Bạn đang xem bài viết Các Loại Thuốc Điều Trị Viêm Mũi Dị Ứng Mà Bác Sĩ Nào Cũng Kê Đơn được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thứ Hai, 04-06-2023
Sử dụng thuốc là cách điều trị viêm mũi dị ứng được nhiều bác sĩ chỉ định nhất. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng các thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, bệnh nhân cần lưu ý một số yếu tố để giúp việc điều trị bệnh đạt hiệu quả tối ưu nhất, tránh những ảnh hưởng không mong muốn trong quá trình sử dụng.
Các loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứngThuốc dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng hiện nay có 2 nhóm thuốc chính thường được các bác sĩ kê đơn là các loại thuốc uống và các loại thuốc dùng tại chỗ bằng cách nhỏ hoặc phun xịt. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định các nhóm thuốc khác nhau.
Thuốc chữa bệnh viêm mũi dị ứng dùng uống1.Nhóm thuốc corticosteroid (gọi tắt là corticoid)
Nhóm thuốc này thường dùng cho những trường hợp bị viêm mũi nặng và mạn tính. Thông thường khi chỉ định dùng thuốc này, bác sĩ sẽ ưu tiên chọn liều thấp nhất. Thời gian sử dụng các nhóm thuốc corticoid thường ngắn.
Sau mỗi đợt sử dụng bác sĩ có thể chỉ định tái khám bởi những loại thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ cho thận, tăng nguy cơ loãng xương, cần được theo dõi kỹ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng không được tự ý dùng các thuốc corticosteroid mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
2.Nhóm thuốc cường giao cảm gây co mạch
Các nhóm thuốc cường giao cảm gây co mạch thường được các bác sĩ chỉ định bao gồm các dược liệu như:
Phendrin.
Pseudocphedrin.
Phenylpro – panolamin.
Sử dụng các nhóm thuốc cường giao cảm có thể giúp bệnh nhân thông mũi, cải thiện tình trạng phù nề. Thuốc cũng có ứng dụng trong điều trị nghẹt mũi. Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các thuốc cường giao cảm gây co mạch kèm với các thuốc kháng histamin.
Ngoài những tác dụng trên, thuốc cường giao cảm gây co mạch có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như run tay, tăng huyết áp, hồi hộp,… Do đó người sử dụng cần theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tùy tiện sử dụng.
3.Nhóm thuốc kháng histamin
Nhóm thuốc kháng histamin thông thường giúp giảm các triệu chứng điển hình ở người bị viêm mũi dị ứng như nhảy mũi, sổ mũi, chảy mũi, ngứa mắt, ngứa mũi. Tuy nhiên các nhóm thuốc kháng histamin không có tác dụng đối với những trường hợp nghẹt mũi.
Các nhóm thuốc kháng histamin gọi đầy đủ là thuốc kháng histamin ở thụ thể H1. Nhóm thuốc này có thể đùng đơn thuần hoặc dùng kèm với một số thuốc điều trị khác. Có 2 thế hệ thuốc kháng histamin:
Thuốc kháng histamin thế hệ 1 gồm: clorpheniramin, promethazin, diphenhydramin. Đây là nhóm thuốc thông dụng và được chỉ định nhiều. Tuy nhiên nhóm thuốc nàycó thể gây buồn ngủ và một số tác dụng phụ về tiêu hóa như táo bón, khô miệng, khó tiểu,…
Thuốc kháng histamin thế hệ 2 gồm: fexofenilin, cetirizin, loratidin, acrivastin, terfenadin, astemizol. Nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 2 không gây buồn ngủ, thời gian tác dụng lâu hơn. Tuy nhiên nhóm thuốc này khá đắt tiền. Về tác dụng phụ, một số thuốc kháng histamin như terfenadin, astemizol có thể gây rối loạn nhịp tim nên ít được dùng hơn các loại thuốc còn lại trong nhóm.
4.Nhóm thuốc kháng sinh
Các nhóm thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong những trường hợp bệnh nhân viêm mũi dị ứng có nhiễm khuẩn. Sau khi dùng các thuốc kháng sinh để tiêu diệt các vi khuẩn, bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng thêm các loại thuốc điều trị khác để cải thiện sức khỏe.
Thuốc chữa bệnh viêm mũi dị ứng dùng tại chỗBên cạnh các loại thuốc uống, các loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng dùng tại chỗ bằng cách phun, xịt vào mũi cũng thường được bác sĩ chỉ định để làm sạch vùng mũi. Những loại thuốc này gồm có:
1.Thuốc co mạch nhỏ mũi
Một số dược chất phổ biến của các thuốc co mạch mũi như:
Những loại thuốc thông mũi này thường chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn khoảng 7 ngày. Sử dụng các loại thuốc này kéo dài có thể gây ra nhờn thuốc, phải tăng liều trong lần điều trị sau, do đó cần điều trị theo đúng liều dùng và thời gian sử dụng được bác sĩ chỉ định.
2.Thuốc corticoid xịt mũi
Corticoid dùng xịt mũi thường chứa dược chất Fluticason (Beconnase) có tác dụng chính trong việc phòng ngừa các cơn dị ứng trên niêm mạc mũi – xoang mạn tính. Ngoài ra các thuốc corticoid xịt mũi cũng được chỉ định trong phòng ngừa các cơn dị ứng. Liều lượng xịt thường theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không lạm dụng corticoid xịt mũi quá nhiều vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc điều trị.
