Bạn đang xem bài viết Các Loại Cây Cầm Máu Dễ Tìm Trong Vườn Nhà được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mô tả: Cỏ mực hay còn gọi cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo. Cỏ mực mọc thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng. Lá mọc đối có lông 2 mặt, dài 2 – 8cm, rộng 5 – 15mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5 – 6mm, cũng có lông. Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1,5mm, đầu cụt, mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen.
Cách sử dụng: Nhai hoặc giã nhuyễn cỏ mực rồi đắp lên vết thương đang chảy máu, dùng ngón tay ấn chặt vào rồi buộc lại 1 lúc là máu sẽ ngừng chảy.
Mô tả: Cây ngải cứu tên trong dân gian là cây thuốc cứu, cây thuốc cao hay ngải điệp. Thân có rãnh dọc. Lá mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm. Mặt dưới trắng tro, có nhiều lông nhỏ.
Cách sử dụng: Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức.
Mô tả: Cây thảo, cao 0,5- 1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám. Hoa nhỏ màu trắng mọc thành xim co ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối, 4 tiểu nhị không thò ra ngoài hoa. Quả bế, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông.
Cách sử dụng: Nhai hoặc giã nguyễn rồi đấp nhanh lên vết thương đang chảy máu sẽ có tác dụng cầm máu hiệu quả.
Mô tả: Cây lá bỏng hay còn có tên gọi khác là cây trường sinh, cây sống đời. Cây mọng nước, lá mọc đối, phiến lá dày, hoa màu hồng hay đỏ.
Cách sử dụng: Giã dập lá bỏng, đắp lên vết thương chảy máu sẽ giúp cầm máu rất tốt. Giúp giảm đau nhanh và vết thương lên da non cũng rất nhanh.
Mô tả: Là lá non trên ngọt cây chuối tiêu (chuối già). Có màu xanh hơi vàng chanh.
Cách sử dụng: Lấy nõn chuối, rửa sạch, giã nát và đắp lên vết thương rồi băng ép lại.
Mô tả: Cây gỗ lớn cao tới 15m, màu nâu hay vàng vàng. Lá mọc so le, phiến xoan dài 5-10 (20)cm rộng 4-8cm, gốc hình tim hay gần như cụt, chóp tù hay hơi nhọn, có thuỳ trên các nhánh tược còn non, có răng, với răng hình tam giác, tù, khía rộng; gân gốc 3, các gân bên đạt tới chiều dài của phiến. Hoa cùng gốc hay khác gốc, các hoa cái thành bông đuôi sóc hơi dài hơn rộng, nhưng không quá 2cm. Quả trắng hay hồng, thuộc dạng quả phức gồm nhiều quả bế bao trong các lá đài đồng trưởng và trở thành mọng nước.
Cách sử dụng: Hái ít lá dâu non, nhai nát hoặc đem giã nát với ít nước rồi đắp lên vùng vết thương đang chảy máu.
Mô tả: Cây húng Láng lá nhỏ, thân tròn, mọc lan thành khóm. Mặt lá mầu xanh thẫm, cuống và gân lá màu tím. Thân cây đanh lẳn, cũng tím sẫm. Hái một lá vò nhẹ trên đầu ngón tay, mùi thơm dậy, sang trọng quyến rũ.
Cách sử dụng: Dùng cây húng láng rửa sạch, giã nát đắp lên vết thương. Vị thuốc này có thể trị ngay sau khi bị rắn cắn, trước lúc đưa người bị nạn đi bệnh viện.
Mô tả: Sắn dây, hay còn gọi là cát căn, cam cát căn, phấn cát căn, bạch cát, là loại cây dây leo.
Cách sử dụng: Giã nát ít lá sắn dây với một ít nước, đem đắp lên vùng vết thương đang chảy máu, rồi băng kín lại.
Mô tả: Thân cỏ nhiều năm, cao 20-50 cm, có mùi hăng. Nhiều thân hành nhỏ, màu trắng được bao bên ngoài bởi lớp áo mỏng màu nâu vàng, dạng sợi, nối tiếp thân hành là thân rễ. Thân rễ màu nâu, mọc ngang hơi chếch. Lá mọc so le thành 2 dãy, hơi chụm ở gốc, hình dải, dẹp, đặc, kích thước 15-40μm 0,2-0,7 cm, bẹ lá dài và mỏng.
