Bạn đang xem bài viết Các Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền Chữa Cảm Cúm Đơn Giản Mà Hiệu Nghiệm được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cảm cúm là căn bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi, nhất là trong thời tiết giao mùa. Ngoài các phương pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh, bạn có thể dùng các bài thuốc Đông y từ các nguyên liệu đơn giản, dễ tìm kiếm.Bệnh cúm trong Đông y là căn bệnh như thế nào?
Bệnh cúm là căn bệnh thường gặp ở trẻ emTheo Đông y, cảm cúm có 2 loại là cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, đây là loại bệnh ngoại cảm nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa nhưng mùa đông xuân thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em. Tùy theo người bệnh mắc cảm phong hàn và cảm phong nhiệt mà Đông y có những bài thuốc chữa trị riêng.Giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, ở mỗi thể bệnh thì người mắc bệnh sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Vì thế, tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh mà có phương pháp điều trị hiệu quả.Bài thuốc Đông y điều trị cảm cúm hiệu quảCảm mạo phong hànNgười bệnh có biểu hiện sốt ít, sợ lạnh, sợ gió, nhức đầu không có mồ hôi, ngạt mũi, chảy nước mũi rêu lưỡi trắng, mạch phù khẩn. Nếu có kèm thêm thấp thì khớp xương và toàn thân nhức mỏi thì dùng các phương pháp sau:Bài 1 gồm có các nguyên liệu: Lá tía tô 80g, cây cà gai 8g, hương phụ 80g, trần bì 40g. Tất cả phơi khô, tán bột. Ngày uống 20g với nước nóng.Bài 2 gồm có các nguyên liệu: Hương tô tán: hương phụ 8g, tử tô 80g, trần bì 40g, cam thảo 20g. Tất cả phơi khô tán bột. Ngày uống 12g với nước nóng.Bài 3 gồm có các nguyên liệu: Ma hoàng thang gia giảm: ma hoàng 6g, hạnh nhân 8g, quế chi 4g, cam thảo 4g.
Bài thuốc Đông y điều trị cảm cúm hiệu quảSắc uống ngày 1 thang.Nếu có kèm thêm thấp thấy người đau, nhức mỏi các khớp thì dùng bài Kinh phòng bại độc tán, gồm có các nguyên liệu sau: sài hồ 40g, tiền hồ 40g, phục linh 40g, cát cánh 40g, chỉ xác 40g, xuyên khung 40g, khương hoạt 40g, độc hoạt 40g, cam thảo 20g, kinh giới 40g, phòng phong 40g. Tất cả tán bột, ngày uống 12g.Có thể sử dụng thuốc xông bằng cách nấu nước xông với các loại lá dâu, lá chanh hoặc bưởi, lá tía tô, kinh giới, bạc hà, sả, lá tre, duối.Cảm phong nhiệtỞ thể bệnh này người bệnh có các triệu chứng như sợ gió, không sợ lạnh, ra mồ hôi nhiều, nặng đầu, miệng mũi khô, ho ra đờm, chảy máu cam, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác. Phép chữa: tân lương giải biểu, phát tán phong nhiệt. Dùng các phương pháp:Bài 1: Thanh hao 8g, địa liền 40g, cà gai 40g, tía tô 40g, kinh giới 80g, kim ngân 80g, gừng 20g. Tất cả tán bột, ngày uống 15 – 20g.Bài 2: Tang cúc ẩm: Lá dâu 40g, cúc hoa 4g, liên kiều 6g, bạc hà 4g, hạnh nhân 8g, cát cánh 8g, cam thảo 4g, rễ sậy 6g. Sắc uống ngày 1 – 2 thang.Bài 3: Ngân kiều tán: Kim ngân 40g, liên kiều 40g, cát cánh 24g, bạc hà 24g, lá tre 4g, cam thảo 20g, đậu xị 20g, hoa kinh giới 16g, ngưu bàng tử 24g. Tất cả tán bột, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 20g.Đây đều là các bài thuốc Y học cổ truyền nổi tiếng được lưu truyền nhiều thế hệ, tuy nhiên để tránh xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn do cơ địa, bạn nên đến các trung tâm y tế nhờ sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.