3.Dung dịch NaCl 0,9%
Về cơ bản dung dịch NaCl không phải là thuốc điều trị. Tuy nhiên dung dịch này thường được bác sĩ chỉ định sử dụng vì có tác dụng rửa mũi, giảm sổ mũi, thông thở, làm sạch dịch nhầy đáng kể. Nồng độ của dung dịch nằm trong ngưỡng an toàn, ít kích ứng niêm mạc nên có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn. Một số loại dung dịch khác có tác dụng tương tự NaCl 0,9% cũng có thể được chỉ định để vệ sinh vùng mũi.
Lưu ý khi điều trị viêm mũi dị ứng
Bên cạnh việc điều trị viêm mũi dị ứng, bệnh nhân cũng cần loại trừ các dị ứng nguyên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thường gặp trong cuộc sống để bệnh sớm lành và tránh được nguy cơ tái phát bệnh viêm mũi dị ứng.
Người có tiền sử viêm mũi dị ứng nên chú ý phòng ngừa các phản ứng viêm mũi dị ứng trước khi phản ứng viêm mũi dị ứng xảy ra. Đặc biệt là trong mùa lạnh, thời tiết thay đổi, những môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm.
Tránh lạm dụng tùy tiện các loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng vì lạm dụng kéo dài sẽ khiến cơ thể nhờn thuốc, khó điều trị sau này.
Thuốc Kháng Sinh Chữa Viêm Xoang Bác Sĩ Nào Cũng Kê Đơn
Viêm xoang uống kháng sinh gì? Thuốc kháng sinh chữa viêm xoang là một trong những giải pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Tuy nhiên, người bệnh nên tuân thủ đúng theo yêu cầu về liều lượng, thời gian sử dụng thuốc, tránh tự ý mua và dùng thuốc khiến bệnh trở nên nghiêm trọng.
Thuốc kháng sinh chữa viêm xoangViệc điều trị bệnh viêm xoang còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, thời gian mắc bệnh và mức độ bệnh lý nặng hay nhẹ. Có khoảng 70% người bệnh viêm xoang cấp do vi rút hoặc do dị ứng thời tiết có thể tự hồi phục bệnh mà không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển sang mức độ nặng và các triệu chứng của bệnh khiến người bệnh cảm thấy khó chịu quá mức, khi đó, bác sĩ sẽ xây dựng kháng sinh đồ viêm xoang để giúp người bệnh giảm thiểu các triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra. Các nhóm kháng sinh điều trị viêm xoang thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng, đó là:
Trong điều trị bệnh viêm xoang, thuốc kháng sinh trị viêm xoang theo đường uống là thuốc thông dụng nhất thường được bác sĩ kê đơn cho người bệnh sử dụng. Kháng sinh dùng trong viêm xoang theo đường uống được chia làm hai loại chính đó là kháng sinh chữa viêm xoang cấp tính và kháng sinh chữa viêm xoang mãn tính.
♦ Đối với trường hợp điều trị viêm xoang cấp tính và chưa có biến chứng
Các loại thuốc kháng sinh như Amoxillin-clavulanate, Amoxillin thuộc nhóm kháng sinh Penicillin. Thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm xoang do nhiễm khuẩn thông thường và có giá thành tương đối rẻ. Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Các loại thuốc này thường được bác sĩ chỉ định dùng điều trị viêm xoang cho những bệnh nhân không có phản ứng dị ứng với penixillin. Tác dụng phụ của thuốc Amoxillin và Amoxillin-clavulanate thường gây phát ban, sưng họng và khó chịu ở dạ dày. Do đó, bệnh nhân cần phải tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ.
Đối với đối tượng bệnh dị ứng với Penicillin, bác sĩ có thể sử dụng các loại kháng sinh có chứa sulfur như TMP/SMX (chẳng hạn cotrim, bactrim hoặc septra) hoặc trimethoprim/sulfamethoxazole . Tuy nhiên, các loại thuốc này không được dùng cho bệnh nhân bị dị ứng với sulfur. Bên cạnh đó, những người điều trị bệnh viêm xoang cấp vài lần hoặc bệnh nhân viêm xoang mãn tính có thể kháng lại thuốc kháng sinh TMP/SMX hay amoxicillin. Lúc này, các loại thuốc thuộc nhóm Penicillin sẽ được thay thế bằng thuốc thuộc nhóm thuốc Cephalosporine và thuốc Penicillin tổng hợp, giúp tiêu diệt các vi khuẩn kháng thuốc gây viêm xoang.
⇒ Cảnh báo rủi ro: Việc dùng quá mức các loại kháng sinh phổ rộng này có thể dẫn đến hậu quả vi khuẩn tăng sức đề kháng kháng lại các loại kháng sinh có hiệu lực nhất đang được dùng để điều trị bệnh hiện nay. Chính vì vậy, các loại kháng sinh dùng để chữa viêm xoang như amoxicillin chỉ nên dùng trong khoảng thời gian nhất định từ 14 đến 21 ngày. Và một trong những nguyên tắc dùng kháng sinh cơ bản, người bệnh cần nhớ đó là dùng kháng sinh điều trị bệnh cho đến khi các triệu chứng bệnh biến mất và vẫn tiếp tục dùng 1 tuần sau đó.
Thông thường, theo các bác sĩ chuyên khoa, việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm xoang ở trường hợp mãn tính thường không mang lại tác dụng điều trị bệnh cao như ở viêm xoang cấp tính. Tuy nhiên, một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn sau đây có thể giúp người bệnh giảm cảm giác đau nhức, khó chịu. Cụ thể thuốc kháng sinh chữa viêm xoang clarithromycin, Erythromycin và roxithromycin sẽ được kê đơn điều trị bệnh kéo dài 3 tháng, giúp cải thiện các triệu chứng chảy nước mũi, tắc mũi. Ngoài ra, các thuốc kháng sinh này còn giúp làm giảm sự hình thành biofilm – đây được xem là lớp màn hình thành bao bọc bên ngoài vi khuẩn gram âm như Pseudomonas, bảo vệ chúng khỏi tác động của kháng sinh.
