Xu Hướng 3/2023 # Cách Chữa Say Nắng Bằng Uống Trà Thuốc # Top 6 View | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Chữa Say Nắng Bằng Uống Trà Thuốc # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Cách Chữa Say Nắng Bằng Uống Trà Thuốc được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Say nắng là chỉ thời gian chịu tác dụng của nhiệt độ cao và các tia bức xạ nóng, sự điều tiết nhiệt độ cơ thể bị ngăn trở, đây là cách gọi vắn tắt của các trạng thái rối loạn chất điện phân và thủy phân và chức năng hệ thống thần kinh bị tổn hại. Người có bệnh về não, người già yếu và sản phụ có khả năng chịu nhiệt kém rất dễ bị Say nắng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới Say nắng, khi ngồi trong xe có nhiệt độ cao, nếu thông gió kém cũng rất dễ bị Say nắng; khi làm về nông nghiệp hoặc khi làm ngoài trời phải chịu sự chiếu nắng trực tiếp của ánh sáng mặt trời, lại thêm ánh nắng phản chiếu từ mặt đất khiến nhiệt độ không khí càng tăng cao làm màng não bị sung huyết, lớp vỏ não lớn bị thiếu máu dẫn tới hiện tượng Say nắng, nhiệt độ không khí tăng cao càng dễ khiến bị Say nắng; tại nơi công cộng hoặc trong nhà, nếu tập trung đông người, sự tỏa nhiệt tập trung lại, do đó tản nhiệt càng khó hơn.

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Các loại trà nên sử dụng

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Phương trà này được coi như thuốc, do các loại thuốc như ngải xanh, hoạt thạch, lư căn, cam thảo tạo thành. Những vị này gói thành thang thuốc, mỗi gói 50 gam. Mỗi lần dùng lấy 10 gam, đổ nước sôi vào hoặc đun lên. Uống thay trà.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt giải nóng, chữa khát tăng cường sinh lực, hạ nhiệt trong mùa nóng.

Chú ý: Phương trà này điều trị các bệnh nóng, hay cảm lạnh, sốt.

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá mẫu kinh non phơi khô 6-9 gam. Đun lên uống thay trà.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt tăng cường sinh lực.

Chú ý: Phương trà này có thể phòng tránh Say nắng.

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lư căn tươi hai cây (cắt nhỏ), trúc như 4,5 gam, sơn tra rang 9 gam, cốc nha sao 9 gam, vỏ quýt 2,4 gam, lá dâu sương 6 gam. Đun nước lên uống thay trà.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt hóa thấp, điều hòa tì vị, thanh lợi đầu mắt.

Chú ý: Phương trà này dùng cho chứng lá lách bị tổn thương do nóng, miệng đắng hoặc khô.

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Ngải xanh 150 gam, thạch cao 120 gam, lá bạc hà 150 gam, cam thảo 30 gam. Những vị thuốc trên đem nghiền nhỏ, trộn đều, gói thành 10 gói. Mỗi lần dùng 1/3 gói, đổ nước sôi vào uống thay trà, mỗi ngày dùng 3 lần.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt giải nóng, tăng cường sinh lực giải khát.

Chú ý: Phương trà này có tác dụng phòng nóng, chữa Say nắng.

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hoàng linh 60 gam, xuyên khung 30g, trà tế nha 9 gam, bạch chỉ 15 gam, bạc hà 5 gam, kinh giới 12 gam. Nghiền nhỏ những vị thuốc trên, mỗi lần dùng 5-6 gam, cho thêm nước trà vào.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt.

Chú ý: Phương trà này để chữa phong nhiệt, đau đầu và mắt đau không ngừng.

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Đậu đỏ 50 gam, đậu xanh 50 gam, đậu đen 50 gam. Cho ba thứ trên vào nồi. Cho nước vào nấu thành canh, cho một lượng đường thích hợp vào. Uống thay trà.

Công dụng chữa trị: Giải nhiệt lợi thấp, bổ thận tăng cường sức khỏe.

