thể xảy ra ở bất cứ ai, nhưng trẻ em tỉ lệ mắc bệnh cao hơn do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.
1.1. Cảm cúm là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra.
Bệnh cúm thông thường thường kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày, tuy nhiên hiện nay có nhiều loại virus cúm nguy hiểm như H1N1, H5N1, H7N9,… đây là các chủng virus lây từ gia cầm, gia súc, những người mắc loại cúm này có thể dẫn đến tử vong nếu không có sức đề kháng tốt và không được điều trị kịp thời.
1.2. Bệnh cảm cúm, cảm lạnh xuất hiện quanh năm, tuy nhiên tỉ lệ này cao hơn
.Lý do bởi vào những ngày thời tiết giao mùa nhiệt độ thay đổi đột ngột hoặc những khi thời tiết mưa lạnh, ẩm ướt kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus phát triển trong khi hệ hô hấp của con người thời điểm này cũng nhạy cảm, dễ bị kích ứng hơn.
Hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta đóng vai trò quan trọng với nguy cơ nhiễm cúm, cảm lạnh. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý nền, …là những người có hệ miễn dịch yếu sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Ngoài ra, những người thiếu ngủ, suy nhược cơ thể, ít vận động, thể dục thể thao cũng được xếp vào nhóm có nguy cơ nhiễm cúm cao hơn những người bình thường
Những người có hệ miễn dịch yếu như người già, người mắc bệnh mạn tính, trẻ em rất dễ bị cúm. Ngoài ra những người thiếu ngủ, dinh dưỡng kém, ít vận động nguy cơ nhiễm cúm cũng rất cao.
2. Phân biệt triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh
Người mắc Cảm lạnh
Khi mắc cảm lạnh, người bệnh cảm thấy nghẹt mũi, đau họng, tức ngực nhiều có đau đầu nhẹ, đau mỏi cơ thể, không sốt cao (chỉ hơi ngây ngấy)
Người bệnh cảm thấy sốt cao, nhức đầu, đau nhức nhiều hơn, mệt mỏi ngay từ những ngày đầu mắc bệnh
Cảm cúm, cảm lạnh ở người bình thường có thể tự khỏi dù không uống thuốc. Tuy nhiên, trong thời gian bị cúm những triệu chứng cúm, cảm lạnh khiến cho chúng ta mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và công việc. Cúm lâu ngày khiến cơ thể suy yếu, các loại virus khác dễ tấn công cơ thể gây các bệnh lý khác.
3. Các loại thuốc trị cảm lạnh, cảm cúm
4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh
Thông thường, mọi người thường có xu hướng tự điều trị cúm, cảm lạnh bằng thuốc. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các bác sĩ, cần tới các trung tâm Y tế, bệnh viện khám hoặc làm các xét nghiệm cần thiết và được tư vấn để:
Biết chắc chắn mình bị cảm lạnh hay cúm, nếu bị cúm thì mình đang bị chủng cúm nào.
Khi sử dụng thuốc trị cúm, cảm lạnh dù dùng thuốc kê toa hay không kê toa thì vẫn phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn trên nhãn hoặc của bác sĩ.
Luôn dọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc liên hệ trao đổi với bác sĩ về những tác dụng phụ có thể xảy ra.
Không sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc cảm cúm khác nhau
5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh cho trẻ ba mẹ cần biết
Cần uống đúng loại thuốc được khuyến cáo theo độ tuổi của bé
Sử dụng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng của thuốc
Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi định dùng thuốc cảm cho bé.
Không được cho trẻ dùng aspirin vì thuốc có thể gây ra căn bệnh nguy hiểm tính mạng – hội chứng Reye.
Các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh không có dấu hiệu giảm sau 5 – 7 ngày.
Sốt trên 38ºC nếu bé dưới 3 tháng và trên 39ºC nếu bé dưới 6 tháng tuổi.
Trẻ khó thở, khó khăn trong vấn đề hô hấp.
Ho kéo dài liên tục nhiều ngày
Kiểm tra thấy tai có dấu hiệu viêm
Trẻ ho ra đờm xanh, vàng hoặc nâu hoặc có chất nhầy chảy ra từ mũi.
Thuốc Viacoram Và Những Lưu Ý Khi Dùng
Thành phần hoạt chất: amlodipin, perindopril. Thuốc có thành phần tương tự: Coveram, Livper-A, Beatil,….
Các loại viên Viacoram
Viacoram 3.5mg/2.5mg+ Perindopril arginin………………. 3.5 mg. + Amlodipin……………………………… 2.5 mg.
