Bạn đang xem bài viết Cách Trị Cảm Nắng Hiệu Quả Theo Y Học Cổ Truyền được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách trị cảm nắng hiệu quả theo Y học cổ truyền
Cháo đậu xanh, lá dâu: đậu xanh (cả vỏ) 50g, lá dâu non 16g, lá tía tô 12g. Rửa sạch đậu xanh nấu chín (có thể cho 1 ít gạo tẻ vào), cho dâu, lá tía tô đã thái nhỏ vào, đun sôi tiếp 5-10 phút nữa. Ăn khi cháo nguội để tránh ra mồ hôi nhiều. Công dụng: chữa cảm nóng có sốt cao, mồ hôi ra dâm dấp, miệng khô, khát, nước tiểu vàng.
Cháo lá bạc hà sơ tán phong nhiệt trị cảm nắng nóng, đau đầu, sốt, mắt đỏ….
Cháo lá bạc hà: lá bạc hà 10g, gạo lức 100g. Rửa sạch lá bạc hà đun với 200ml nước còn 100ml, bỏ bã, lấy nước. Gạo đãi sạch, cho nước nấu cháo đặc; khi cháo vừa chín tới, cho nước thuốc vào, tiếp tục đun sôi 1-2 lần nữa là được. Ngày 1 bát chia ăn 2-3 lần. Người dạ dày hư hàn nên ăn ít. Công dụng: sơ tán phong nhiệt trị cảm nắng nóng, đau đầu, sốt, mắt đỏ, họng sưng đau do cảm phong nhiệt mùa hè.
Cháo đậu xanh, lá sen: đậu xanh 30g, lá sen ¼ lá, gạo lức 100g. Rửa sạch đậu xanh cho vào nồi nấu trước. Khi chín cho gạo và lá sen vào, nấu cháo loãng. Ngày 1 bát chia ăn 2-3 lần. Công dụng: thanh nhiệt, giải độc, tiêu thử bồi bổ sức khỏe, trị cảm nắng nóng, ngực khó chịu, đầu căng.
Cháo hạt ngưu bàng: hạt ngưu bàng 15g, gạo lức 50g. Cho 250ml nước vào hạt ngưu bàng đun sôi còn 100ml, bỏ bã, lấy nước rồi cho gạo đã đãi sạch vào, đổ thêm nước nấu cháo. Ngày ăn 2 lần, ăn nóng. Người dạ dày hàn, khí hư không dùng. Công dụng: sơ tán phong nhiệt giải độc thấu chẩn, lợi niệu, tiêu phù, trị ngoại cảm phong nhiệt, ho, táo bón, nóng lở loét.
Cháo đậu xanh bách hợp: đậu xanh 50g, bách hợp tươi 50g, gạo lức 100g. Đậu xanh, bách hợp rửa sạch, nước vừa đủ cho 2 thứ vào nấu trước; khi chín cho gạo vào nấu cháo loãng, ngày 1 bát chia ăn nhiều lần. Người cảm phong hàn không nên dùng. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc trừ ho trị cảm nắng, nóng.
Nước quả trám: quả trám tươi bỏ hạt 60g, hành củ 15g, gừng tươi 10g, tía tô 10g. Các thứ rửa sạch cho vào nồi với 1 lít nước lã đun sôi còn 400ml, vớt bỏ bã cho 1 ít muối. Uống trong ngày. Công dụng: giải biểu, tán hàn, trừ cảm, sốt, đau đầu, hắt hơi, chảy nước mũi.
Trà phòng cảm cúm: lá nhãn 100g, lá bạch đàn 100g, rửa sạch phơi khô, bóp vụn, hoa hòe 20g, trộn đều cho vào lọ để dùng dần. Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê trà hãm với 200ml nước sôi, chắt ra hãm lần 2, chia uống nhiều lần trong ngày.