Chú ý: Phương trà này có tác dụng dưỡng sinh tiêu nóng.

Những điều cần ghi nhớ

Giữa mùa hè nóng nực nên lựa chọn những phương pháp giải nhiệt và chống nắng khoa học, nhằm tránh các bệnh về Say nắng.

Trước tiên nên tạo thói quen chủ động uống nước, vì khi ta cảm thấy khát thì cơ thể đã ở trạng thái thiếu nước rồi. Vì vậy không nên đợi khi khát mới uống nước, nhất định phải bổ sung định kì lượng nước, mỗi ngày sau khi thức dậy vào buổi sáng, khoảng 10 giờ trưa, 3-4 giờ chiều, buổi tối trước khi đi ngủ là “thời gian uống nước tốt nhất”, nên uống 1-2 cốc nước trắng, khi ra mồ hôi nhiều có thể bổ sung một lượng nước muối thích hợp nhằm bổ sung thành phần lượng muối đã mất do cơ thể đổ mồ hôi.

Tiếp đó, nên duy trì ngủ đủ giấc, vì mùa hè ngày dài đêm ngắn, nhiệt độ không khí cao, quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra mạnh mẽ, lượng tiêu hao cũng lớn, dễ cảm thấy mệt mỏi; giữ cho việc ngủ đủ giấc có thể khiến đại não và các bộ phận khác trên cơ thể đều cảm thấy thoải mái, từ đó sẽ có lợi cho công việc và học tập, đây cũng là biện pháp hữu hiệu để đề phòng Say nắng.

Tiếp nữa, chú ý không được ngủ dưới cửa thông gió của điều hòa và quạt điện nhằm tránh bị bệnh do điều hòa hoặc gió độc. Ngoài ra, khi ăn phải thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng, chủ yếu dùng những thức ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa, không nên ăn nhiều đồ lạnh, cũng không được uống bia và các đồ uống khác để giải nhiệt, nên ăn nhiều rau và hoa quả tươi.

Có Thể Sử Dụng Thuốc Nam Chữa Phụ Nữ Mang Thai Bị Say Nắng Hay Không?

Tôi là độc giả thường xuyên của chúng tôi Trên “Thuốc vườn nhà” có phổ biến cách dùng thuốc Nam chữa cảm cúm khi mang thai (“Thuốc chữa cảm cúm khi mang thai “). Tôi đã áp dụng chữa cho các cháu trong nhà khi bị cảm và không cần dùng đến kháng sinh. Nay tôi muốn hỏi thêm: Trường hợp mùa hè phụ nữ có thai bị cảm nắng, có sử dụng thuốc Nam để chữa hay không?

Theo Đông y: Khi mang thai, âm huyết trong cơ thể người mẹ phải tập trung vào bào thai để nuôi thai nhi. Do đó, cơ thể người mẹ dễ lâm vào tình trạng “âm huyết bất túc” (âm huyết không đầy đủ). Mùa Hè “thử khí” chủ sự. “Thử” (nắng nóng) là đặc điểm khí hậu của mùa Hè, bình thường không gây bệnh, nhưng khi thử khí cang thịnh quá mức (nắng nóng quá độ), có thể gây nên bệnh, thì khi đó gọi là “thử tà”.

Phụ nữ mang thai âm huyết thường bất túc, âm dịch trong cơ thể không đủ sức đối kháng với “dương khí”, để duy trì trạng thái cân bằng âm dương. Dễ dẫn tới tình trạng âm dương thiên lệch, mất cân bằng nên dễ bị cảm nắng, thậm chí say nắng. Vì “thử là” là loại “dương tà”. Do đó, phụ nữ đang mang thai, trong ngày Hè, cần chú ý đặc biệt giữ gìn.