Viacoram 7mg/5mg+ Perindopril arginin………………….7 mg. + Amlodipin………………………………….5 mg.
2. Chỉ định của thuốc Viacoram
Thuốc được dùng để điều trị tình trạng ở người lớn.
3. Trường hợp không nên dùng thuốc Viacoram
Dị ứng với perindopril hoặc dị ứng với amlodipin hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào khác của thuốc.
Suy tim có huyết động không ổn định sau nhồi máu cơ tim cấp.
Ngoài ra, có thể dùng điều trị trong các trường hợp hẹp đáng kể động mạch thận hai bên hoặc hẹp động mạch ở một thận đảm nhận chức năng còn lại.
Không dùng thuốc Viacoram vào giai đoạn 6 tháng giữa và cuối thai kỳ.
4. Cách dùng thuốc Viacoram hiệu quả
4.1 Cách dùng
Thuốc Viacoram được dùng theo đường uống.
Dùng thuốc với một cốc nước (khoảng 250 – 350 ml).
4.2 Liều dùng
Bắt đầu điều trị với liều là 1 viên Viacoram hàm lượng 3.5mg/ 2.5mg x 1 lần/ ngày. Đây là liều điều trị đầu tiên ngay sau khi phát hiện bệnh lý tăng huyết áp động mạch.
Sau ít nhất 4 tuần, có thể tăng liều đến 7mg/ 5mg x 1 lần/ ngày nếu tình trạng huyết áp vẫn chưa được kiểm soát đầy đủ với viên uống Viacoram hàm lượng 3.5mg/ 2.5mg.
Đối với bệnh nhân suy thận + Ở mức trung bình nên dùng + Nếu không kiểm soát huyết áp đầy đủ nên dùng cách ngày. mỗi ngày.
5. Các tác dụng phụ khi dùng thuốc Viacoram
6. Tương tác khi dùng chung với thuốc Viacoram
Gây nguy cơ tăng kali máu
Muối kali, thuốc lợi tiểu giữ kali.
Ức chế men chuyển ACEI, thuốc kháng thụ thể angiotensin II.
Kháng viêm không steroid NSAID.
Những thuốc ức chế miễn dịch.
Trimethoprim/co-trimoxazole.
Estramutine.
Dantrolen truyền tĩnh mạch.
Thuốc chống đái tháo đường.
Các thuốc chống tăng huyết áp hoặc thuốc giãn mạch hoặc amifostin.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng/chống loạn thần/gây mê.
Corticoid/tetracosactid, thuốc chẹn alpha, tacrolimus, ciclosporine.
7. Những lưu ý khi dùng thuốc
Thận trọng sử dụng ở bệnh nhân đã từng bị phù mạch trước đây.
Cẩn thận sử dụng Viacoram đối với người bệnh bị suy tim, hạ huyết áp, hẹp van hai lá, hẹp động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại; đái tháo đường.
Trường hợp có bệnh mạch máu collagen, đang điều trị suy giảm miễn dịch,.. phải thật lưu ý khi dùng thuốc Viacoram.
Trước phẫu thuật hoặc gây mê: ngừng dùng 1 ngày trước khi tiến hành.
Thực hiện theo dõi nồng độ kali trong máu.
Không khuyến cáo việc dùng thuốc trên các đối tượng + Bị cơn tăng huyết áp. + Đối tượng có thai, cho con bú. + Có hội chứng cường aldosteron nguyên phát. + Bệnh nhân vừa thực hiện ghép thận. + Không dung nạp galactose.
8. Các đối tượng sử dụng đặc biệt
8.1 Phụ nữ có thai
Không khuyến cáo dùng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Chống chỉ định dùng perindopril (trong Viacoram) trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
Việc dùng thuốc ức chế men chuyển trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ được biết có gây độc tính trên thai nhi và gây độc trên trẻ sơ sinh (suy thận, hạ huyết áp,..).
Nên siêu âm để kiểm tra chức năng thận và hộp sọ của thai nhi nếu bệnh nhân dùng thuốc ức chế men chuyển trong 3 tháng giữa thai kỳ.
Đối với trẻ sơ sinh có mẹ dùng thuốc Viacoram nên được theo dõi chặt nguy cơ hạ huyết áp.
8.2 Phụ nữ cho con bú
Đối với Amlodipin: vẫn chưa biết liệu thuốc có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Do đó, nên cân nhắc dựa trên lợi ích của trẻ bú mẹ và lợi ích điều trị của amlodipin trên người mẹ mới quyết định dùng.