Lương y: Đình Thuấn
Chữa Tiểu Đường Bằng Thuốc Nam Theo Y Học Cổ Truyền
Phương pháp điều trị ở thể này là nhuận táo dưỡng âm thanh nhiệt, với bài thuốc nam chữa tiểu đường gồm thạch hổ gia nhân sâm thang phối hợp với ích vị thang gia giảm, cam thảo, sinh thạch cao, sinh địa, sa sâm, thiên hoa phấn, tri mẫu, đẳng sâm, nạch đông, ngọc trúc. Mỗi loại một lượng vừa đủ theo tỉ lệ nhất định của thầy thuốc.
Thể thứ hai của bệnh tiểu đường là thể thận âm suy (thiên về hạ tiêu)
Bệnh nhân tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu nhiều, nước tiểu đục ngầu, mỏi eo lưng, mất sức, miệng khô lưỡi đỏ hoặc lưỡi nhẵn đỏ không rêu.
Phương pháp điều trị trong y học cổ truyền là tư dưỡng thận âm. Bài thuốc nam điều trị tiểu đường bao gồm sinh đại, hoài sơn, phục linh, nữ trinh tử, bạch thược, thục địa, sơn thù du, đan bì, cẩu kỷ tử, đồng tật lê.
Theo y học cổ truyền, bệnh tật sinh ra là do mất cân bằng trong cơ thể con người, vì thế điều trị bệnh phải phụ thuộc vào thể trạng người bệnh mới có phương pháp điều trị phù hợp. Vì thế, sử dụng thuốc nam trị tiểu đường hay bất cứ bài thuốc nào không đúng với thể trạng bệnh đều có thể dẫn tới những phản ứng thuốc ngược.
Dây thìa lá canh – thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả
Y học cổ truyền Việt Nam phát triển từ thời danh y Hải Thượng Lãn Ông nổi tiếng trong việc chữa bệnh nói chung và điều trị bệnh tiểu đường nói riêng. Tuy nhiên, để tránh những tác dụng không mong muốn của thuốc, người bệnh cần tới những cơ sở uy tín, được cấp giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh. Và khi sử dụng thuốc nam trị tiểu đường, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của lương y nhà thuốc để việc chữa trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất.
Dây thìa canh là thảo dược đã được y học Ấn Độ sử dụng cách đây 2000 năm để chữa trị hiệu quả bệnh “nước tiểu ngọt như mật”. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy Dây thìa canh chứa hoạt chất có tác dụng giảm hấp thu đường sau ăn, kích thích tuỵ tiết insulin, tăng men sử dụng đường ở mô cơ nhờ đó giúp hạ và ổn định đường huyết, giảm mỡ máu xấu, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
TPBVSK Diabetna sử dụng nguồn dược liệu Dây thìa canh chuẩn hóa tại vùng dược liệu Hải Hậu, Nam Định được công nhận đạt tiêu chuẩn GACP-WHO (Tiêu chuẩn trồng trọt và thu hái dược liệu tốt) giúp hàm lượng hoạt chất cao gấp 2,4 lần Dây thìa canh thông thường. TPBVSK Diabetna làm tăng hiệu quả điều trị bệnh nhờ cơ chế tác động kép của hoạt chất Dây thìa canh từ ức chế hấp thu glucose ở ruột, tăng sản xuất và hoạt tính insulin, tăng men sử dụng đường ở mô cơ, tăng thải Cholesterol, giảm mỡ máu giúp bệnh nhân ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
Như vậy, sự ra đời của TPBVSK Diabetna là sự kết hợp tuyệt vời giữa các nhà nghiên cứu khoa học về thuốc nam trị bệnh tiểu đường và các doanh nghiệp dược phẩm để sản xuất các sản phẩm chất lượng trên nguồn dược liệu quý của nước nhà, giúp bệnh nhân ổn định đường huyết và giảm dần liều sử dụng thuốc tân dược.
Thuốc An Thần ( Y Học Cổ Truyền)
Thuốc an thần ( Y học cổ truyền)
Đại cương.
Định nghĩa.
Thuốc an thần là những thuốc có tác dụng an thần định trí, dùng để điều trị các chứng tâm thần bất an.
Phân loại.
Dựa vào nguồn gốc của thuốc mà phân thành hai loại:
Thuốc trọng chấn an thần: có nguồn gốc khoáng thạch, hoá thạch. Tính trầm giáng nên có tác dụng trọng trấn an thần.