Phụ nữ mang thai, ra ngoài nắng, đột nhiên ngã ngất, mê man bất tỉnh, sốt cao, mặt trắng bệch hoặc xám ngắt, thở khò khè như suyễn, da nóng bỏng hoặc ẩm lạnh, … Đông y gọi đó là “nhẫm thân trúng thử”, có nghĩa là “phụ nữ mang thai bị say nắng”.

Kinh nghiệm thực tế của Đông y cho thấy: Cảm nắng, say nắng, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí động thai. Tuy nhiên, sau khi cảm nắng, say nắng được giải trừ, thì thai nguyên cũng sẽ tự yên. Do đó khi bị cảm nắng, say nắng, việc đầu tiên là cần tập trung chữa trị cảm nắng, say nắng, như đối với những người bình thường.

Thử tà dễ gây thương tổn âm dịch và nguyên khí. Cho nên chữa trị cần dùng những loại thuốc có tác dụng thanh thử và bổ ích nguyên khí.

Trường hợp thai phụ bị say nắng, bất tỉnh nhân sự, cũng cần tiến hành cấp cứu như người bình thường bị say nắng: Đưa ngay bệnh nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bớt quần áo, làm hô hấp nhân tạo hoặc dùng đầu ngón tay ấn mạnh vào huyệt “nhân trung” cho tỉnh lại, …

Sau khi đã qua giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân đã tỉnh lại, nhưng còn mệt mỏi, có thể chọn dùng 1 trong số 2 bài thuốc có tác dụng bổ âm ích khí sau:

– Bài thuốc 1: Sinh thạch cao (thạch cao sống) 15g, mạch môn (củ tóc tiên) 15g, thạch hộc 10g, sa sâm 15g, hà diệp (lá sen) 10g, đậu xanh cả vỏ 20-30g, cam thảo 5g; sắc uống trong ngày. Cũng có thể sắc các vị thuốc, chắt lấy nước, nấu với đậu xanh ăn.

– Bài thuốc 2: Nhân sâm 6g, mạch môn 15g, ngũ vị tử 10g, hoàng cầm 10g, sa nhân 6g, sơn dược (củ mài) 15g, cam thảo 6g; sắc uống trong ngày.

Phụ nữ mang thai say nắng, có thể có diễn biến phức tạp. Vì vậy, chỉ nên chữa trị tại cơ sở y tế. Thông tin ở trên chỉ có tính tham khảo.

Bài Thuốc Hay Chữa Chứng Cảm Nắng

Cảm nắng là bệnh thường gặp vào mùa hè. Người làm việc ngoài trời nhưng thiếu trang phục bảo hộ, người đi tàu xe trên chặng đường dài là đối tượng dễ mắc bệnh

Nắng nóng, khát nước, mồ hôi ra nhiều làm thiếu hụt tân dịch, rối loạn điện giải dẫn đến cảm nắng..

Bài 1: Hoàng kỳ 16g, bạch truật 14g, biển đậu 16g, hương nhu 14g, cẩu tích 16g, ngũ gia bì 16g, sâm bố chính 16g, sâm đại hành 16g, vỏ quế 8g, sinh khương 6g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 – 4 lần. Nếu bệnh nặng, cần thuốc ngay thì sắc thuốc sôi một lát là được, rót ra ít một cho người bệnh uống dần (vừa sắc thuốc vừa uống).

Bài 2: Nhân sâm 10g, củ đinh lăng 16g, cát căn 16g, bạch truật 16g, mẫu lệ 16g, sơn thù 16g, hoài sơn 16g, ngũ vị 12g, hoàng kỳ 16g, vỏ quế 8g, sinh khương 6g, tang diệp 16g, cam thảo 12g, cẩu tích 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 – 4 lần. Công dụng: hồi dương cố biểu, giải cảm nắng. Bệnh nhân đang trong tình trạng có biểu hư, tấu lý sơ hở, các lỗ chân lông đang mở ra. Trong bài nhân sâm hoàng kỳ bổ khí; quế – gừng bổ dương; cát căn, biển đậu, tang diệp cầm mồ hôi, ngăn lại không cho thoát dương.