Y Học Cổ Truyền Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Sen Hiệu Quả
Y học cổ truyền bài thuốc chữa bệnh từ cây sen
Y sĩ Y học cổ truyền Hà Nội hướng dẫn bài thuốc lấy sem làm thuốc
Chữa mất ngủ: lá sen non 50-100g rửa sạch, thái nhỏ, ép lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày. Dùng khô 50g hãm hoặc sắc uống.
Chữa băng huyết, chảy máu cam: lá sen tươi 40g, rau má sao 12g, thái nhỏ, sắc uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa suy nhược cơ thể ở người bị viêm phế quản mạn tính: tâm sen 10g; đan bì, ý dĩ, sinh địa, bạch thược, đảng sâm mỗi vị 12g; quy bản, mạch môn, ngũ vị tử mỗi vị 10g; trần bì, chích cam thảo mỗi vị 6g; đại táo 4 quả. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa tiểu đường: tâm sen 8g; thạch cao 20g; sa sâm, thiên môn, mạch môn, hoài sơn, bạch biển đậu, ý dĩ mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa ho ra máu: ngó sen 20g, bách hợp 20g, cỏ nhọ nồi 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống 2 lần trong ngày.
Chữa nôn ra máu, kinh nguyệt không đều: ngó sen 20g, củ gấu (rang cháy) 12g tán bột mịn, trộn với mật ong hoàn viên bằng hạt đỗ đen. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 viên với nước ấm.
Chữa sốt xuất huyết: ngó sen 30g, rau má 30g, mã đề 20g. Tất cả để tươi, sắc uống.
Chữa rong huyết: hoàng cầm, a giao, sơn chi tử, địa du, ngó sen mỗi vị 12g; quy bản 24g, mẫu lệ 20g, sinh địa 16g, địa cốt bì 10g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa tiểu tiện ra máu: ngó sen, tiểu kế, mộc thông, bồ hoàng sao, đạm trúc diệp, sơn chi tử mỗi vị 12g; sinh địa 20g, hoạt thạch 16g, chích cam thảo 6g, đương quy 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa băng huyết: ngó sen sao, tam lăng, nga truật, huyết dụ, bồ hoàng sao mỗi vị 8g; bách thảo sương 6g. Sắc uống.
Chữa rong huyết: Gương sen (sao cháy tồn tính), rau má (để tươi), kinh giới (sao đen) mỗi vị 20g; ngải cứu (sao đen), cỏ nhọ nồi (để tươi), bách thảo sương mỗi vị 12g. Sắc uống làm 2 lần trong ngày.
Hoặc dùng bài: Gương sen đốt tồn tính, hoa phù dung lượng bằng nhau, tán bột, trộn đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với nước cơm.
Chữa tiểu đường: Gương sen 500g, cỏ may 1.000g thái nhỏ, sắc với nước thành cao lỏng (lấy 700ml), thêm 300ml rượu. Lắc đều được 1 lít thành phẩm. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20-30ml.
Chữa tăng huyết áp: Gương sen, kinh giới tuệ lượng bằng nhau, đốt tồn tính, tán bột, mỗi lần uống 8g với nước cơm hoặc nước cháo, ngày uống 3 lần.
Hoặc dùng 1 trong 2 bài thuốc sau: Gương sen 2 cái, buồng cau điếc 40g. Hai vị cắt nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước còn 50ml chia 2 lần, uống trong ngày;
Gương sen 2 cái, hương phụ 80g, hai vị sao cháy tồn tính, tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g.
Chữa đại tiện ra máu: cỏ bấc 8g, vỏ bưởi (bỏ cùi trắng) 15g, mộc thông 8g; gương sen, tinh tre, cỏ seo gà, vỏ cây vải, hồng hoa mỗi vị 20g. Các vị thuốc thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước, còn 50ml, thêm 15ml mật ong, uống vào lúc đói bụng.
Trị ho ra máu: ngó sen 30g, bột tam thất 3g, trứng gà tươi 1 quả. Ngó sen thái mỏng, đánh đều cùng bột tam thất trứng gà, thêm 100ml nước hấp cách thủy cho chín, ăn nóng.
Thuốc bổ tỳ vị, giúp tiêu hóa, giảm mệt mỏi, mất ngủ, miệng khô, háo khát: ngó sen tươi 150g, gạo nếp 50g, đường phèn vừa đủ, thêm nước nấu cháo.