Thuốc dưỡng tâm an thần: có nguồn gốc thực vật. Tính nhuận dưỡng, có tác dụng dưỡng tâm an thần.
Chỉ định.
Điều trị các chứng tinh thần hoảng hốt không yên (tâm thần bất ninh), hồi hộp trống ngực, mất ngủ, hay quên, ngủ mê nhiều, co giật, điên cuồng.
Chú ý.
Khi điều trị, nên căn cứ vào các chứng biểu hiện trên lâm sàng mà phối hợp thuốc để tăng cường hiệu quả:
Điều trị các chứng tâm hoả vượng thịnh thường dùng với thuốc thanh tâm giáng hoả.
Điều trị các chứng đàm nhiệt nhiễu tâm thường dùng với thuốc hoá đàm, thanh nhiệt.
Điều trị các chứng can dương thượng cang thường dùng với thuốc bình can tiềm dương.
Điều trị các chứng huyết ứ khí trệ thường dùng với thuốc bổ khí.
Thuốc nguồn gốc khoáng thạch thường có độc, khi dùng phải thận trọng. Khi làm viên hoàn hoặc tán bột uống dễ làm tổn thương tỳ vị, nên không nên dùng lâu, khi sắc uống nên sắc kỹ.
Thuốc trọng trấn an thần.
Chu sa: đan sa.
Chu sa (Cinnabaris) là dạng bột còn sống chưa chế qua lửa, thành phần chủ yếu là sunfua thủy ngân thiên nhiên HgS.
Tính vị: ngọt, lạnh. Có độc. Quy kinh tâm.
Tác dụng: trấn tâm an thần, thanh nhiệt giải độc.
Chỉ định:
Điều trị chứng tâm thần bất ninh, hồi hộp trống ngực, phiền táo mất ngủ thường dùng với hoàng liên, liên tử tâm. Điều trị chứng tâm huyết hư thường dùng với đương quy, sinh địa như bài chu sa an thần hoàn. Điều trị chứng âm huyết hư thường dùng với toan táo nhân, bá tử nhân, đương quy. Nếu do kinh sợ hoặc tâm khí hư, tâm thần bất ninh, có thể dùng chu sa cho vào tim lợn đun cách thuỷ để ăn.
Điều trị chứng co giật do sốt cao, lú lẫn, mê man thường dùng với ngưu hoàng, xạ hương như bài an cung ngưu hoàng hoàn. Điều trị trẻ con sốt cao, co giật thường dùng với ngưu hoàng, toàn yết, câu đằng như bài ngưu hoàng tán.
Điều trị mụn nhọt lở loét thường dùng với hùng hoàng, đại kích, sơn từ cô như bài tử kim định. Dùng trong xưng đau họng, miệng lở loét thường dùng với băng phiến, bằng sa như bài băng bằng tán.
Liều dùng: 0,3 -1g.
Chú ý: thuốc có độc, không được dùng quá liều. Để tránh ngộ độc thuỷ ngân, không dùng lửa đun trực tiếp sẽ tránh được chiết xuất ra thuỷ ngân.
Từ thạch.
Từ thạch (Magnetitum) là một loại quặng có chứa sắt từ, thành phần chủ yếu là Fe 3O 4.
Dạng dùng: dạng bột mịn.
Tính vị: mặn, hàn. Quy kinh tâm, can, thận.
Tác dụng: trấn kinh an thần, bình can tiềm dương, thông nhĩ minh mục, nạp khí định xuyễn.
Chỉ định:
Điều trị chứng tâm thần bất ninh, hồi hộp trống ngực, mất ngủ do thận hư can vượng, can hoả thượng xung nhiễu động tâm thần hoặc kinh sợ khí loạn, thường dùng với chu sa, thần khúc như bài từ chu hoàn.
Điều trị chứng can dương vượng gây đau đầu, chóng mặt, dễ cáu gắt thường dùng với thạch quyết minh, mẫu lệ, bạch thược.
Điều trị chứng thận hư , tai ù thường dùng với thục địa, sơn thù, ngũ vị; dùng trong can thận bất túc, mắt mờ thường dùng với kỷ tử, cúc hoa.