Bài 3: Bạch truật 16g, bạch phục linh 12g, phòng sâm 16g, hoàng kỳ 16g, mẫu lệ 16g, sơn thù 16g, cẩu tích 12g, ngũ vị 12g, vỏ quế 6g, phụ tử 6g, biển đậu 16g, cam thảo 12g, sinh khương 6g, đại táo 10g, cát căn 10g, tang diệp 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Buồn nôn, vùng thượng vị đầy tức, bức bách gia: Bán hạ 8g, hậu phác 10g, ngưu tất 14g.

Hồi hộp, nhịp tim nhanh gia: Đan sâm 16g, tam thất 10g, củ đinh lăng 12g.

Đau, mỏi các khớp gia: Kê huyết đằng 16g, đỗ trọng 10g.

Ngoài ra, nên kết hợp một số món ăn để tăng cường dinh dưỡng và hỗ trợ trị bệnh:

Cháo gà, tiêu bắc, gừng: Gà giò 1 con, gạo tẻ 100g, tiêu bắc, sinh khương, hành hoa, mắm muối, chanh ớt vừa đủ. Gà làm sạch lông, bỏ nội tạng, gạo vo sạch. Cho gạo và gà vào nồi, đổ nước vừa đủ hầm thành cháo. Tiêu bắc rang chín tán bột. Khi cháo chín cho gia vị, gừng tươi, tiêu bắc, hành hoa, chanh ớt là được. Công dụng: cháo gà đại bổ, sinh khương, tiêu bắc là những dương dược tác dụng hồi dương, mạnh tỳ vị, cung cấp năng lượng cho cơ thể, liễm mồ hôi, cố biểu, điều hòa biểu lý.

Cháo biển đậu, hạt sen, mề gà: Biển đậu 20g, hạt sen 20g, mề gà 2 cái, gạo tẻ 80g, gia vị vừa đủ. Biển đậu, hạt sen ngâm vào nước nóng khoảng 2 giờ đồng hồ. Mề gà làm sạch, gạo tẻ đãi sạch. Cho tất cả vào nồi đổ nước vừa đủ nấu cho chín nhừ, gia vị là được. Trong bài biển đậu, hạt sen cố biểu, giải thử, tác dụng liễm, trợ dương. Mề gà bổ tỳ, bổ trung, bồi đắp nguyên khí. Trường hợp cảm nắng, nôn ói, thở nông, mệt lả, tim đập nhanh, chóng mặt… dùng món ngày rất tốt.

Theo SKĐS

Cùng Danh Mục:

Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả

Bệnh trĩ là một bệnh lý không phải khó điều trị nếu như phát hiện sớm các dấu hiệu, triệu chứng để có các phương pháp chữa trị kịp thời. Từ lâu theo đông y, phương pháp chữa trĩ có nguồn gốc từ thảo dược, thuốc nam đã được lựa chọn và mang lại hiệu quả. Một số bài thuốc nam sau đây sẽ giúp điều trị cho người mắc bệnh trĩ hiệu quả. Chữa bệnh trĩ bằng thuốc namtheo phương pháp điều trị bảo tồn

Phương pháp này được hiểu như là việc hấp thụ các dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, dần dần đưa vào cơ thể. Các loại thảo dược này dùng làm bài thuốc cũng dễ tìm và có sẵn trong tự nhiên. Trong trường hợp khi người bệnh trĩ đã có dấu hiệu như trĩ ra máu, xuất huyết trực tràng do búi trĩ, chảy máu khi đại tiện có thể áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam theo một số bài thuốc sau:

Trong đông y dùng thang chỉ huyết bằng cách rửa sạch các loại lá huyết dụ xanh tươi (40 gram), lá sống đời (20gram), lá cây cỏ mực tươi (20gram). Ba loại này sắc chung, người mắc bệnh trĩ uống ngày 2 lần trước khi ăn.

