Xu Hướng 3/2023 # Các Nhóm Thuốc Đầu Tay Điều Trị Tăng Huyết Áp Cần Nắm Vững # Top 12 View | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Các Nhóm Thuốc Đầu Tay Điều Trị Tăng Huyết Áp Cần Nắm Vững # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Các Nhóm Thuốc Đầu Tay Điều Trị Tăng Huyết Áp Cần Nắm Vững được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

” Bệnh tăng huyết áp là gì, những đối tượng nào dễ mắc bệnh tăng huyết áp?

Nhóm thuốc lợi tiểu thiazid thường được sử dụng kết hợp

Lợi tiểu thiazide đã được chứng minh có tác dụng là làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và tỉ lệ tử vong. Là loại thuốc được lựa chọn hàng đầu để phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác. Bên cạnh tác dụng chính là hạ áp thì nhóm thuốc lợi tiểu thiazid này cũng có những tác dụng phụ cần phải quan tâm khác đó là hay gặp tình trạng giảm kali máu vì chúng đào thải kali, giảm natri máu hiếm khi nghiêm trọng, tăng acid uric máu, tăng cholesterol, triglyceride, kháng insulin hay không dung nạp glucose đều có thể xảy ra.

Nhóm thuốc ức chế men chuyển thường sử dụng cho bệnh nhân rối loạn chuyển hóa

Nhóm thuốc ức chế men chuyển có một số tác dụng phụ do thuốc có khả năng hạ huyết áp nên cũng có thể làm huyết áp hạ quá thấp, gây ra những triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, choáng váng; nhưng những triệu chứng cũng này rất ít gặp, đặc biệt là khi ta dùng thuốc ức chế men chuyển khởi đầu với liều thấp. Tác dụng phụ hay gặp nhất khi sử dụng thuốc ức chế men chuyển là gây ho khan, vì vây khi có triệu chứng ho khan gây khó chịu, người bệnh nên thông báo với bác sĩ điều trị để có giải pháp thích hợp. Thuốc cũng có thể gây tình trạng quái thai, do đó phụ nữ có thai không nên sử dùng. Phụ nữ cho con bú cũng không nên sử dụng loại thuốc này.

Một số thuốc của nhóm này đó là: enalaprin, captopril, perindoprin (coversyl)…

Nhóm thuốc chẹn bêta giao cảm thường dùng cho bệnh nhân có bệnh tim mạch kèm theo

Tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này là suy nhược và mỏi cơ, tim đập chậm, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, lạnh chi, liệt dương, làm tăng LDL-cholesteron và triglycerid. Hơn nữa, thuốc còn làm che giấu các dấu hiệu của hạ đường huyết. Ngoài ra, việc ngưng đột ngột sử dụng nhóm thuốc này có thể dẫn đến hội chứng cai thuốc.

Thuốc chẹn kênh calci thường được chỉ định rộng rãi

Thuốc hạ huyết áp nhóm chẹn kênh calci vẫn là một trong những nhóm thuốc hạ áp được dùng phổ biến nhất với những ưu điểm của nó. Thuốc được chỉ định rộng rãi, ít có chống chỉ định, đặc biệt không có những tác dụng không mong muốn nguy hiểm đến tính mạng, do vậy đây là nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp an toàn (nhóm DHP). Các loại thuốc thuộc nhóm này có thể làm giảm 10-20% chỉ số huyết áp, mang lại hiệu quả tương đương với các nhóm thuốc hạ áp khác. Một số thuốc trong nhóm này hay sử dụng đó là nifedipin, amlodipine, verapamil, ditiazem…

Hiện nay có rất nhiều các nhóm thuốc điều trị cao huyết áp được tìm ra và áp dụng sử dụng, tuy nhiên mỗi loại thuốc khác nhau đều có những tác dụng phụ riêng. Việc sử dụng từng loại thuốc hay kết hợp các nhóm thuốc với nhau phải phụ thuộc vào từng thể trạng, giai đoạn của bệnh nhân và phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Ðối với người bệnh bị huyết áp cao, phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị sử dụng thuốc hạ áp cũng như những lời khuyên của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý bỏ uống thuốc sau một thời gian vì thấy huyết áp của bản thân đã trở lại bình thường. Nếu cảm thấy khó chịu do những tác dụng phụ của thuốc mang lại thì cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được thay đổi thuốc điều trị, tuyệt đối không tự ý dừng uống thuốc vì điều đó có thể sẽ mang lại những nguy hiểm khôn lường cho người bệnh.