Điều trị chứng thận hư gây khó thở (xuyễn tức) thường dùng với ngũ vị tử, hồ đào nhục, cáp giới.
Liều dùng: 15 – 30g sắc uống. Nếu nhập hoàn dùng 1 – 3g.
Chú ý: sau khi uống khó tiêu hoá, không nên uống nhiều. Thận trọng dùng khi tỳ vị hư nhược.
Long cốt.
Long cốt (Os Draconis) là hóa thạch của xương một số loài động vật cổ đại (voi mamut, tê giác…).
Tính vị: ngọt, sáp, bình. Quy kinh tâm, can, thận.
Tác dụng: trấn kinh an thần, bình can tiềm dương, thu liễm cố sáp.
Chỉ định:
Điều trị chứng tâm thần bất ninh, hồi hộp, mất ngủ, mê nhiều, hay quên thường dùng với chu sa, toan táo nhân, bá tử nhân. Điều trị chứng điên cuồng thường dùng với ngưu hoàng, đởm nam tinh, từ thạch.
Điều trị chứng can dương vượng thường dùng với đại giả thạch, mẫu lệ, ngưu tất như bài trấn can tức phong thang.
Điều trị thận hư gây di tinh, hoạt tinh thường dùng với mẫu lệ, sa uyển tử, khiếm thực như bài kim toả cố tinh hoàn. Điều trị tâm thận lưỡng hư, tiểu tiện nhiều thường dùng với tang phiêu tiêu, quy bản, đỗ trọng như bài tang phiêu tiêu tán. Điều trị phụ nữ khí hư, xung nhâm bất cố gây kinh nguyệt kéo dài ngày không dứt (băng lậu), thường dùng với hoàng kỳ, ô tặc cốt, ngũ vị tử như bài cố xung thang. Điều trị biểu hư tự hãn, âm hư đạo hãn thường dùng với hoàng kỳ, mẫu lệ, phù tiểu mạch, ngũ vị tử.
Ngoài ra dùng ngoài điều trị mụn nhọt có tác dụng thu liễm sinh cơ thường dùng với bột khô phàn.
Liều dùng: 15 -30g sắc uống.
Thuốc dưỡng tâm an thần.
Toan táo nhân.
Toan táo nhân (Semen Ziziphi) là nhân hạt táo phơi hay sấy khô của cây táo Ziziphus jujuba Mill, thuộc họ táo Rhamnaceae.
Tính vị: ngọt, chua, bình. Quy kinh tâm, can, đởm.
Tác dụng: dưỡng tâm ích can, an thần, liễm hãn.
Chỉ định:
Điều trị chứng hồi hộp trống ngực, mất ngủ do tâm can huyết hư thường dùng với đương quy, hà thủ ô, long nhãn nhục. Điều trị chứng can hư có nhiệt thường dùng với tri mẫu, phục linh, xuyên khung như bài toan táo nhân thang. Điều trị chứng tâm tỳ khí hư gây hồi hộp mất ngủ thường dùng với đương quy, hoàng kỳ, đẳng sâm như bài quy tỳ thang. Điều trị chứng tâm thận bất túc, âm hư dương cang gây mất ngủ, hồi hộp, hay quên thường dùng với mạch môn, sinh địa, viễn trí như bài thiên vương bổ tâm đan.
Điều trị chứng cơ thể hư nhược, ra nhiều mồ hôi (đa hãn) thường dùng với ngũ vị tử, sơn thù, hoàng kỳ.
Liều dùng: 10 – 20g.
Tác dụng dược lý: trấn tĩnh, gây ngủ, giảm đau, chống co giật, giảm huyết áp, rối loạn dẫn truyền tim, hưng phấn tử cung.
Bá tử nhân.
Bá tử nhân (Semen Platycladi) là hạt phơi hay sấy khô của cây trắc bách Platyclatus orientalis ( L. ) Franco, thuộc họ trắc bách Cupressaceae.
Tính vị: ngọt, bình. Quy kinh tâm, thận, đại trường.
Tác dụng: dưỡng tâm an thần, nhuận trường thông tiện.