Dùng ngẫu tiết thang (dược liệu từ cây cỏ) bao gồm cỏ ngẫu tiết (20 gram), cỏ mực (20gram), cỏ bồ hoàng (16 gram), trắc bá diệp (16 gram). Sao đen các loại cỏ trên rồi sắc uống cho người mắc bệnh trước khi ăn hay lúc chảy máu khi đại tiện.

Ngoài ra có thể dùng lá sen tươi, lá ngải cứu, sinh địa hoàng, trắc bá tươi, tất cả khoảng 30-40 gram. Sau đó đem rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước hay sắc cho người mắc bệnh trĩ uống trước khi ăn khoảng 30 phút hay 1 giờ. Có thể dùng cho bệnh nhân có kèm các triệu chứng mãn tính như táo bón, kiết lỵ, viêm phế quản,…

Thảo dược bài thuốc quen thuộc trong dân gian dùng để chữa bệnh trĩ Chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam theo phương pháp điều trị không bảo tồn

Khi bệnh nhân mắc bệnh trĩ đi đại tiện ra máu có thể dùng vỏ quả ấu, cỏ mực, trắc bá diệp, hoa hoè, gương sen. Sắc chung với nước chia thành 2 lần cho bệnh nhân uống trước bữa ăn.

Vỏ củ ấu bài thuốc chữa trĩ đắc lực

Ngược lại với phương pháp trên, phương pháp này có thể được hiểu như là thay vì hấp thụ đưa các dược liệu vào cơ thể thì lại dùng bôi bên ngoài lên búi trĩ để tự biến mất. Bài thuốc sau đây cũng là cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam có thể dùng trong trường hợp bệnh nhân hay ra máu ở búi trĩ:

Ưu và nhược điểm của việc chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam

Dùng vỏ củ ấu sấy khô, đem đi đốt tồn tính, sau đó tán thành bột mịn, trộn hỗn hợp đều với dầu mè. Dùng thuốc để bôi hoặc đắp lên búi trĩ, ngày 3-4 lần. Dùng trong trường hợp trĩ hay ra máu.

Chữa trị bằng thuốc nam mất nhiều thời gian cho người bệnh

Ngoài ra có thể dùng hoa hòe, hoa kinh giới, lá trắc bá sao đen. Sau đó rửa sạch, phơi hay sấy khô rồi đem đi tán mịn thành bột, chia thành nhiều gói nhỏ để bảo quản. Dùng để bôi bên ngoài hay kết hợp pha uống với nước sôi ngày 2 lần.

Các bài thuốc nam có ưu điểm là dễ tìm, có thể áp dụng theo hai phương pháp. Các bài thuốc này có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, giúp cho bệnh không có biến chứng, ít đau,…

Điện thoại tư vấn: Miền Bắc: 024.2225.3233/ 0981.118.156 NHÀ SẢN XUẤT: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VESTA

Việc chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam có nhược điểm là bất tiện cho đối tượng như những người sống ở thành thị, xa nông thôn. Việc áp dụng các bài thuốc (đa số phải “sắc” uống) gây mất nhiều thời gian và hiệu quả chậm. Có khi các bài thuốc chữa trĩ bằng thuốc bôi ngoài lại không hợp vệ sinh do cách bảo quản không đảm bảo, gây viêm nhiễm cho người bệnh. Bên cạnh đó thời gian điều trị lại kéo dài gây bất tiện trong sinh hoạt cho người mắc bệnh trĩ.

Hiện nay trên thị trường có Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống MOTAPHAN đang được đông đảo mọi người sử dụng nhằm giúp nhuận tràng, hỗ trợ làm giảm táo bón, hỗ trợ bảo vệ và tăng sức bền tĩnh mạch. Đặc biệt MOTAPHAN hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ và cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ (chảy máu, đau rát, ngứa, sa búi trĩ). Sản phẩm cũng giúp phòng ngừa tái phát trĩ sau phẫu thuật.

Địa chỉ: Mỹ Giang, Tam Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chữa Say Nắng Bằng Uống Trà Thuốc trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!