Cách sử dụng: Dùng một nắm cây hành cả rễ, thân, lá đem nướng chín, giã nát rồi đắp vào vết thương do ngã hoặc bị đánh mà bầm dập, đau đớn sẽ rất hiệu nghiệm.
Lưu ý: Khi chế các vị thuốc trên cần chú ý vệ sinh sạch vật dụng để đựng, giã và rửa sạch các vị thuốc, tốt nhất là sau khi cầm máu tạm thời, nếu thấy mức độ nặng nên kịp thời đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa.
Mô tả: Đây là loài cây thường xanh, loại dây leo và sống lâu năm, với các lá hình trái tim có mặt bóng và các hoa đuôi sóc màu trắng, có thể cao tới 1 mét.
Cách sử dụng: Lá trầu không, lá gai, hạt cau già lấy theo tỷ lệ 2:1:2 đem phơi khô, tán bột mịn, rắc lên vết thương rồi băng vết thương lại.
Các Loại Cây Thuốc Giúp Cầm Máu, Thảo Dược Cầm Máu
Nhìn chung các loại mộc nhĩ đều có công năng làm mát máu và cầm máu, dùng rất tốt trong các trường hợp băng huyết, đại tiện xuất huyết.
Mộc nhĩ mọc ở cây dâu dùng chữa băng huyết, rong kinh, hành kinh không dứt nhiều tuần bằng cách lấy mộc nhĩ dâu sao đen, tán nhỏ, uống mỗi lần 3-5 thìa. Ngày uống 3-4 lần.
Nếu đi lỵ ra máu, lấy mộc nhĩ 20g, sao tán bột uống, chia 3 lần trong ngày.
Để chữa đại tiện ra máu, táo bón, dùng mỗi lần 5g mộc nhĩ bồ kết tán vụn. Nếu chưa đỡ, uống thêm 3-4 lần sẽ khỏi.
Trắc Bách Diệp ngăn chảy máu chân răng
Trắc bách diệp là một loại cây cảnh, cành non và lá của nó thường được sử dụng cầm máu tức thời rất tốt. Trắc bách diệp được thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 3-5, rửa sạch, phơi trong râm hoặc sấy nhẹ cho khô để bảo đảm phẩm chất. Khi dùng, để sống hoặc sao đen. Thuốc có vị đắng chát, hơi hàn, giúp cầm máu trong những trường hợp sau:
Ho ra máu, thổ huyết: Trắc bách diệp (sao cháy đen)+ ngải cứu 30g; can khương đã sao vàng 6g, sắc uống mỗi ngày 1 lần. – Chảy máu chân răng: Trắc bác diệp, hoàng liên, a giao mỗi vị 12g; thạch cao 20g; sinh địa, thiên môn mỗi vị 16g sắc uống sẽ khỏi. Sốt xuất huyết: Trắc bách diệp, rễ cỏ tranh, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16 g; lá tre, hạ khô thảo mỗi vị 20g, sắc uống trong ngày.
Trĩ ra máu: Trắc bách diệp, hoa kinh giới, hoa hòe, chỉ xác (lượng bằng nhau). Tất cả phơi khô, giã nhỏ. Ngâm nước nóng, chắt lấy nước uống trước bữa ăn 30phút.
Cỏ mực (nhọ nồi) chữa chảy máu mũi
Người ta còn gọi nó là cây nhọ nồi, tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, dân gian thường lấy lá giã nát đắp vào chỗ chảy máu ngoài da. Bên cạnh đó cỏ mực được dùng cầm máu trong các bệnh như: xuất huyết trong (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẫn ngứa (uống trong, rửa ngoài).
Để chữa chứng chảy máu mũi, lấy cỏ mực giã nát, đắp vào giữa mỏ ác và trên trán là khỏi. Lưu ý:
– Tránh dùng cỏ mực khi bị lạnh trong, tiêu chảy.
– Không dùng cho phụ nữ có thai vì nó có thể gây xảy thai do chất chống đông trong cỏ mực.
Hoa hòe chống xuất huyết não
Hiện nay, hoa hòe không những được dùng trong Đông y mà còn là một nguồn dược liệu quan trọng của ngành dược hiện đại. Từ hoa này người ta đã chiết xuất được chất rutin có tác dụng làm tăng sức chịu đựng và giảm sự thẩm thấu của các mao mạch, để sản xuất nhiều vị thuốc phòng và chữa các chứng xuất huyết, tai biến mạch máu não ở người tăng huyết áp. Nụ hoa hòe chưa nở là bộ phận quý nhất của cây vì lúc này hoa có hàm lượng rutin cao nhất.