2/ Dùng thuốc kháng sinh tại chỗDùng kháng sinh tại chỗ chữa viêm xoang mũi bằng cách dùng kháng sinh bơm trực tiếp vào mũi xoang. Khi đó, kháng sinh sẽ được đưa đến ổ nhiễm khuẩn một cách nhanh chóng với độ đậm cao hơn so với các con đường khác. Sử dụng nhóm thuốc kháng sinh chữa viêm xoang này thường có ưu điểm là không có sự tham gia của cơ chế thẩm thấu và kháng sinh đến ổ xoang trực tiếp nên hạn chế tình trạng quen nhờn thuốc trên cơ thể. Tuy nhiên, sự ưu việt nhất của phương pháp này chưa được chứng minh trên vi mô. Do đó, bệnh nhân cũng nên thận trọng trong quá trình sử dụng.
Thông thường, các nhóm kháng sinh tại chỗ chữa viêm xoang thường là nhóm thuốc nhỏ mũi được chỉ định điều trị bệnh ở những trường hợp như viêm xoang do nấm, vi khuẩn hoặc do dị ứng bội nhiễm hay xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như chảy nước mũi vàng xanh. Các loại thuốc nhỏ mũi ít khi pha chế là kháng sinh đơn thuần, cho nên cần phải phối hợp thêm với một số thuốc chống viêm, giảm sung huyết, giảm phù nề mới mang lại hiệu quả điều trị cao.
3/ Thuốc kháng sinh chữa viêm xoang theo đường tiêm Khuyến cáo khi dùng thuốc kháng sinh chữa viêm xoang
Thông thường, liều lượng dùng thuốc kháng sinh mỗi ngày là 2 – 3 lần. Cho nên, bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc quá liều có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thuốc kháng sinh chỉ được áp dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra chứ không dùng trong trường hợp điều trị bệnh do nấm hoặc vi rút gây ra.
Tùy theo từng trường hợp bệnh mà thuốc kháng sinh sẽ được bác sĩ quy định uống sau hoặc trước bữa ăn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh nên tránh xa các loại thức uống có chứa cồn và thực phẩm cay nóng.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị viêm xoang bằng thuốc kháng sinh, bệnh nhân nên chú ý uống nhiều nước và thực hiện các biện pháp phòng bệnh như giữ ấm vùng mũi, tránh tiếp xúc với bụi đường, hóa chất độc hại. Bởi đây đều là các tác nhân khiến bệnh thêm trầm trọng.
Không thể phủ nhận vai trò của thuốc kháng sinh chữa viêm xoang nhưng người bệnh cũng nên cẩn thận trước khi dùng. Cách duy nhất để đảm bảo sức khỏe và rút ngắn thời gian điều trị bệnh, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn.
BTV: Hạ Thiên
Xin Đơn Kê Chữa Viêm Họng Của Bác Sĩ
– Bệnh nhân bị viêm họng có các biểu hiện như ho kéo dài, đau rát họng, khó nuốt, đau đầu, sốt,…
– Viêm họng do vi khuẩn, nhất là nhiễm liên cầu khuẩn (Streptococcus), tán huyết bêta nhóm A cần sử dụng thuốc kháng sinh điều trị mới cho kết quả.
– Các trường hợp viêm họng không cần dùng tới thuốc kháng sinh là viêm họng do nhiễm virut, vì bệnh có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày nếu như được chăm sóc và bảo vệ đúng cách.
Các loại thuốc Tây chữa viêm họng thường được kê đơn sử dụng1 – Thuốc kháng sinh trị viêm họng
Đây là nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng và làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Các loại thuốc thường dùng như:
– Thuốc kháng sinh dạng tiêm: là thuốc dùng tiêm vào tĩnh mạch, thường dùng cho các trường hợp điều trị bệnh viêm họng mãn tính nhằm làm giảm và ngăn chặn các triệu chứng bệnh viêm họng tái phát.
– Thuốc kháng sinh đặc trị tại chỗ: là các loại thuốc dạng xịt, ngậm có tác dụng nhanh chóng làm giảm đau, giảm viêm họng tức thì nhưng không kéo dài được lâu.
2 – Các loại thuốc kháng viêm, chống dị ứng
Đó là các loại thuốc thường được kê đơn sử dụng như corticoid, histamine. Thuốc có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng khá tốt, có khả năng ngăn chặn và kìm hãm sự phát triển của bệnh.
* Lưu ý:
– Các loại thuốc tây chữa viêm họng không phải bất cứ khi nào cũng được dùng. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gây hậu quả xấu.
– Đơn thuốc trị viêm họng được kê tùy thuộc vào từng đối tượng và tình trạng bệnh cụ thể, không phải cứ bị viêm họng là dùng tất cả các loại thuốc nêu trên.
– Sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm họng thường gây ra tác dụng phụ. Bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, loại thuốc, thời gian sử dụng sao cho hợp lý. Không nên tự ý sử dụng thuốc.
– Dùng thuốc theo đúng đơn thuốc đã được kê, không tự ý ngưng dùng thuốc hay đổi thuốc,…
Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Telfast Có Các Loại Nào?
Thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast có tên gốc là Fexofenadine. Đây là một sản phẩm dược của Công ty TNHH Sanofi Aventis tại Việt Nam và được đóng gói theo quy cách 1 vỉ x 10 viên.
Thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast hiện nay có 3 loại chính là Telfat HD 180Mg, Telfast BD 60Mg, Telfast Kids Sanofi 30Mg. Mỗi loại thuốc sẽ có thành phần dược tính khác nhau. Cụ thể:
Thành phần chính: Fexofenadin hydroclorid 180 mg
Nhóm thuốc: Thuốc kháng H1
Dạng thuốc: Viên nén bao phim
Hàm lượng: 180 mg
Thành phần chính: Fexofenadin hydroclorid 60 mg
Nhóm thuốc: Thuốc kháng H1
Dạng thuốc: Viên nén bao phim
Hàm lượng: 60 mg
Thành phần chính: Fexofenadin hydroclorid 30 mg
Nhóm thuốc: Thuốc kháng H1
Dạng thuốc: Viên nén bao phim
Hàm lượng: 30 mg
Ngoài ra, thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast còn chứa các tá dược khác như: Croscarmellose sodium, lactose, gelatin, tinh bột đã gelatin hóa, cellulose vi tinh thể,…
Thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast hoạt động trên cơ chế ngăn chặn việc hình thành các Histamine mỗi khi cơ thể có xảy ra tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng. Từ đó giúp người bệnh cải thiện một cách hiệu quả các triệu chứng ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa rát cổ họng, ngứa mắt,…
Bên cạnh đó, thuốc Telfast còn được các bác sĩ kê cho bệnh nhân bị nổi mề đay, viêm kết mạc, bệnh chàm, dị ứng thực phẩm, phản ứng do động vật hoặc côn trùng cắn.
Người bệnh nên sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast theo đúng dặn dò của bác sĩ hoặc theo những thông tin có trên bao bì. Tuyệt đối không nên sử dụng sai hướng dẫn hoặc tăng/giảm liều khi chưa có sự cho phép của cán bộ phụ trách.
Tùy thuộc vào hàm lượng tá dược có trong thuốc mà bệnh nhân sẽ dùng trước hoặc sau bữa ăn chính. Khi sử dụng nên uống chung với nước lọc và nuốt toàn bộ viên thuốc. Tránh uống kèm với những loại nước ép trái cây (táo, cam, bưởi,…) hoặc nhai/nghiền nát thuốc, như vậy sẽ làm giảm chất lượng thuốc và hiệu quả chữa trị bệnh.
Liều dùng của thuốc Telfast sẽ phụ thuộc nhiều vào độ tuổi, bệnh lý nền và mức độ viêm mũi dị ứng của từng người. Cụ thể:
Đối với trẻ em trên 12 tuổi và người trưởng thành: Uống thuốc Telfast HD 180Mg mỗi lần 1 viên và dùng 1 lần/ngày hoặc uống Telfast BD 60Mg mỗi lần 1 viên và dùng 2 lần/ngày.
Đối với bệnh nhân suy gan và người cao tuổi: Không cần điều chỉnh lại liều dùng, trừ trường hợp bị suy giảm chức năng thận.
Đối với bệnh nhân suy thận: Uống mỗi lần 1 viên Telfast BD 60mg và dùng 1 lần/ngày.
Đối với trẻ em từ 6 – 11 tuổi: Uống mỗi lần 1 viên Telfast Kids Sanofi 30Mg và dùng 2 lần/ngày. Trường hợp bị suy thận thì chỉ cần dùng 1 viên/lần/ngày.
Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi: Hiện vẫn chưa có liều dùng cụ thể, các bậc phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cho con em mình.
Trong trường hợp người bệnh quên sử dụng thuốc đúng buổi thì không nên uống bù vào thời điểm khác trong ngày. Thay vào đó, hãy tiếp tục dùng bình thường theo liệu trình đã được kê vào ngày kế tiếp.
Khi sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn. Đó có thể là:
Tiêu hóa: Đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy,…
Thần kinh: Đau đầu, buồn ngủ, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, gặp ác mộng, sợ hãi,…
Da: Ngứa ngáy, mề đay, phát ban,…
Phản ứng quá mẫn cảm: Khó thở, tức ngực, phù mạch, choáng phản vệ,…
Khác: Ho, ngứa họng, cảm cúm, nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm tai giữa, đau lưng, viêm xoang, đau bụng kinh, hồi hộp, nhịp tim tăng nhanh bất thường,…
Nếu người bệnh gặp phải một trong những tác dụng phụ trên thì cần ngưng sử dụng thuốc Telfast ngay. Sau đó liên hệ hoặc đến gặp người phụ trách để kiểm tra và phương pháp điều trị thay thế thích hợp hơn.
Đối tượng chống chỉ định, cần thận trọng, các loại thuốc tương tác và cách bảo quản là những điều người bệnh cần đặc biệt lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast. Nếu không tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ hoặc thông tin in trên hộp thuốc thì bệnh nhân sẽ dễ gặp các tình huống khó khăn.
Thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast (bao gồm Telfast HD 180Mg, Telfast BD 60Mg, Telfast Kids Sanofi 30Mg) chống chỉ định với những người quá mẫn cảm với các thành phần tá dược có trong thuốc.
Những đối tượng sau đây cần thận trọng khi sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast:
Bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan và thận vì có thể khiến nồng độ thuốc có trong huyết tương tăng cao (do thời gian bán thải kéo dài).
Người cao tuổi (trên 65 tuổi) cũng cần thận trọng khi dùng thuốc Telfast vì có khả năng sẽ làm suy giảm chức năng thận.
Người bị động kinh, có dấu hiệu bị co giật, mắc bệnh tim, vẩy nến phải chú ý khi dùng thuốc, tránh trường hợp bệnh tình trở nặng.
Người lái xe hoặc điều khiến máy móc cần thận trọng khi sử dụng thuốc Telfast chữa viêm mũi dị ứng vì nó có thể gây buồn ngủ.