5 Nhóm Thuốc Hạ Huyết Áp, Điều Trị Tăng Huyết Áp Thường Dùng

Có hàng chục loại thuốc tây điều trị tăng huyết áp đang được lưu hành tại Việt Nam. Chất lượng, Giá cả của các nhóm thuốc hạ huyết áp này cũng rất khác biệt. Tuy nhiên, quy tụ lại, chỉ có 5 nhóm chính thường dùng được các bác sĩ sử dụng phổ biến nhất. Cụ thể là gì. Mời bạn tham khảo bài viết cẩm nang sau đây…

▬ Huyết áp hay tăng cao lúc sáng sớm, mới ngủ dậy. Giải Pháp điều trị [Không Thuốc Tây] ” ” XEM CHI TIẾT

Chào Quý vị,

Đây là bài viết đào sâu về các loại thuốc tây hạ huyết áp thường dùng. Như Bạn cũng biết, thuốc tây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị bệnh tăng huyết áp. Chính vì lẽ đó, bản thân người bệnh phải am hiểu ít nhiều, trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất, nếu quyết định gắn bó với thuốc tây trong một thời gian dài.

Nhóm 1. Thuốc lợi tiểu (Nhóm giữ kali, Nhóm thiazid, Nhóm lợi tiểu quai và Lợi tiểu thẩm thấu)

Đúng như tên gọi, cơ chế chính của nhóm thuốc lợi tiểu là tác dụng kích thích, tạo cho bệnh nhân cảm giác muốn đi tiểu nhiều hơn bình thường. Mục đích là loại bỏ lượng muối dư thừa và giảm bớt lượng nước tích tụ khỏi các mô và máu của cơ thể.

Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những tên thuốc quen thuộc như Furosemide, Hydrochlorothiazide, Indapamide, Amiloride, Triamterene, Spironolactone, v.v

Tại Hoa Kỳ, JNC 8 khuyến cáo Nhóm thuốc lợi tiểu dạng Thiazid (Hydrochlorothiazide, Methylclothiazide, v.v) là một trong những nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp nên được sử dụng đầu tiên, ngay khi phát hiện bệnh. Hoặc đơn trị liệu hoặc kết hợp với thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển, hoặc thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II.

Do đó, Nhóm thuốc Thiazide thường được khuyến cáo sử dụng ở những bệnh nhân trên 65 tuổi. Vì ở độ tuổi này, bệnh tăng huyết áp tâm thu có nguy cơ gây tử vong cao hơn bệnh tiểu đường.

Nếu thuốc Thiazide gây mất kali, hạ, giảm kali huyết, giải pháp thay thế là sử dụng thuốc lợi tiểu giữ kali (tiết kiệm kali), thuốc lợi tiểu quai hoặc thuốc lợi tiểu thẩm thấu, kháng aldosteron.

Video sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Nhóm thuốc lợi tiểu này, có độ dài khoảng 1 phút:

Nhóm 2. Thuốc chẹn kênh canxi

Cơ chế tác dụng chính của nhóm thuốc điều trị cao huyết áp loại này là ngăn chặn sự xâm nhập của canxi vào các tế bào cơ trong thành động mạch.

Có một số tên thuốc bệnh nhân thường uống như Amlodipine, Felodipine, Nicardipine, Nifedipine, Nimodipine, v.v

JNC 8 khuyến cáo Thuốc chẹn kênh canxi là liệu pháp điều trị ưu tiên. Dùng dạng đơn trị liệu hoặc kết hợp với thuốc lợi tiểu thiazide, thuốc ức chế men chuyển, hoặc thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II cho mọi bệnh nhân bất kể tuổi tác hay chủng tộc.

Vì đây là nhóm thuốc cố tình can thiệp vào chức năng điều hòa huyết áp (chặn kênh canxi). Nên xét về ngắn hạn, sẽ là hữu ích để hạ huyết áp tạm thời. Nhưng về dài hạn, sẽ phần nào làm rối loạn cơ chế tự điều hòa huyết áp tự nhiên trong cơ thể.

Đây là nhóm thuốc có thể khiến bệnh nhân phải phụ thuộc cả đời !

Nhóm 3. Thuốc ức chế men chuyển (Enzyme Angiotensin)

Cơ chế nổi trội của nhóm thuốc này là ức chế hoạt động của enzyme chuyển đổi angiotensin (ACE), một loại enzyme chịu trách nhiệm chuyển đổi angiotensin I thành angiotensin II – một chất gây co mạch mạnh.