Chỉ định:
Điều trị chứng hồi hộp trống ngực, mất ngủ (tâm quý thất miên) do tâm âm hư, tâm thận bất giao thường dùng với ngũ vị tử, nhân sâm, mẫu lệ như bài bá tử nhân hoàn. Điều trị tâm âm bất túc hư phiền mất ngủ, hồi hộp trống ngực, đạo hãn thường dùng với mạch môn, thục địa, thạch xương bồ như bài bá tử dưỡng tâm hoàn.
Điều trị chứng đại tiện bí kết thường dùng với hỏa ma nhân, uất quý nhân như bài ngũ nhân hoàn.
Liều dùng: 10 – 20g.
Chú ý: thận trọng dùng khi đại tiện lỏng, đa đàm.
Viễn trí.
Viễn trí (Radis Polygalae) là vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây viễn trí Polygala tenuifolia Willd, thuộc họ viễn trí Polygalaceae.
Tính vị: đắng, cay, hơi ấm. Quy kinh tâm, thận, phế.
Tác dụng: ninh tâm an thần, khứ đàm khai khiếu, tiêu tán ung thũng.
Chỉ định:
Điều trị chứng tâm thận bất giao gây tâm thần bất ninh, hồi hộp không yên, mất ngủ hay quên thường dùng với nhân sâm, long sỉ, phục thần như bài an thần định trí hoàn.
Điều trị chứng đàm trệ tâm khiếu, ngã lăn bất tỉnh, co giật thường dùng với bán hạ, thiên ma, toàn yết.
Điều trị chứng đàm nhiều, ho nhiều thường dùng với hạnh nhân, bối mẫu, cát cánh.
Điều trị mụn nhọt, xưng đau vú, không phân biệt hàn nhiệt hư thực, dùng viễn trí tán bột pha với hoàng tửu uống.
Liều dùng: 5 -15g.
Chú ý: thận trọng dùng khi vị hoả, loét dạ dầy tá tràng.
Tác dụng dược lý: trấn tĩnh, giảm co giật. Thực nghiệm thấy có tác dụng hưng phấn tử cung. Ức chế một số trực khuẩn như TK lao, TK mủ xanh, TK lỵ, TK thương hàn.
Dạ giao đằng: dây hà thủ ô, dạ hợp.
Dạ giao đằng là thân leo phơi hay sấy khô của cây dạ giao Polygonum multiflorum Thumb, thuộc họ rau răm Polygonaceae.
Tính vị: ngọt, bình. Quy kinh tâm, can.
Tác dụng: dưỡng tâm an thần, khứ phong thông lạc.
Chỉ định:
Điều trị chứng hư phiền mất ngủ, tâm thần bất ninh thường dùng với long sỉ, bá tử nhân, trân châu mẫu như bài giáp ất quy tàng thang.
Điều trị chứng huyết hư, đau nhức mình mẩy, phong thấp tý thống thường dùng với kê huyết đằng, tang ký sinh, đương quy, xuyên khung. Ngoài ra nước sắc dùng ngoài để rửa có tác dụng giảm ngứa ngoài da.
Liều dùng: 15 -30g.
Những Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền Chữa Cảm Cúm Đơn Giản Mà Hiệu Nghiệm
Bài thuốc Y học cổ truyền chữa cảm cúm bằng Cúc tần
Theo , Cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm, có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, là vị thuốc thường được dùng chữa các bệnh như cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức.
Cách dùng 1: Đem lá và cành non của cây Cúc tần đem về rửa sạch, sau đó đun lên lấy nước uống, hoặc đun lên để xông tới khi nào mồ hôi ra đầm đìa là có tác dụng.
Cách dùng 2: Đối với người bị cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, có thể dùng 20g lá cúc tần tươi, 10g lá sả cùng 10g lá chanh đem nấu với nước, uống ngày/2 lần khi nóng. Phần bã còn lại có thể cho thêm nước rồi đun sôi, dùng để xông cho toát mồ hôi sẽ có tăng thêm tác dụng cho việc trị cảm cúm.