Vì vậy bao giờ người ta cũng thu hoạch hoa hòe vào lúc có nhiều nụ to, chưa nở hoa, trọng lượng và chất lượng dược liệu sẽ cao hơn. Trong nhân dân, hoa hòe được dùng chủ yếu làm thuốc cầm máu trong các bệnh ho ra máu, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, ruột chảy máu… Liều dùng mỗi ngày 8-16g dưới dạng thuốc sắc.
Hoa hòe còn được dùng để nhuộm màu thực phẩm (tạo màu vàng), vừa đẹp vừa lành. Pha nước hoa hòe vào rượu, rượu sẽ có màu vàng cam. Ngâm gạo nếp với nước hoa hòe để nấu xôi hay cho vào bột làm bánh, các món ăn trên sẽ có màu vàng nghệ tươi nom rất hấp dẫn, lại tốt cho sức khỏe.
Hoa sò huyết thuộc họ thài lài, còn gọi là lẻ bạn, được trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành tán bao bọc bởi hai mo úp vào nhau hình giống như con sò, hoa màu trắng vàng, được thu hái vào tháng 4-5, dùng tươi hoặc phơi khô. Ngoài ra người ta còn dùng lá, chống viêm, cầm máu, nhuận phế, giảm ho, giải độc.
Hoa sò huyết chống viêm
Chữa ho ra máu, đi ngoài ra máu: Hoa sò huyết 30-40g, để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống hoặc phơi khô, sắc lấy nước đặc uống một lần.
Chữa đái ra máu: Hoa sò huyết 15g, diếp cá 15g, rau má 20g, rễ cỏ tranh 10g, râu ngô 10g. Tất cả để tươi, sắc uống ngày một thang.
Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, ngó sen được dùng với tên thuốc là liên ngẫu, có vị ngọt, hơi sít do chất nhựa, tính mát, lành. Dược liệu để sống thì hàn, nấu chín thì ôn, có tác dụng cầm máu là chủ yếu, bổ huyết và điều kinh.
Ngó sen rịt máu mũi
Để chữa chảy máu cam, lấy ngó sen 30g (có thể dùng riêng hoặc phối hợp với lá hẹ, lượng bằng nhau) để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào lỗ mũi, máu sẽ cầm ngay.
Đây là một loại cây tầm gửi, mọc thành bụi, có thân cành vươn dài dựa vào cây khác, màu xám phủ lông mịn. Lá mọc đối, hai mặt có lông. Khi bẻ thân và lá thấy có những sợi mảnh như tơ. Theo kinh nghiệm dân gian, cây tơ mành có tác dụng cầm máu trong trường hợp vết thương nhỏ, chảy máu như đứt tay, xước da, lấy lá rửa sạch, giã nát, rịt ngay vào vết thương rồi buộc chặt. Có thể dùng lá tơ mành phơi khô, đốt thành than, tán bột và rắc vào vết thương. Lá tơ mành nếu phối hợp với lá cây quyển bá, giã đắp, tác dụng cầm máu sẽ nhanh hơn.
Cây tơ mành giúp lành vết thương
Hoặc trường hợp nặng hơn, bị gãy xương, lấy lá tơ mành và lá dâu tằm (1 kg), giã nát, xào nóng rồi đắp bó sẽ rất nhanh lành.
Các Loại Thuốc Cầm Máu Trong Xuất Huyết Dạ Dày
Xuất huyết dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Khi không may bị mắc căn bệnh này, giải pháp điều trị được cho là mang lại hiệu quả cầm máu nhanh chóng và tức thời giúp bảo vệ tính mạng cho người bệnh, đó là dùng thuốc. Vậy có những loại thuốc nào để cầm máu khi bị đau dạ dày? Chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về những loại thuốc này ngay sau đây.
1. Xuất huyết dạ dày là gì?
Xuất huyết dạ dày hay chảy máu dạ dày là hiện tượng chảy máu trong đường tiêu hóa. Những người bị xuất huyết dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến bị mất máu nhiều đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Vì sao bị xuất huyết dạ dày?
Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng xuất huyết dạ dày. Các nguyên nhân chủ yếu chúng ta thường gặp có thể kể đến là:
+ Do bị viêm loét dạ dày: Có thể nói, viêm loét dạ dày là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh xuất huyết dạ dày. Khi các vết loét ở dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng mà không được điều trị kịp thời, nó sẽ tác động đến các mạch máu và gây nên tình trạng chảy máu trong dạ dày.
+ Do sử dụng quá nhiều các đồ uống có cồn, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hoặc dùng nhiều đồ ăn chứa nhiều kiềm hoặc acid: Các chất này khi đi vào dạ dày sẽ phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, làm cho dạ dày bị tổn thương từ đó dẫn đến hiện tượng xuất huyết.
+ Do mắc các bệnh làm tăng áp lực tĩnh mạch: Những người bị mắc các bệnh như như bệnh ung thư dạ dày, bệnh máu đông chậm, xuất huyết giảm tiểu cầu, xơ gan… thường có nguy cơ mắc bệnh cao.
Ngoài ra ,tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, sử dụng nhiều các loại chất kích thích hoặc do tác dụng phụ của thuốc chống viêm… cũng là những nguyên nhân gây nên xuất huyết dạ dày.
Triệu chứng của xuất huyết dạ dày là gì?
Người bị xuất huyết dạ dày thường có các biểu hiện rất dễ nhận biết. Cụ thể:
+ Đau vùng thượng vị một cách dữ dội.
+ Người bệnh bị giảm cân, cơ thể luôn luôn mệt mỏi.
+ Nôn ra máu là triệu chứng đặc trưng của bệnh xuất huyết dạ dày.
+ Đại tiện ra phân đen hoặc có lẫn máu tươi.
Xuất huyết dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, các triệu chứng của nó gây ra làm người bệnh đau đớn, khó chịu thậm chí là đe dọa đến tính mạng cho người bệnh. Do đó, khi bị cần có biện pháp điều trị nhanh chóng.
2. Các loại thuốc nào được dùng để cầm máu khi bị xuất huyết dạ dày?
Người bệnh bị xuất huyết dạ dày, thậm chí có trường hợp bị nôn ra máu sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu như cứ để tình trạng chảy máu tiếp diễn. Vì thế, bước sơ cứu cầm máu cho người bệnh trước khi đưa đến các cơ sở y tế là vô cùng quan trọng. Các loại thuốc cầm máu được sử dụng phổ biến khi bị xuất huyết dạ dày là:
♦ Loại thuốc cầm máu theo cơ chế làm co tiểu động mạch
Các loại thuốc thuộc nhóm này có tác dụng làm các tiểu động mạch nhỏ lại, giúp làm giảm lượng máu bị chảy. Các loại thuốc được bác sĩ chỉ định là thuốc Carbazochrome dihydrate (adrenoxyl, adona) và thuốc Adrenalin. Trong đó:
+ Thuốc Adrenalin: Đây là loại thuốc dùng để cầm máu ổ viêm loét dạ dày gây xuất huyết, nó được sử dụng để tiêm cầm máu thông qua phương pháp nội soi.
+ Thuốc Carbazochrome dihydrat: Loại thuốc này cũng được sử dụng để cầm máu tại chỗ. Tuy nhiên, khác với Adrenalin, nó có thể dùng theo nhiều cách khác nhau như tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc uống.
♦ Các loại thuốc tổng hợp có tác dụng cầm máu, đông máu
Với tác dụng đông máu, cầm máu các loại thuốc thuộc nhóm này có tác dụng trong việc cầm máu khi bị xuất huyết dạ dày. Các loại thuốc được chỉ định là Posthypophyse và Vitamin K:
+ Vitamin K: Có tác dụng tổng hợp các yếu tố đông máu II, VII, IX, X ngay tại gan. Nó là thuốc tạo ra prothrombin có tác dụng hỗ trợ cầm máu tiêu hóa. Vitamin K được chia thành 2 loại:
Vitamin K1: Có nguồn gốc từ thực vật.
Vitamin K2: Có nguồn gốc từ động vật.
Trong trường hợp chức năng gan còn tốt thì Vitamin K mang lại hiệu quả cầm máu trên 24 giờ nên được ưu tiên sử dụng cho người bị xuất huyết tiêu hóa nặng.Sử dụng theo liều 6, 8, 12 ống trong 24 giờ, mỗi ống 5 mg tùy theo mức độ xuất huyết tiêu hóa nặng hay nhẹ mà bác sĩ kê liều phù hợp.