Có một số tên thuốc khá phổ biến có thể kể đến như Captopril, Enalapril, Lisinopril, Perindopril, Fosinopril, v.v

Tất cả các nhóm thuốc tây điều trị cao huyết áp hiện nay đều được đào thải qua thận. Dùng lâu và liên tục sẽ gây suy giảm chức năng thận. Thử nghiệm AASK cho thấy rằng Nhóm thuốc ức chế angiotensin sẽ làm chậm sự suy giảm chức năng thận hơn so với Thuốc chẹn kênh canxi và Thuốc chẹn beta.

Như vậy, thuốc ức chế men chuyển thường được ưu tiên lựa chọn điều trị cho bệnh nhân bị bệnh thận mãn tính, có hoặc không kèm theo bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không bị suy thận, thì không nên sử dụng Nhóm thuốc này ngay từ đầu, vì hiệu quả hạ huyết áp không bằng Thuốc lợi tiểu & Thuốc chẹn kênh canxi.

Video sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Nhóm thuốc ức chế men chuyển này, có độ dài khoảng 1 phút:

Nhóm 4. Thuốc đối kháng, chẹn thụ thể angiotensin II

Nhóm thuốc này hạ huyết áp bằng cách ức chế, chống lại sự kích hoạt của các thụ thể angiotensin 2.

Sở dĩ bác sĩ sử dụng nhóm thuốc này là để thay thế nhóm thuốc ức chế men chuyển. Vì khi bệnh nhân uống thuốc ức chế men chuyển, tác dụng phụ thường gặp là ho khan rất khó chịu. Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II giúp khắc phục nhược điểm này.

Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Nhóm 5. Thuốc chẹn kênh beta giao cảm (có chọn lọc, không chọn lọc)

Cơ chế của nhóm thuốc hạ huyết áp dòng này hoạt động bằng cách ngăn chặn tác dụng của hormon epinephrine, còn được gọi là adrenaline. Khi bạn uống thuốc chẹn beta giao cảm, tim sẽ đập chậm hơn và ít lực hơn, từ đó làm giảm huyết áp. Thuốc chẹn kênh beta cũng giúp các mạch máu giãn nở để cải thiện lưu lượng máu.

Tên một số loại thuốc chẹn thụ thể beta có thể kể đến như Bisoprolol, Nebivolol, Atenolol, Metoprolol, Nadolol, v.v

Nhóm thuốc chẹn beta giao cảm thường không được kê toa cho đến khi các loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn kênh canxi, hoặc thuốc ức chế men chuyển hạ huyết áp không hiệu quả.

Thuốc chẹn beta blocker (chọn lọc, không chọn lọc) thường không được sử dụng ở những người bị hen suyễn, vì lo ngại thuốc có thể gây ra cơn hen suyễn nặng. Thuốc chẹn beta cũng có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol và chất béo trung tính, làm tăng triglyceride và giảm một lượng nhỏ lipoprotein mật độ cao, cholesterol “tốt”.

Khi đã uống loại thuốc này, người bệnh sẽ bị phụ thuộc hoàn toàn & chức năng tim sẽ ngày càng suy giảm. Người bệnh không nên đột ngột ngưng dùng thuốc chẹn beta, vì làm như vậy có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc các vấn đề về tim khác.

“” Xem Tiếp: Huyết áp cao 150/95 – 169/109 mmHg – Hướng dẫn điều trị Nhanh, Hiệu Quả

“” Xem Tiếp: Huyết áp cao Trên 170/110 mmHg – Hướng dẫn điều trị Nhanh, Hiệu Quả

6 Nhóm Thuốc Điều Trị Cao Huyết Áp

6 nhóm thuốc điều trị bệnh cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp vô cùng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời hoặc không hiểu về thuốc điều trị bệnh. Cụ thể biến chứng của bệnh như là:

– Suy tim : mệt mỏi, khó thở, phù chân hoặc sưng mắt cá, nhói tim

– Nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim

– Lâu ngày dẫn đến hư thận vì cao huyết áp làm hư màn lọc của tế bào thận

Tìm hiểu thêm : bệnh cao huyết áp nên ăn uống gì

Phổ biến hiện nay là 6 nhóm thuốc thường dùng để điều trị tăng huyết áp

Nhóm thuốc lợi tiểu, nhóm thuốc lợi beta, nhóm thuốc ức chế men chuyển… dùng để điều trị tăng huyết áp.