8.3 Lái xe và vận hành máy móc
Vì thuốc có thể gây chóng mặt, mệt mỏi làm ảnh hưởng tới khả năng tập trung làm việc.
Do đó, cần thận trọng khi dùng thuốc trên đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ khi làm việc như những người lái xe và vận hành máy móc.
9. Xử trí khi quá liều Viacoram
9.1 Triệu chứng
Theo các báo cáo hiện tại, việc quá liều nghiêm trọng có thể dẫn đến giãn mạch ngoại biên quá mức và nhịp tim nhanh phản xạ.
Tình trạng hạ huyết áp toàn thân diễn tiến rõ rệt và có thể kéo dài lên mức sốc và thậm chí dẫn đến tử vong.
Hỗ trợ cho tim bao gồm theo dõi thường xuyên tim và chức năng hô hấp, độ phù của các chi và chú ý đến thể tích tuần hoàn và lượng nước tiểu khi huyết áp tăng rõ rệt.
Rửa dạ dày để giảm lượng thuốc hấp thu.
Ngoài ra, thực hiện các biện pháp cấp cứu kịp thời để giảm thiểu tốt nhất các biến chứng do quá liều.
10. Xử trí khi quên một liều Viacoram
Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là từ 15 – 30ºC.
Thông tin hạn dùng được trình bày đầy đủ trên bao bì sản phẩm. Do đó, hãy kiểm tra cẩn thận thông tin và không nên dùng nếu thuốc đã hết hạn.
Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:
Viêm Tai Mũi Họng Tái Lại Khi Giao Mùa
Ở trẻ nhỏ khi mà cơ thể, các cơ quan chức năng chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu nên tỷ lệ mắc viêm tai mũi họng khi giao mùa cao, tái đi tái lại dai dẳng.
1. CÁC BỆNH TAI MŨI HỌNG THƯỜNG BỊ CÙNG NHAU
Tai múi họng (TMH) là các hốc thông với nhau và thông với bên ngoài. Từ viêm họng sẽ gây viêm mũi, viêm thanh quản vì họng, mũi, thanh quản thông với nhau.
Viêm họng mũi thường xuyên là nguyên nhân gây viêm xoang ( các xoang đều có lỗ, ống thông với mũi), Viêm tai giữa, xương chũm ( thông với mũi họng qua vòi tai).
Nhiễm vi khuẩn, virus
Dị ứng
Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm cao, mưa nhiều nên tỷ lệ bệnh TMH cao rõ rệt.
2. VIÊM TAI MŨI HỌNG DỄ TÁI LẠI KHI GIAO MÙA
Bệnh TMH bùng phát ở giai đoạn giao mùa, thời điểm thuận lợi cho tác nhân gây bệnh phát triển và gây bệnh mà đối tượng mắc chủ yếu lại là trẻ nhỏ. Ở trẻ nhỏ khi mà cơ thể, các cơ quan chức năng chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu nên tỷ lệ mắc bệnh TMH cao, tái đi tái lại dai dẳng.
Đeo tất chân và khăn mỏng cổ hầu
Dùng sáp giữ ấm. Giữ ấm cơ thể trẻ, kê cao đầu giường ngủ.
Xịt dự phòng ovix baby để vệ sinh mũi họng để mũi trẻ khỏe
Khô hanh thì phun sương nhẹ ở phòng
Mẹ cần cho trẻ bú nhiều giúp cung cấp đề kháng tốt từ mẹ cho trẻ và bú đến khi trẻ 2 tuổi
Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ
Luôn dự trữ nước muối sinh lý, thuốc hạ sốt, nhiệt kế để phòng ngừa trẻ sốt.
Vệ sinh môi trường, nhà cửa, giường chiếu sạch sẽ. Môi trường sống không khói thuốc lá.
Vệ sinh chân tay trẻ, người lớn chăm trẻ cần quần áo sạch sẽ, không hôn trẻ, rửa tay, vệ sinh sạch sẽ phòng tránh lây nhiễm RSV cho trẻ
Cung cấp thực đơn hàng ngày đầy đủ dưỡng chất, uống đủ nước, ngủ đủ giấc sẽ giúp tăng đề kháng tốt cho trẻ.
phòng bệnh khi giao mùa, viêm tai mũi họng
Cập nhật thông tin chi tiết về Cảm Cúm Lúc Giao Mùa: Những Lưu Ý Khi Dùng Thuốc trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!