Chữa chứng nóng trong, cồn cào, tiểu buốt, tiểu rắt: ngó sen 30g, củ sinh địa 30g, cho vào máy xay sinh tố, lấy nước, thêm ít muối, vài giọt chanh, uống mát.
Giải độc rượu: ngó sen (khô) 12g, sắc uống.
Chữa chảy máu cam: ngó sen, lá hẹ ép lấy nước, hâm nóng, uống.
Chữa đầy bụng, tiêu chảy: bột ngó sen, gạo tẻ nấu thành cháo, chia ăn trong ngày.
Các Bài Thuốc Bổ Thận Sinh Tinh Hiệu Quả Theo Y Học Cổ Truyền
Ưu điểm của các bài thuốc “bổ thận sinh tinh” theo y học cổ truyền
Theo nhận định của y học cổ truyền thì thận là một trong ngũ tạng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Thể trạng của con người cường tráng hay yếu ớt là do tạng thận quyết đinh phần nhiều. Không phải ngẫu nhiên mà tạng thận được ví như là “bể chứa tinh huyết”.
Tạng thận chi phối và quyết định sự sinh trưởng cũng như phát dục của cơ thể người. Ở nam giới nếu tạng thận hư suy thì sẽ luôn kéo theo tình trạng rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh… khiến cho ham muốn tình dục bị giảm sút, cậu nhỏ sẽ không còn “sung sức” để có thể đánh trận nào thắng trận đó.
Lúc này, việc sử dụng các bài thuốc giúp bổ thận cũng sẽ giúp các chàng phục hồi sức mạnh, lấy lại phong độ và bản lĩnh khi gần người ấy. Trao đổi với chuyên khoa nam học về những ưu điểm nổi bật của các bài thuốc bổ thận sinh tinh theo y học cổ truyền, lương y Nguyễn Thị Thanh Nhàn hiện đang công tác tại Viện y học cổ truyền cho biết: “Các bài thuốc bồ thận sinh tinh theo y học cổ truyền luôn đặt mục tiêu hàng đầu là tác dụng sâu vào căn nguyên gây bệnh, trùng tu ngũ tạng, lưu thông hoạt huyết. Với xuất phát là những thành phần có trong tự nhiên, được kiểm nghiệm về chất lượng và hiệu quả qua nhiều đời danh y cũng như vô vàn người bệnh, thuốc bổ thận sinh tinh theo y học cổ truyền luôn nhận được đánh giá tốt.
Các loại thuốc Tây chữa yếu sinh lí trên thị trường hiện nay chỉ tập trung chủ yếu vào việc kích thích sản sinh nội tiết tố nam để cải thiện sinh lực, theo quan điểm của y học cổ truyền thì đây chỉ là cách khiên cưỡng tạm thời do thiếu đi sự hài hòa. Đối với các bài thuốc bổ thận sinh tinh theo y học cổ truyền luôn lấy triết lí cân bằng làm đầu, vừa chữa bệnh, vừa giúp bồi bổ cơ thể. Y học cổ truyền luôn quan tâm đến việc bồi bổ và phục hồi chức năng của thận trước, từ đó mới giúp cải thiện chất lượng cũng như số lượng tinh binh, tăng cường chức năng sinh lí, giúp phái mạnh lấy lại bản lĩnh.”
Tuy nhiên, với các bài thuốc bổ thận sinh tinh theo y học cổ truyền thường sẽ có tác dụng chậm nên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng. Và để đảm bảo chất lượng của các bài thuốc, người bệnh nên tìm những địa chỉ uy tín để mua về sử dụng.
4 bài thuốc bổ thận sinh tinh hiệu quả nên dùng ngay
Bài thuốc số 1
Bài thuốc này còn được gọi với tên “Thất vị bổ tinh” được sử dụng rất phổ biến trong trường hợp nam giới bị yếu sinh lí do tạng thận hư. Với những nguyên liệu có tác dụng hỗ trợ bổ thận, tráng dương, làm ấm khí huyết, chỉ thống, cố tinh… Thất vị bổ tinh nhất định sẽ khiến người bệnh ngạc nhiên vói tác dụng mà nó mang lại.
Chuẩn bị: Thực hiện:
Các nguyên liệu đem làm thành dạng viên hoàn, mỗi viên khoảng 25g.