Nhóm thuốc này gồm có hydroclorothiazid, indapamid, furosemid, sprironolacton, amilorid, triamterene… Theo cơ chế của thuốc là làm giảm sự ứ nước trong cơ thể. Có nghĩa là giúp làm giảm sức cản của mạch ngoại vi đưa đến làm hạ huyết áp. Có thể dùng thuốc đơn độc khi bị cao huyết áp nhẹ, hoặc dùng phối hợp với thuốc khác khi bệnh cao huyết áp nặng thêm.

Điều trị cao huyết áp bằng thuốc lợi tiểu

Bên cạnh nhóm thuốc lợi tiểu thì còn có nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương. Nhóm thuốc này gồm có reserpin, methyldopa, clonidin… Đồng thời cơ chế của thuốc là hoạt hóa một số tế bào thần kinh gây hạ huyết áp. Tuy nhiên, hiện nay ít dùng nhóm thuốc này do tác dụng phụ của thuốc gây trầm cảm. Nhất là khi ngừng thuốc đột ngột sẽ làm tăng vọt huyết áp.

Những loại thuốc như: propranolol, pindolol, nadolol, timolol, metoprolol, atenolol… đều thuộc nhóm thuốc chẹn beta. Hầu hết cơ chế của thuốc này là ức chế thụ thể beta-giao cảm ở tim, mạch ngoại vi. Từ đó, làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp. Thường dùng thuốc này cho bệnh nhân có kèm đau thắt ngực hoặc nhức nửa đầu. Đặc biệt, chống chỉ định đối với người có kèm hen suyễn, suy tim, nhịp tim chậm.

Thuốc chẹn beta điều trị cao huyết áp hiệu quả

Nhóm thuốc này gồm có nifedipin, nicardipin, amlodipin, felidipin, isradipin, verapamil, diltiazem… Thuốc có cơ chế là chặn dòng ion canxi không cho đi vào tế bào cơ trơn của các mạch máu. Từ đó gây giãn mạch và có khả năng làm hạ huyết áp. Nhóm thuốc này dùng tốt cho bệnh nhân có kèm đau thắt ngực, hiệu quả đối với bệnh nhân cao tuổi. Đặc biệt không ảnh hưởng đến chuyển hóa đường, mỡ trong cơ thể.

Gồm có captopril, enalapril, benazepril, lisinopril…, việc ức chế một enzyme có tên là men chuyển angiotensin (angiotensin converting enzyme, viết tắt ACE) chính là cơ chế của nhóm thuốc này. Bên cạnh đó nhờ men chuyển angiotensic xúc tác mà chất sinh học angiotensin I biến thành angiotensin II. Đồng thời chính chất sau này gây co thắt mạch làm tăng huyết áp (THA).

Trường hợp nếu men chuyển ACE bị thuốc ức chế tức làm cho không hoạt động được sẽ không sinh ra angiotensin II. Điều này cho thấy hiện tượng giãn mạch và làm hạ huyết áp. Đây là thuốc được chọn khi người bị kèm hen suyễn (chống chỉ định với chẹn beta), đái tháo đường (lợi tiểu, chẹn beta). Ngoài ra chúng có tác dụng phụ: làm tăng kali huyết và gây ho khan.

Có thể nói thuốc losartan là loại thuốc đầu tiên được dùng, sau đó là các thuốc irbesartan, candesartan, valsartan. Tất cả các thuốc trong nhóm này có tác dụng hạ huyết áp. Đồng thời đưa huyết áp về trị số bình thường tương đương với các thuốc nhóm đối kháng calci, chẹn beta, ức chế men chuyển. Nhóm thuốc này sẽ có tác dụng hạ huyết áp tốt hơn nếu phối hợp với thuốc lợi tiểu thiazid.

Ưu điểm của thuốc nhóm này là do không trực tiếp ức chế men chuyển. Điều này giúp bệnh nhân gần như không gây ho khan như nhóm ức chế men chuyển hay không gây phù như thuốc đối kháng canxi. Bên cạnh đó nó cũng có tác dụng phụ như gây chóng mặt, hoặc rất hiếm là gây tiêu chảy. Thuốc này chống chỉ định không dùng cho phụ nữ có thai hoặc người bị dị ứng với thuốc.