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú bằng sữa mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast, tránh trường hợp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân và thai nhi.
Thuốc trị viêm mũi dị ứng có thể xảy ra phản ứng tương tác với một số loại thuốc tây khác. Do đó, trước khi sử dụng thuốc Telfast chung với bất kì loại thuốc nào thì người bệnh cũng cần hỏi trước ý kiến bác sĩ. Việc tự ý kết hợp có thể khiến bệnh nhân gặp các tác dụng phụ không đáng có và khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Những loại thuốc có thể gây tương tác với thuốc Telfast là:
Ngoài ra, thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast cũng được khuyến cáo không nên sử dụng chung với các loại thực phẩm như: nước hoa quả (táo, bưởi, cam), cà phê, rượu bia,.. Nếu dùng chung với những thức uống này có thể giảm hiệu quả điều trị bệnh.
Để đảm bảo an toàn cũng như giữ nguyên được dược tính của thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast, người bệnh cần để tránh xa tầm tay trẻ nhỏ và bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Nhiệt độ thích hợp nhất để bảo quản là từ 15 – 30 độ C.
Tránh để thuốc Telfast hoặc bất kì loại thuốc nào ở những nơi ẩm ướt, nhiều bụi bẩn, côn trùng. Bởi vì thuốc sẽ dễ bị oxy hóa hoặc bị các tác nhân gây hại xâm nhập làm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc cũng như là kết quả chữa trị bệnh.
Những thông tin về thuốc dị ứng Telfast nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, người bệnh vui lòng liên hệ bác sĩ hoặc dược sĩ để được giải đáp cụ thể và rõ ràng hơn.
Thuốc Telfast cập nhật ngày 04/02/2023: https://www.drugs.com/international/telfast.html
Thuốc Telfast cập nhật ngày 04/02/2023: https://www.medicines.org.uk/emc/product/6431/pil#gref
Latest posts by BS Võ Lan Phương ( see all)
Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Của Nhật Bác Sĩ Khuyên Dùng 2023
Thuốc trị viêm mũi dị ứng của Nhật được đánh giá là cho hiệu quả nhanh chóng, lành tính và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, muốn điều trị hiệu quả phải dùng thuốc đúng người đúng bệnh mới cho tác dụng. Người bệnh có thể tham khảo 5 loại thuốc điều trị tình trạng viêm mũi dị ứng trong bài viết sau đây.
Viêm mũi dị ứng là gì? Thực chất đây là bệnh lý hô hấp thường khởi phát vào thời điểm giao mùa (khi thời tiết thay đổi). Bệnh thường gặp ở những người có tiền sử dị ứng hoặc có cơ địa nhạy cảm, dễ bị tác động khi xuất hiện các tác nhân lạ. Cụ thể, một số tác nhân gây bệnh phải kể đến: Phấn hoa, lông động vật, thức ăn lạ, thời tiết,….
Khi đó, việc sử dụng các loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng là biện pháp hiệu quả nhất để chữa trị cũng như cải thiện tình trạng bệnh lý này. Viêm mũi dị ứng diễn tiến theo hai giai đoạn: Cấp tính và mãn tính. Việc chỉ định thuốc cũng phải phù hợp với giai đoạn và mức độ bệnh nhân.
TOP 5 loại thuốc trị viêm mũi dị ứng của Nhật hiệu quả, an toàn Thuốc uống Chikunain KobayashiThuốc trị viêm mũi dị ứng của Nhật Chikunain Kobayashi là loại thuốc bào chế dưới dạng viên nén, đặc trị trong các trường hợp viêm xoang lâu năm, viêm mũi dị ứng thể mãn tính, viêm mũi nội tiết,… Sản phẩm không có chất bảo quản, sử dụng an toàn cho mọi lứa tuổi.
Thành phần: Thuốc trị viêm mũi dị ứng của Nhật – Chikunain Kobayashi chứa các hoạt chất như vàng, thạch cao,lá sơn trà, hoa lạc tân phụ, hoa nhài tây, tri mẫu, củ hoa ly, mạch môn,… Ngoài ra, còn một số phụ gia, nguyên phụ liệu khác như Na, Ca, Magie stearat, Talc, Silicon dioxide,….
Đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các đối tượng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
Liều lượng sử dụng:
Loại thuốc trị viêm mũi dị ứng của Nhật này được bào chế dưới dạng viên nén dùng theo đường uống, tuyệt đối không dùng theo đường tiêm truyền tĩnh mạch. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị, người bệnh cần chú ý sử dụng theo liều sau:
Trẻ em từ 5-7 tuổi: Sử dụng 2 viên/lần với tần suất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối
Trẻ em từ 7-15 tuổi: Sử dụng 3 viên/lần với tần suất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối
Người lớn: Sử dụng 4 viên/lần với tần suất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối
Nên dùng thuốc cùng với 1 cốc nước ấm và sau bữa ăn khoảng 30 phút. Lưu ý không dùng thuốc cùng các loại nước hoặc thực phẩm nào khác gây tương tác cản trở trong điều trị.
Thuốc trị viêm mũi dị ứng dạng xịt AGThuốc trị viêm mũi dị ứng dạng xịt AG là một loại thuốc chuyên dùng cho các tình trạng viêm mũi cấp tính, viêm mũi mãn tính, viêm xoang,… Có thể sử dụng dạng thuốc xịt này cho đối tượng trẻ nhỏ trên 7 tuổi và người lớn.
Cần lưu ý nếu muốn dùng cho phụ nữ có thai, tốt nhất nên đi thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi điều trị.