Dùng liên tục trong vài tháng, mỗi ngày 1 viên.
Bài thuốc này không chỉ dùng cho nam giới mà đối với trường hợp nữ giới hiếm muộn, đới hạ cũng có thể sử dụng. Dùng thường xuyên sẽ thấy tinh huyết dồi dào, sức khỏe dẻo dai, xương khớp rắn chắc.
Tìm hiểu thêm: Các loại rượu bổ thận tráng dương tốt cho nam giới
Bài thuốc số 2
Bài thuốc này thường được dùng cho những trường hợp người bệnh bị yếu sinh lý kèm theo những dấu hiệu như tim đập nhanh, cảm giác lo lắng, mất ăn mất ngủ, sắc lưỡi nhạt, tinh thần sa sút, uể oải.
Chuẩn bị:
Thục địa, Bạch truật, Ba kích, Táo nhân, Sơn dược, Đẳng sâm, Phục linh mỗi vị 12g.
Viễn chí, Sài hồ mỗi loại 6g.
Đương quy, thăng ma mỗi loại 10g.
Thực hiện:
Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào ấm sắc với 1,5 lít nước.
Mỗi ngày chỉ sử dụng một thang thuốc.
Đối với bài thuốc này, người bệnh phải sử dụng ít nhất 10 ngày mới bắt đầu cảm nhận được tác dụng. Nên nhớ thuốc sắc chỉ dùng trong ngày không nên để qua đêm.
Bài thuốc số 3
Nếu những người mắc chứng yếu sinh lý kèm theo các triệu chứng như hay tiểu đêm tiểu gắt, sắc lưỡi nhợt nhạt, tinh thần sa sút, tinh dịch ít và loãng, ham muốn tình dục giảm mạnh thì bài thuốc này là lựa chọn phù hợp.
Chuẩn bị: Thực hiện:
Rửa sạch các vị thuốc rồi để ráo, nhân sâm và nhung hươu thái lát.
Cho tất cả vào nồi đất hầm trong khoảng 3 giờ, có thể chia thành nhiều lần ăn trong ngày.
Bài thuốc kết hợp hoàn chỉnh nhất hiện nay
Kế thừa tinh hoa Y học cổ truyền, công thức nhiều bài thuốc bản địa, bí quyết sung mãn của người Thái đen và nghiên cứu khoa học bài bản, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã cho ra mắt bài thuốc bốc thang Mãnh lực Trường xuân.
Bài thuốc kết hợp 3 trong 1 với 3 chế phẩm cao Bổ thận hoàn, Đại bổ hoàn hòa tan trong nước và bài thuốc ngâm rượu. Đặc biệt, bài thuốc bốc thang được cải tiến dạng viên hoàn với dược tính gấp 1,5 lần, tiện sử dụng.
Hàng chục vị thảo dược quý là dược liệu chuẩn sạch GACP – WHO như: Sâm cau, Tỏa dương, Nhục thung dung, Ba kích, Dâm dương hoắc… Kết hợp theo công thức chuẩn giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực, ích tủy, sinh tinh, khắc phục các chứng yếu sinh lý nam, xuất tinh sớm, thận hư, thận yếu.
Kết quả điều trị khả quan trên 500 trường hợp trên 90% hết thận yếu, hồi phục phong độ đỉnh cao sau 2 – 4 tháng sử dụng, 100% không gặp tác dụng phụ. Mãnh lực Trường xuân được cấp phép lưu hành toàn quốc theo quyết định số 2283/2018/ATTP-XNCB.
Chúc đấng mày râu nhanh chóng tìm lại được khoái cảm trong chuyện gối chăn!
Nên tìm hiểu thêm:
Các Bài Thuốc Lý Huyết Hay Dùng Trong Y Học Cổ Truyền
Các bài thuốc lý huyết có tác dụng hoạt huyết, cầm máu, bổ huyết do huyết ứ chảy hoặc huyết ứ gây ra.
Các bài thuốc này được chia thành 3 loại: hoạt huyết khứ ứ, cầm máu, bổ huyết.