Bài thuốc Y học cổ truyền chữa cảm cúm bằng cây Tía tô
Cách dùng 1: Nếu bạn bị cảm lạnh hoặc cảm cúm không có mồ hôi kèm với các triệu chứng ho, tức ngực, nôn đầy thì có thể dùng 20g lá Tía tô tươi giã nhỏ, chế thêm chút nước sôi, khuấy đều gạn lấy nước nóng để uống.
Cách dùng 2: Sử dụng 10g lá đem cắt nhỏ trộn với cháo nóng để ăn rồi nằm nghỉ ngơi cho ra mồ hôi. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm 5g hành sống giã nhỏ, 3 lát gừng tươi và nêm nếm muối vừa đủ để nấu cháo ăn giải cảm.
Cách dùng 3: Đối với những người bị cảm cúm do mưa gió, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi có thể lấy 15g lá Tía tô, 10g gừng sống, 10g vỏ quýt khô, 10g củ gấu cùng hành trắng tươi đem sắc thuốc uống lúc còn nóng. Đây là cách dùng giúp giải cảm trị cúm nhanh chóng.
Các bạn cần lưu ý là không nên ăn lá Tía tô cùng cá chép dễ bị sinh độc thành mụn nhọt.
Bên ngoài lớp vỏ bưởi chứa nhiều tinh dầu thơm có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng đặc biệt trong việc trị ho, giải cảm.
Cách dùng 1: Sử dụng lá bưởi tươi kết hợp cùng những loại lá có chứa tinh dầu thơm như lá sả, lá chanh, lá hương nhu đem nấu nước lên sẽ giúp giải cảm cực kỳ hiệu quả.
Cách dùng 2: Lấy vỏ bưởi đã cạo bỏ lớp vỏ ngoài đem cắt thành từng khúc nhỏ như đốt ngón tay sau đó nấu với nước sôi 1 phút rồi vắt nước, ngâm trong đường một tuần. Dùng nước ngâm trên nuốt dần liên tục trong 5 ngày bệnh sẽ đỡ đi nhiều.
Bài thuốc Y học cổ truyền chữa cảm cúm bằng uống nước Gừng nóng
Chỉ cần vài lát gừng cho vào ấm nước đun sôi cùng một chút đường phèn hay ít mật ong là bạn đã có một cốc trà gừng ngon ngọt mà lại có tác dụng giải cảm. Dùng nước trà gừng trên uống 3 lần/ ngày sẽ giúp bạn đánh bay các triệu chứng cảm cúm mà không cần phải đụng chạm đến các loại thuốc kháng sinh.
Bài thuốc Y học cổ truyền chữa cảm cúm bằng Tỏi tía
Theo Y học cổ truyền, Tỏi tía là một vị thuốc Đông Y có khả năng phòng chống và hỗ trợ điều trị cảm cúm cực kỳ hiệu quả. Theo Đông y thì tỏi có vị cay, tính ôn, nằm trong hai kinh can và vị có công năng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu nhọt, tiêu đàm, trừ ho. Dù biết tỏi có tác dụng chữa nhiều bệnh, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết sử dụng tỏi hiệu quả.
Cách dùng 1: Để chữa cảm cúm bằng tỏi, bạn nên giã nát tỏi và ngửi nhiều lần sẽ giúp xông mũi, xông họng hoặc giã tỏi đem uống với nước.
Cách dùng 2: Bạn có thể thái lát tỏi mang ngâm cùng nước dấm trong vòng 30 ngày sau đó dùng ngậm từ 10 – 15 phút mỗi ngày để giải cảm trị cúm.
Bài thuốc chữa cảm cúm đơn giản từ cháo hành
Cháo hành được coi là bài thuốc chữa cúm đơn giản nhất được ông cha ta truyền lại từ lâu đời. Chỉ cần một chút hành cho vào bát cháo gạo tẻ, ăn lúc còn nóng rồi đắp chăn ấm để mồ hôi ra dâm dấp là đã làm cho cảm cúm suy giảm đi rất nhiềy. Bạn cũng có thể kết hợp cháo hành với bài thuốc từ kinh giới, tía tô kể trên để đạt hiệu quả nhanh hơn.
Nguồn: chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trị Cảm Nắng Hiệu Quả Theo Y Học Cổ Truyền trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!