Thuốc này được chỉ định dùng trong trường hợp chảy máu đường mật nhưng chức năng gan còn hoạt động tốt.
+ Thuốc Posthypophyse: Đây là loại thuốc dạng bột, nó có tác dụng làm co mạch trung ương, làm giãn mạch ngoại vi và giảm áp lực tĩnh mạch gánh.
Với thuốc này, mỗi lần dùng từ 20 – 40 đơn vị, hòa chúng với huyết thanh ngọt đẳng trương 5%. Truyền nhỏ giọt tĩnh mạch với tốc độ 40 – 50 giọt/ phút. Liều dùng 250 – 300 ml. Sử dụng thuốc từ 2 – 5 ngày sẽ giảm hẳn các triệu chứng bệnh.
Được chỉ định dùng trong các trường hợp xuất huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thực quản và không dùng cho bệnh nhân bị đau thắt ngực.
♦ Loại thuốc cầm máu theo cơ chế ức chế men Plasminogen
Loại thuốc cầm máu thường được các bác sĩ chỉ định dùng để cầm máu xuất huyết dạ dày là loại thuốc có cơ chế hoạt động ức chế Plasminogen trở thành plasmin. Với tác dụng làm tiêu fibrin, plasmin có thể làm tan cục máu đông trong vòng 4 – 6 giờ đồng hồ. Ức chế Plasminogen sẽ làm giảm lượng plasmin, do đó làm chậm quá trình tan cục máu đông trên vết loét, vì vậy hạn chế được tình trạng chảy máu.
Các loại thuốc được chỉ định trong nhóm này là Hemocapol, Transkin.
+ Thuốc Hemocaprol: Liều dùng ống 10 ml. Tương đương khoảng 2gr axit epsilonaminocaproic. Nó có tác dụng chính là ức chế plasminogen nhằm ngăn chặn cục máu đông tan nhanh. Chỉ sử dụng 1 ống tiêm trong vòng 3 -4 ngày.
+ Thuốc Transkin: Cách dùng cũng tương tự như Hemocaprol.
Ngoài những loại thuốc trên, các bạn cũng có thể dùng cách truyền máu tươi cùng nhóm, đây là biện pháp bổ sung sau khi đã cho bệnh nhân cầm máu tránh tình trạng mất máu nhiều trong quá trình điều trị.
3. Cần lưu ý gì khi bị xuất huyết dạ dày để bảo vệ tính mạng?
Như đã nói ở trên, các triệu chứng xuất huyết dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh. Để bảo vệ tính mạng, giúp tình trạng bệnh nhanh hồi phục cũng như là biết cách để phòng tránh bệnh, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
♦ Cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày
Với những người bị xuất huyết, quá trình sơ cứu đóng vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ tính mạng cho người bệnh trước khi được chuyển đến các cơ sở y tế. Khi thực hiện sơ cứu, bạn cần chú ý một số điều như sau:
+ Bước 1: Cho người bệnh nằm trên giường với tư thế thẳng, ngay ngắn, kê cao hai chân. Nhớ là tuyệt đối không cho bệnh nhân di chuyển vì sẽ làm cho máu chảy nhiều hơn.
Cần phải chú ý tình trạng của bệnh nhân, tránh tình trạng máu tràn nhiều làm sặc phổi. Phải hết sức nhẹ nhàng trong quá trình chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.
+ Bước 2: Để làm giảm tình trạng chảy máu, cho người bệnh sử dụng các loại thuốc cầm máu như trên. Trường hợp trong nhà không có sẵn các loại thuốc này, bạn có thể thực hiện theo các sau:
Lấy 6 – 8g muối tinh hòa với khoảng 100ml nước lọc cho bệnh nhân uống.
+ Bước 3: Sau khi thực hiện sơ cứu cầm máu, cần phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị.
Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp điều trị cho bệnh nhân theo các bước sau:
+ Hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân: Bệnh nhân luôn được đặt nằm ở tư thế đầu thấp hơn chân, phải chuẩn bị ống nội khí quản cho bệnh nhân phòng trường hợp máu bị tràn làm sặc phổi. Sau đó các bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ cần thiết để theo dõi nước tiểu, rửa sạch dạ dày, lấy máu xét nghiệm.