Thành phần: Loại thuốc trị viêm mũi dị ứng của Nhật này gôm có Chlorpheniramine maleate; Dipotali Glycyrrhizinate; Naphazoline hydrochloride; Natri cromoglycate và một số thành phần tá dược khác
Công dụng: Chống chỉ định
Không sử dụng loại thuốc này với các trường hợp sau đây
Đối tượng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
Trẻ nhỏ dưới 7 tuổi
Cách sử dụng:
Trước khi dùng, lắc đều chai xịt
Mở nắp khóa, xịt ra ngoài không khí 1-2 nhát để thử độ nhạy của vòi xịt
Xịt 3-5 lần/ngày, khoảng cách giữa hai lần xịt là 3 tiếng
Đậy kín nắp lọ thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng. Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời
Điều trị viêm mũi dị ứng với thuốc xịt NazalCác chuyên gia y tế cũng khuyến khích việc sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng của Nhật dạng xịt Nazal. Sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ 100% thảo dược thiên nhiên với tác dụng chính là cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh.
Thành phần: Thuốc trị viêm mũi dị ứng của Nhật này gồm một số hoạt chất chính như Naphazoline hydrochloride; Benzalkonium chloride; Chlorpheniramine hydrochloride. Ngoài ra, còn có một số loại phụ gia khác như NaCl; acid citric; Dimethyl Polysiloxane; Silicon dioxide;….
Công dụng: Chống chỉ định:
Tuyệt đối không sử dụng loại thuốc này cho các đối tượng
Người bệnh bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
Trẻ em dưới 7 tuổi
Liều dùng và cách sử dụng:
Vệ sinh mũi sạch sẽ trước khi sử dụng (có thể vệ sinh với nước muối sinh lý). Thấm khô, lau sạch hoàn toàn
Lắc nhẹ chai thuốc trước khi dùng
Xịt vào mỗi bên mũi từ 1-2 lần
Sau khi xịt, hít nhẹ hoặc thở sâu để thuốc thấm đều vào khoang mũi
Lưu ý khoảng cách giữa hai lần xịt là 3 tiếng. Duy trì 2-3 lần/ngày, tối đa 6 lần
Bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Thuốc xịt Contac – Thuốc trị viêm mũi dị ứng của Nhật tốtNhiều chuyên gia y tế đánh giá rằng, sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng của Nhật dạng xịt Contac cho hiệu quả điều trị tương đối tốt. Do đó, người bệnh cũng có thể lựa chọn loại thuốc này nhằm cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng gây ra.
Công dụng: Chống chỉ định:
Không dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng của Nhật này cho các đối tượng sau đây
Liều lượng và cách sử dụng:
Mở khóa chai thuốc, lắc nhẹ trước khi sử dụng
Xịt vào không khí trước 1-2 nhát để thử độ nhạy của vòi xịt và độ đều của tia thuốc
Xịt vào mỗi bên mũi 1-2 lần. Thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng, tối trước khi đi ngủ
Khóa nắp thuốc, bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp của ánh nắng mặt trời
Thuốc Allegra FXThuốc trị viêm mũi dị ứng của Nhật Allegra FX là loại thuốc được tin dùng trong điều trị các bệnh lý hô hấp gây ra tình viêm mũi, tắc mũi, nghẹt mũi,…Tuy nhiên, so với nhiều loại thuốc khác, thuốc Allegra FX có mức chi phí cao hơn.
Công dụng: Chống chỉ định:
Tuyệt đối không dùng loại thuốc trị viêm mũi dị ứng của Nhật này cho các đối tượng sau đây
Đối tượng bị dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
Phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ
Người đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc cảm cúm, thuốc dị ứng, thuốc hạ sốt, đau đầu
Trẻ em dưới 15 tuổi
Liều lượng và cách sử dụng thuốc:
Thuốc Allegra FX được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Do đó, để việc hấp thu và chuyển hóa thuốc hiệu quả, người bệnh nên dùng thuốc với một lượng nước lớn.
Sử dụng với mức liều 1 viên/lần và dùng 2 lần/ngày sáng và tối trước khi ngủ (có thể dùng trước hoặc sau khi ăn.
Những loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng của Nhật mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế và chống chỉ định ở một số đối tượng người bệnh. Điều này khiến cho những người bị viêm mũi dị ứng có cơ địa nhạy cảm, mẹ bầu, trẻ nhỏ… khó lựa chọn thuốc chữa bệnh.
Để khắc phục điều đó, nhiều người có xu hướng tìm đến các bài thuốc nam gia truyền của YHCT với tác dụng điều trị sâu tận gốc bệnh, an toàn với tất cả mọi người. Trong số đó, bài thuốc gia truyền từ dòng họ Đỗ Minh là cái tên được nhiều người bệnh nhắc đến.
Được biết, đây là bài thuốc gia truyền hơn 150 năm, được lưu truyền qua 5 đời lương y dòng họ Đỗ Minh. Đến nay, bài thuốc được đông đảo người bệnh biết đến hơn nữa khi được giới thiệu trên sóng truyền hình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2. Sau khi tìm hiểu bài thuốc qua chương trình này, DV Thanh Tú đã quyết định đến Đỗ Minh Đường để điều trị viêm mũi dị ứng, viêm đa xoang.
Theo chúng tôi được biết, cô được lương y Tuấn kê 3 liệu trình thuốc và đến nay bệnh của cô đã khỏi hoàn toàn. Trên facebook cá nhân của mình, nữ Dv đã livestream chia sẻ về bài thuốc này. Các bạn có thể theo dõi TẠI ĐÂY.