Thuốc Điều Trị Tăng Huyết Áp Coversyl

11:17 – 25/09/2018

Trừ trường hợp huyết áp cao kịch phát cần phải xử trí cấp cứu, Tổ chức Y tế thế giới và Hội Tăng huyết áp thế giới khuyến cáo: Nếu huyết áp tâm thu từ 140 – 180 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 90 – 110 mmHg được xác định qua nhiều lần đo thì cần bắt đầu điều chỉnh lối sống phù hợp, kể cả can thiệp vào các yếu tố nguy cơ như chế độ ăn giảm cân, bỏ thuốc lá, rượu, điều trị bệnh đái tháo đường,… Nếu buộc phải dùng thuốc để điều trị, cần hiểu về đặc tính của thuốc để sử dụng cho đúng nguyên tắc, đặc biệt là đối với bệnh nhân có các bệnh lý khác kèm theo.

Ưu và nhược điểm của thuốc điều trị tăng huyết áp coversyl

Thuốc điều trị tăng huyết áp coversyl giúp kiểm soát huyết áp bằng cách giãn các mạch máu. Hiện nay, chuyên gia sẽ chỉ dẫn sử dụng thuốc đơn lẻ hoặc kết hợp với những thuốc khác làm giảm huyết áp.

Ưu và nhược điểm của thuốc điều trị tăng huyết áp coversyl

Hoạt chất perindopril trong thuốc coversyl có thể ức chế quá trình chuyển hóa angiotensine I thành angiotensine II (chất gây co mạch máu mạnh, làm tăng huyết áp). Thuốc cũng làm giảm bài tiết aldosterone – hormone do vỏ thượng thận tiết ra có tác dụng giữ muối, nước gây tăng huyết áp. Perindopril có hiệu lực ở mọi giai đoạn của cao huyết áp từ nhẹ, vừa và nặng, có thể làm giảm huyết áp tâm thu cũng như như tâm trương ở cả tư thế nằm, tư thế đứng. Tác động hạ huyết áp tối đa từ 4 đến 6 giờ sau khi dùng liều duy nhất và duy trì ít nhất trong 24 giờ.

Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc coversyl như:

– Ho khan, ho dai dẳng

– Chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ, mệt mỏi bất thường

– Mất vị giác, cảm thấy có vị kim loại trong miệng

– Rối loạn cương dương ở nam giới

– Phù mạch: Nếu bạn bị sưng mặt, lưỡi hoặc cổ họng, hãy ngưng dùng coversyl và tìm kiếm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức

– Thay đổi công thức máu: Coversyl có thể làm giảm số lượng bạch cầu trung tính (giúp chống nhiễm trùng), hồng cầu mang oxy, tiểu cầu (giúp đông máu, ngăn ngừa chảy máu).

Bí quyết kiểm soát huyết áp đơn giản nhờ sản phẩm thảo dược an toàn

Nếu như thuốc tây có tác dụng hạ huyết áp nhanh nhưng để lại tác dụng phụ thì hiện nay, xu hướng sử dụng các thảo dược thiên nhiên giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả lại được giới chuyên gia đánh giá cao và nhiều người tin dùng. Những nghiên cứu trên thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam đã chứng minh, cần tây – một loại rau mọc ở khắp nơi trên đất nước ta có những tác dụng tốt với người bị tăng huyết áp. Để tăng cường tác dụng của cần tây cũng như mang lại hiệu quả toàn diện trong kiểm soát huyết áp, các nhà khoa học Việt Nam đã dùng vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp với các thảo dược quý khác như: Hoàng bá, tỏi, dâu tằm, nattokinase, magiê citrate,… và bào chế theo dây chuyền công nghệ hiện đại dưới dạng viên nén tiện dùng mang tên Định Áp Vương .

Định Áp Vương – Giải pháp giúp ổn định huyết áp an toàn, hiệu quả

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương có thành phần chính là cao cần tây , kết hợp với cao tỏi, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, magiê citrate, nattokinase, kali clorua có tác dụng lợi tiểu, giúp giãn mạch, giảm lưu lượng tuần hoàn máu, vừa giúp trấn tĩnh, an thần kinh, tất cả các tác dụng này đều góp phần làm giảm sức cản ngoại vi dẫn đến hạ áp. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp giảm cholesterol máu, giảm lipid máu nên giúp làm thông thoáng lòng mạch, vừa giúp hạ huyết áp lại giúp tăng chuyển hóa lipid tạo thành năng lượng cho cơ thể hoạt động, nhờ đó, tăng cường sức khỏe toàn trạng cho cơ thể. Với thành phần từ thiên nhiên nên Định Áp Vương an toàn khi sử dụng lâu dài.

CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP THÀNH CÔNG CỦA CỤ ÔNG 70 TUỔI

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh tăng huyết áp và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006105 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0902.207.739

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Nhóm Thuốc Đầu Tay Điều Trị Tăng Huyết Áp Cần Nắm Vững trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!