+ Hồi phục và chống sốc: Các bác sĩ sẽ truyền dung dịch keo, dung dịch NaCl 0,9%… để chống sốc cho bệnh nhân.
+ Truyền máu cho bệnh nhân: Trường hợp bệnh nặng, các bác sĩ sẽ tiến hành truyền máu chống mất máu.
+ Điều trị cầm máu theo nguyên nhân: Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ quyết định can thiệp cầm máu cho bệnh nhân bằng cách nào. Có thể là dùng thuốc, bằng nội soi hay được chỉ định phẫu thuật nếu tình trạng bệnh nặng và khó tự cầm máu.
♦ Cần làm gì để bệnh nhanh hồi phục?
Sau khi được điều trị tại bệnh viện, để giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng cũng như là để tránh được căn bệnh này tái phát, bạn cần chú ý một số điều như sau:
+ Cần thay đổi thói quen ăn uống, ngủ nghỉ hàng ngày cho hợp lý. Ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Không thức khuya tránh để bệnh nặng thêm.
+ Điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày để bệnh mau lành. Trường hợp bị xuất huyết dạ dày, cần ăn và nên tránh các loại thực phẩm sau đây:
Cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng giảm tiết dịch vị dạ dày như: Các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, mật ong, bánh mì, bánh quy… Hạn chế ăn các loại thực phẩm được chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích… các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ vì chúng gây tình trạng khó tiêu.
Ăn nhiều rau củ non để tăng cường vitamin cho cơ thể, cung cấp khoáng chất ít xơ.
Không sử dụng các đồ uống có cồn, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…. vì chúng sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.
Không sử dụng đồ ăn cay, nóng, các loại trái cây có chứa nhiều acid như cam, chanh, xoài…
+ Nên dành ra 30 – 60 phút mỗi ngày để tập thể dục, nhằm nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
+ Thường xuyên đi thăm khám theo sự chỉ định của bác sĩ để theo dõi và nắm rõ được tình trạng bệnh của mình.
Tìm Hiểu Về Nút Mạch Cầm Máu Trong Sản Khoa Tại Bệnh Viện 103
– Nối mạch trong và ngoài sọ là làm một cầu nối giữa động mạch cảnh ngoài và động mạch cảnh trong đoạn trong sọ. Vật liệu làm cầu nối có thể bằng động mạch quay, tĩnh mạch hiển, động mạch thái dương nông. – Phẫu thuật này chỉ nên tiến hành tại các trung tâm ngoại khoa có chuyên ngành phẫu thuật thần kinh (PTTK), phẫu thuật mạch máu và chuyên gia gây mê hồi sức nhiều kinh nghiệm.
I. ĐẠI CƯƠNG
– Nối mạch trong và ngoài sọ là làm một cầu nối giữa động mạch cảnh ngoài và động mạch cảnh trong đoạn trong sọ. Vật liệu làm cầu nối có thể bằng động mạch quay, tĩnh mạch hiển, động mạch thái dương nông. – phẫu thuật này chỉ nên tiến hành tại các trung tâm ngoại khoa có chuyên ngành phẫu thuật thần kinh (PTTK), phẫu thuật mạch máu và chuyên gia gây mê hồi sức nhiều kinh nghiệm.
II. CHỈ ĐỊNH
– Thiếu máu não thoáng qua nhiều lần do HA thấp, điều trị nội khoa không kết quả – Tắc mạch não do cục máu đông gây thiếu máu não cục bộ – Điều trị dự phòng khi các tổn thương của động mạch cảnh trong đoạn trong xoang hang bắt buộc phải thắt động mạch trong một số các phẫu thuật như: U màng não của xoang hang, phình mạch não khổng lồ trong xoang hang, rách động mạch cảnh trong đoạn trong xoang hang sau vỡ nền sọ.
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Tắc mạch não trong bệnh tắc – hẹp – phì đại hệ thống động mạch cảnh – Người bệnh hôn mê sâu, phù não nặng sau đột quỵ.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện – Phẫu thuật viên (PTV) chuyên khoa phẫu thuật mạch máu, chuyên khoa phẫu thuật thần kinh, bác sỹ gây mê hồi sức có kinh nghiệm. – Kỹ thuật viên phòng mổ lành nghề, quen thao tác dụng cụ vi phẫu. 2. Phương tiện – Bộ dụng cụ đại phẫu của PTTK, bộ mở sọ, bộ dụng cụ vi phẫu mạch máu não, bộ dụng cụ mạch máu chung.