Bài thuốc chữa bệnh viêm mũi dị ứng của Đỗ Minh Đường được kết hợp từ hơn 30 loại nam dược tự nhiên, đạt tiêu chuẩn GACP- WHO, được thu hái trực tiếp từ vườn thảo dược sạch của nhà thuốc. Sau đó, các thảo dược này lại được đưa vào quy trình điều chế khép kín liên tục, cho ra các thành phẩm thuốc dạng viên hoàn, cao đặc và dung dịch xịt. Sự kết hợp của 3 loại thuốc trong một liệu trình mang đến cho bài thuốc hiệu quả toàn diện:
Chống chỉ định: Được chiết xuất từ các thảo dược sạch, lành tính nên bài thuốc an toàn với mọi đối tượng người dùng, không có chống chỉ định. Kể cả những người có cơ địa nhạy cảm, thể trạng yếu, phụ nữ mang thai, mẹ cho con bú, người già hay trẻ nhỏ đều có thể an tâm sử dụng thuốc mà không cần lo ngại về tác dụng phụ.
Liều lượng và cách dùng:
Thuốc được điều chế sẵn thành các chế phẩm, người bệnh chỉ cần sử dụng theo đúng liều lượng và thời gian mà lương y chỉ định khi thăm khám.
Thuốc cao đặc: Pha cùng nước ấm, khuấy tan thuốc rồi dùng
Thuốc xịt: Xịt thẳng trực tiếp vào niêm mã mũi
Thuốc viên: Uống theo chỉ định
Để biết được phác đồ thích hợp dành riêng cho tình trạng bệnh của mình, người bệnh có thể liên hệ đến lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn, truyền nhân đời thứ 5 nhà thuốc Đỗ Minh Đường, cố vấn y khoa các chương trình truyền hình sức khỏe, người hoàn thiện bài thuốc trên để được tư vấn MIỄN PHÍ.
Lưu ý gì khi sử dụng các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng của Nhật?
Cân nhắc trong lựa chọn thuốc, tìm hiểu kĩ càng thông tin thành phần thuốc trước. Tránh các nhóm thuốc gây dị ứng cho người bệnh
Lựa chọn địa chỉ mua thuốc uy tín, tránh thuốc giả, thuốc kém chất lượng
Tốt nhất nên đi khám và điều trị theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý ngưng thuốc, thay đổi liều lượng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ điều trị
Trong quá trình dùng các nhóm thuốc trị viêm mũi dị ứng của Nhật, theo dõi chặt chẽ tình trạng cơ thể, ngưng sử dụng thuốc ngay nếu thấy bất thường
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với việc điều trị và mức độ diễn tiến của người bệnh
Dành thời gian nghỉ ngơi và loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây kích ứng như phấn hoa, lông động vật, khói bụi,….khỏi môi trường sống
Bên cạnh việc dùng thuốc, thức ăn cho người viêm mũi dị ứng cũng rất quan trọng. Người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để có biện pháp phòng, ngừa bệnh hiệu quả cao
Bài viết trên đã giới thiệu đến người bệnh 5 loại thuốc trị viêm mũi dị ứng của Nhật an toàn và hiệu quả. Để việc chữa trị an toàn, người bệnh cần chủ động đi khám khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Dùng thuốc theo đúng phác đồ mà bác sĩ chỉ định, không tự ý thay đổi liều lượng khi dùng thuốc.
Top 5 Cách Điều Trị Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Em Bác Sĩ Khuyên Dùng
Bệnh viêm mũi dị ứng thường biểu hiện thông qua các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi thường xuyên, chảy nước mắt, nước mũi. Đi kèm đó là cảm giác đau họng, thở khò khè, chán ăn, mệt mỏi… ở trẻ em và người lớn. Sử dụng thuốc tây sẽ giúp làm dịu các triệu chứng một cách nhanh chóng. Để có thể lựa chọn các loại thuốc an toàn với sức khoẻ của bé, phụ huynh có thể tham khảo những cách điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em như sau:
Thuốc Decongestants: Với công dụng thông mũi, làm giảm bớt áp lực nên các bộ phận xung quanh như tai, xoang, họng… Người bệnh bị viêm mũi dị ứng do thời tiết thay đổi sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc decongestants trong thời gian từ 2 – 3 ngày. (Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc này cần có sự chỉ định và giám sát của bác sĩ. Chống chỉ định cho đối tượng có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp, người có bệnh tiết niệu, viêm bàng quang…)
Thuốc kháng histamin: Trên thị trường có nhiều loại thuốc kháng histamin thích hợp cho người đang cần trị viêm mũi dị ứng cho trẻ. Được sử dụng rộng rãi hiện nay là Fexofenadine, Desloratadine, Diphenhydramine… với công dụng cải thiện triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, nước mũi…
Thuốc xịt mũi: Các loại thuốc xịt được điều chế dưới dạng dung dịch, dịu nhẹ giúp hạn chế triệu chứng, phù hợp để làm thông thoáng khoang mũi cho trẻ. Khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dùng không quá 3 ngày liên tục vì dễ làm tổn thương niêm mạc.
Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ tại nhàNên vệ sinh sạch sẽ môi trường sống cho bé, đặc biệt là chăn gối và màn của bé và phải phơi thật khô, tránh để vi khuẩn bám vào gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Vệ sinh với nước muối sinh lý – cách chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ hiệu quảNếu bé bị viêm mũi dị ứng bạn nên vệ sinh sạch sẽ khoang mũi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý ấm, bạn có thể ghé sang những tiệm thuốc gần đây để mua nước muối về rửa cho bé.