1. Các bài thuốc hoạt huyết khứ ứ:
Tác dụng chữa các chứng bệnh gây ra do súc huyết, ứ huyết.
a. Đào nhân thừa khí thang:
Gồm: đào nhân: 12g, mang tiêu: 8g, đại hoàng: 8g, cam thảo: 6g, quế chi: 6g.
Cách dùng: sắc uống, ngày chia thành 2-3 lần uống.
Tác dụng: thanh nhiệt phá ứ.
Chữa bệnh truyền nhiễm sốt cao có biến chứng, đi ngoài ra máu, phiền khát, mê sảng.
Chữa bế kinh, thống kinh.
Chữa sốt cao gây chảy máu cam, tử ban.
Chữa thai chết lưu, máu chảy không ngừng.
b. Bài thuốc điều kinh:
Gồm: củ gấu: 2kg, ích mẫu: 1,5kg, ô dược: 0,7kg, ngải cứu: 60g.
Cách dùng: tán bột, hoàn viên với mật ong, uống 12g – 20g chia thành 2 lần uống trong ngày.
Tác dụng: Chữa chứng kinh nguyệt không đều trước kỳ, sau kỳ, thống kinh cơ năng.
c. Bài thuốc điều kinh 2:
Gồm: lá sung: 200g, đinh lăng: 200g, ngải cứu: 200g, củ gấu: 200g, củ mài: 200g, ích mẫu: 300g, hà thủ ô: 290g, ô dược: 100g, mần tưới: 100g, nga truật: 10g.
Cách dùng: nấu cao đặc còn lại 1 lít, uống 50ml/ngày, chia 2 lần.
Ứng dụng: chữa bế kinh, kinh nguyệt không đều, chảy máu do u xơ tử cung, thống kinh.
d. Ôn kinh thang:
Gồm: đương quy, bạch thược, xuyên khung, đẳng sâm, quế chi, a giao, đan bì, sinh khương, cam thảo, bán hạ chế: mỗi vị 8g; ngô thù, mạch môn: mỗi vị 12g.
Cách dùng: sắc được thuốc bỏ bã, cho a giao đun tan uống nóng, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Tác dụng: ôn kinh tán hàn, bổ huyết khứ ứ.
Chữa kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt nhiều hoặc ít, vô sinh do mạch xung nhâm hư hàn.
Chữa rong huyết cơ năng thể hư hàn.
e. Sinh hóa thang:
Gồm: đương quy: 20g, đào nhân: 12g, xuyên khung: 8g, chích cam thảo: 4g.
Cách dùng: sắc uống.
Tác dụng: chữa cho phụ nữ sau sinh ra sản dịch không ngừng, đau vùng hạ vị.
2. Các bài thuốc cầm máu:
a. Bài thuốc cầm máu:
Gồm: hoa kinh giới: 12g, cỏ nhọ nồi: 12g, trắc bá diệp: 12g, bẹ móc: 10g, hoa bồ hoàng: 10g, ngải cứu: 10g.
Cách dùng: cho vào nồi đất sao đen tồn tính, tán thành bột, uống 10-16g/ngày.
Ứng dụng: chữa rong huyết, nôn máu, đại tiện ra máu.
b. Trắc bá diệp thang:
Gồm: trắc bá diệp: 20g, lá ngải cứu: 16g, can khương: 4g.
Cách dùng: sắc uống.
Ứng dụng: chữa ho ra mủ nhiều.
c. Tử sinh thang:
Gồm: trắc bá diệp tươi: 20g, lá sen tươi: 20g, lá ngải cứu tươi: 12g, sinh địa: 12g.
Cách dùng: sắc uống.
Tác dụng: lương huyết chỉ huyết.
Ứng dụng: chữa sốt gây nôn ra máu, chảy máu cam, miệng khô, họng khô, lưỡi đỏ, mạch huyền sác.
d. Hoa hòe tán:
Gồm: hoa hòe, trắc bá diệp, hoa kinh giới, chỉ xác: lấy lượng như nhau.
Cách dùng: sao đen tồn tính, tán nhỏ, uống 8-12g/ngày.
Ứng dụng: chữa đi ngoài ra máu tươi.
Copy ghi nguồn: https://europemedpharma.com
Link bài viết: Các bài thuốc lý huyết hay dùng trong y học cổ truyền
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền Chữa Cảm Cúm Đơn Giản Mà Hiệu Nghiệm trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!