– Kính hiển vi phẫu thuật có độ phóng đại từ 6 – 12 lần. Dao điện và đốt lưỡng cực. – Chỉ khâu mạch máu các cỡ từ 5.0 đến 9.0. 3. Người bệnh – Xét nghiệm cơ bản, đặc biệt các xét nghiệm về đông máu. – Chụp cộng hưởng từ sọ não, chụp hệ động mạch cảnh (trong, ngoài), hệ động mạch sống nền. – Đo lưu huyết máu não bằng SPECT hoặc bằng Xenon trong trường hợp thiếu máu não do bệnh tụt huyết áp. – Doppler mạch cảnh, sống nền – Cạo đầu, vệ sinh vùng mổ – Ngừng các loại thuốc chống đông trước 48 giờ – Nhịn ăn, vệ sinh, khám gây mê theo quy định chuẩn bị trước mổ.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế Nằm ngửa, đầu cố định trên khung và quay sang bên đối diện với bên mổ, chân kê xoay ra ngoài nếu lấy tĩnh mạch hiển làm cầu nối hoặc tay dạng vuông góc với thân nếu lấy động mạch quay làm cầu nối. 2. Vô cảm Gây mê nội khí quản 3. Kỹ thuật * Thì mở sọ: – Mở sọ vùng thái dương nền đối với thiếu máu của bán phần trước não, vùng chẩm đối với thiếu máu bán phần sau não. – Mở màng cứng và bộc lộ vùng não nơi có mạch não cần nối (nhánh của động mạch não giữa hoặc nhánh của động mạch não sau). – Bộc lộ động mạch thái dương nông nếu dùng động mạch này làm cầu nối (ít làm vì bị ngắn). *Thì lấy động mạch hoặc tĩnh mạch làm cầu nối:
– Lấy động mạch quay hoặc tĩnh mạch hiển trên chiều dài 20 – 30 cm – Đánh dấu chiều của van tĩnh mạch – Thắt hoặc khâu các nhánh bên trên đoạn cầu nối bằng chỉ 7.0, 8.0, 9.0 *Thì làm cầu nối: – Bộc lộ ngã 3 động mạch cảnh – Làm một đường hầm dưới da từ cổ đến nơi mở sọ. – Làm miệng nối động mạch tận – bên cảnh ngoài và cầu nối – Luồn cầu nối qua đường hầm dưới da từ cổ lên sọ – Làm miệng nối tận – bên giữa cầu nối và động mạch não bằng 8 – 10 mũi chỉ dời. – Chú ý: Thực hiện đuổi khí trong lòng mạch tại mỗi miệng nối. *Đóng vết mổ theo các lớp giải phẫu
VI. THEO DÕI
VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 1. Theo dõi – Tình trạng tri giác sau mổ – Các dấu hiệu thần kinh khu trú – Mức độ lưu thông của miệng nối 2. Xử lí các tai biến – Máu tụ dưới màng cứng: + Nếu không có biểu hiện lâm sàng (giảm tri giác, liệt thần kinh) và trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính sọ không có đè đẩy cấu trúc não → Theo dõi thêm. + Nếu máu tụ nhiều, có biểu hiện lâm sàng và có đè đẩy cấu trúc não trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính sọ → Mổ lại lấy máu tụ và cầm máu (Thường máu chảy từ miệng nối do khâu thưa). – Máu tụ ngoài màng cứng: Xử trí như các máu tụ ngoài màng cứng khác. – Chảy máu trong não: Thường xuất hiện muộn (48 – 72 giờ sau mổ) do hiện tượng tái tưới máu não. Nếu không có biểu hiện lâm sàng thì theo dõi. Nếu tri giác giảm, xuất hiện liệt hoặc liệt tiến triển : Mổ lại lấy máu tụ và bỏ cầu nối.
– Tắc cầu nối được chẩn đoán bằng chụp mạch hoặc siêu âm Doppler mạch sau mổ: Làm lại miệng nối. – Nhiễm khuẩn vết mổ và viêm màng não sau mổ: Điều trị kháng sinh dựa vào kháng sinh đồ.
6. XỬ TRÍ TỔN THƯƠNG
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Loại Cây Cầm Máu Dễ Tìm Trong Vườn Nhà trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!