Bước 1: Dùng xi lanh rỗng bơm nước muối vào khoang mũi
Bước 2: Để đầu trẻ nghiêng sang một bên sau đó từ từ đưa nước muối vào bên trong
Bước 3: Cho trẻ xì mạnh để các tạp chất trôi ra ngoài
Bước 4: Lau khô lại với tăm bông đồng tới làm sạch các chất còn sót lại
Thực hiện cách này 2 lần/ngày để cải thiện tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi….
Nước ép tỏi tác dụng trị viêm mũi dị ứng ở trẻAllicin là một chất trong tỏi có tác dụng tương tự kháng sinh, chúng tiêu diệt vi khuẩn đồng thời giảm sưng viêm niêm mạc mũi. Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng, cách điều trị tốt nhất đó là sử dụng nước ép tỏi.
Bước 1: Tỏi tươi rửa sạch lột vỏ
Bước 2: Đem nghiền nhỏ lấy nước cốt
Bước 3: Dùng tăm bông thấm dung dịch sau đó đưa vào hai lỗ mũi
Bước 4: Để nguyên trong mũi từ 5 – 10 phút sau đó vệ sinh lại với khăn giấy
Cách chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em này có thể sử dụng cho trẻ từ 3 – 6 tuổi, không gây biến chứng và tác dụng phụ nguy hiểm.
Xông mũi bằng ngải cứuTheo nghiên cứu trong ngải cứu tìm thấy được Artemisinin – một loại chất kháng viêm giúp ngăn chặn vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể. Đối với những bé đang gặp vấn đề về đường hô hấp áp dụng cách xông hơi bằng ngải cứu sẽ giúp thông thoáng hơn, giảm tình trạng nghẹt mũi, ngứa mũi.
Bước 1: Lá ngải cứu già đem rửa sạch, đập nát
Bước 2: Đun cùng nước cho tới khi nước chuyển màu
Bước 3: Chùm khăn và xông hơi từ 10 – 15 phút
Bước 4: Xì mạnh để tạp chất được đẩy ra ngoài
Ngoài ngải cứu, phụ huynh cũng có thể cho thêm sả, chanh, lá bưởi để tăng tác dụng của phương pháp này.
Hạn chế tiếp xúc với lông động vậtRất nhiều khả năng trẻ bị viêm mũi dị ứng vì dị ứng lông động vật. Luôn giữ vệ sinh không gian sống, giúp trẻ tránh khỏi các tác nhân gây bệnh. Đồng thời đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh khói bụi, phấn hoa…. Khi bé nhà bạn đang bị viêm mũi dị ứng, khi thời tiết giao mùa hoặc sự thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh đột ngột bố mẹ cần chủ động giữ ấm cho bé như quàng khăn cổ, không tắm muộn…
Cách điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em bằng Đông yChuẩn bị: Ké đầu ngựa 10g, bạch chỉ 4g, bèo tai tượng 8g, sinh khương, mã đề, quế chi mỗi vị 12g, đại táo 3 quả.
Cách thực hiện: Sắc các vị thuốc trên cùng 600ml nước. Uống 2 lần/ngày trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Chuẩn bị : Kim ngân hoa 10g, ké đầu ngựa 12g, lá dâu tằm 10g, mã đề, cam thảo nam, diếp cá, cúc tần mỗi vị 6g.
Cách thực hiện: Sắc cùng 5 bát nước trong thời gian 45 phút. Chia thành 2 lần/ngày để uống.
Chuẩn bị: Hoàng kỳ, phòng phong, xuyên khung, khương hoạt mỗi vị 12g, quế chi 8g, cam thảo 4g, bạch chỉ, bạch truật 4g.
Cách thực hiện: Sắc theo thang, sử dụng sau bữa ăn 2 lần/ngày.
Do phụ thuộc vào cơ địa của từng người mà người nên hiệu quả của bài thuốc sẽ khác biệt, kiên trì thực hiện trong thời gian dài sẽ giúp bé chữa được triệu chứng của bệnh viêm mũi một cách an toàn.
Lưu ý và cách phòng tránh viêm mũi dị ứng cho trẻViệc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng không quá khó khăn, để hiệu quả nhanh chóng người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:
Không tự ý sử dụng thuốc nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ, chuyên gia.
Khi áp dụng bài thuốc Đông y, không tự ý thêm giảm liều lượng tránh gây biến chứng nguy hiểm.
Luôn giữ không gian sống sạch sẽ, không có lông động vật để hạn chế tình trạng chuyển biến xấu.
Nếu nhận thấy những triệu chứng bất thường ở trẻ, cần đưa ngay tới bác sĩ để kiểm tra và chữa trị kịp thời.
Trẻ có sức đề kháng yếu hơn người lớn, chính vì vậy mà chúng thường dễ mắc bệnh hơn. Để phòng tránh các bệnh do vi khuẩn, virus gây nên bậc cha mẹ nên thực hiện:
Giữ vệ sinh tai – mũi – họng hàng ngày để hạn chế vi khuẩn làm tổ
Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp sức đề kháng được tăng cao
Hạn chế các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, các loại côn trùng…
Uống nhiều nước hàng ngày
Vận động cơ thể thường xuyên để giúp cơ thể luôn sản sinh sức đề kháng, ngăn chặn bệnh tất.
Nếu bé nhà bạn có những triệu chứng viêm mũi dị ứng ở mức độ nặng hoặc có những biểu hiện khác chưa xác định rõ bạn không nên dùng bừa bãi các loại thuốc sẽ làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của con. Mẹ nên cho bé đi khám nếu thấy biểu hiện bệnh nghiêm trọng hơn. Đây được xem là cách điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em khoa học và tránh đi những hệ lụy về sau.
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Loại Thuốc Điều Trị Viêm Mũi Dị Ứng Mà Bác Sĩ Nào Cũng Kê Đơn trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!