Bạn đang xem bài viết Bổ Sung Canxi Cho Trẻ Sơ Sinh Thế Nào Cho Đúng? được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những nguyên nhân dẫn tới thiếu canxi ở trẻ sơ sinh
Trẻ không được tắm nắng phù hợp dẫn tới có thể thiếu vitamin D
Chế độ ăn uống chưa hợp lý do vậy cung cấp chưa đủ canxi cho sự phát triển của bé
Trẻ thiếu canxi do dị tật ở tuyến giáp
Bé thiếu oxi hoặc bị ngạt trong quá trình sinh
Di chứng của ngộ độc thai nghén, tiểu đường thai kỳ của mẹ
Nhận biết trẻ sơ sinh thiếu canxi ở dấu hiệu nào?
Trẻ hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc và khi ngủ hay giật mình
Hay vặn mình, nôn trớ và ọc sữa
Trẻ ra nhiều mồ hôi, đặc biệt là trong khi ngủ
Rụng tóc thành đường vành khăn ở sau gáy
Trẻ khó thở, nấc cụt do bị co thắt thanh quản
Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh không đúng cách sẽ dẫn tới hiệu hậu quả đáng lo ngại, vì vậy, các mẹ nên bổ sung canxi cho trẻ với những cách sau đây:
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính và rất cần thiết cho trẻ. Vì vậy, trong 6 tháng đầu các mẹ cần phải cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để bé có sức đề kháng tốt, có sức khỏe tốt và cứng cáp hơn.
Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn cũng là một cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh hiệu quả, bởi vậy chế độ ăn của mẹ trong thời gian cho con bú cũng vô cùng quan trọng. Do vậy, các mẹ nên quan tâm tới chế độ ăn uống của mình.
Lượng canxi trẻ cần hấp thụ từ 300-500 mg mỗi ngày, lượng canxi này được hấp thu hoàn toàn từ sữa mẹ, vì vậy mẹ cần bổ sung canxi cho cơ thể và cũng đáp ứng nguồn canxi đủ cho bé.
Có 2 cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh thông qua mẹ đó là trước khi mang thai và sau khi mang thai bằng thực phẩm hàng ngày và thuốc đổ sung canxi trong quá trình mang thai.
Trong đó, cách bổ sung canxi bằng thực phẩm là an toàn và dễ thực hiện. Các mẹ muốn bổ sung canxi cần ăn những thực phẩm sau:
– Sữa và các sản phẩm từ sữa
– Các loại ngũ cốc và hạ nhưt: hạt đậu, gạo, hạt mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó…
– Ăn nhiều các loại rau lá xanh thẫm: chân vịt, bó xôi, rau cải thìa, rau cải xoăn…
– Nên ăn thuỷ hải sản thân mềm gồm: hàu, sò, ngao, ốc, hến…
– Những thực phẩm giàu canxi như: lòng đỏ trứng, cá biển
Ngoài ra, các mẹ đừng quên bổ sung canxi bằng cách hấp thụ Vitamin D bằng cách tắm nắng vào buổi sáng sớm.
Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đang cho con bú cần hấp thụ khoảng 1000 mg canxi mỗi ngày. Nhưng do việc ăn uống bị kiêm khem nhiều và có nhiều thực phẩm giàu canxi nhưng không được ăn, do vậy thường bị thiếu hút canxi sau khi sinh. Vì vậy, các mẹ cũng có thể bổ sung canxi để bù đắp vào lượng thiếu hụt bằng các loại thuốc bổ sung canxi.
Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc bổ sung canxi các mẹ nên tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ. Mỗi lần không nên bổ sung quá 500mg vào cơ thể. Bởi một ngày cơ thể cũng không thể hấp thu quá nhiều canxi.
Ngoài 2 cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh trên thì tắm nắng cho bé mỗi ngày cũng là cách bổ sung canxi hiệu quả. Nhiều bà mẹ hiện nay còn lạc hậu nghĩ rằng trẻ sơ sinh chỉ nên ở trong nhà và hạn chế ra ngoài nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên thiếu canxi ở trẻ. Sau khi sinh 2 tuần các mẹ có thể cho bé ra tắm nắng được.
Vào mùa Hè, các mẹ nên cho bé tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6- 7 rưỡi sáng và buổi chiều từ 17h30-18h. Còn đối với mùa Đông có thể cho bé tắm nắng từ 15-17h.
Khi tắm nắng các mẹ nên mặc quần áo mỏng cho bé để có thể tiếp xúc được với ánh nắng hiệu quả nhất, hấp thụ vitamin D tốt nhất.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì bổ sung canxi bằng cách bú sữa mẹ hoàn toàn và tắm nắng là tốt nhất. Còn đối với trẻ từ 7-12 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm thì các mẹ nên có công thức chế biến món ăn có thành phần dinh dưỡng cao, giúp bổ sung canxi hiệu quả.
Những lưu ý khi bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh
Các mẹ lưu ý, tất cả những trường hợp bổ sung canxi cho bé theo dạng thuốc cần phải có sự tư vấn của bác sĩ. Bởi thiếu canxi và thừa canxi đều mang tới những tác động xấu đến sức khỏe của các bé. Cần lựa chọn những loại dễ hấp thu nếu sử dụng theo dạng thuốc, không gây kích ứng cho dạ dày và đặc biệt, phải tuân thủ theo đúng liều mà bác sĩ đã dặn dò.
Cần ưu tiên những thực phẩm giàu canxi và vitamin D như: lòng đỏ trứng, cá, chuối, sữa chua cần được bổ sung thường xuyên trong quá trình cho con bú.
Trong sữa ngoài có hàm lượng vitamin cao hơn trong sữa mẹ. Vì vậy, những bé không bú hoàn toàn bằng sữa mẹ nếu uống ít hơn 900 gr sữa mỗi ngày thì nên bổ sung thêm vitamin D.
Bổ Sung Canxi Cho Trẻ Sơ Sinh, Trẻ Nhỏ Đúng Cách
Trẻ thiếu canxi là nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển cả về chiều cao, cân nặng và trí tuệ.
Ở nước ta, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi mắc tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi lên tới hơn 30% mà nguyên nhân hàng đầu là thiếu canxi (Theo thống kê của tổ chức Viện Y xã hội học Việt Nam).
Các mẹ tìm hiểu dấu hiệu trẻ thiếu canxi để bổ sung canxi cho bé, tránh tình trạng trẻ bị thiếu hụt canxi.
Tuy nhiên không phải cứ cho bé uống nhiều canxi là tốt mà việc bổ sung canxi cho bé cần có liều lượng đúng và thích hợp với từng độ tuổi.Các mẹ cũng nên biết nhu cầu canxi của trẻ là bao nhiêu.
Hướng dẫn các cách bổ sung canxi trực tiếp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là nguồn cung cấp, bổ sung canxi cho bé chủ yếu ở thời điểm này.
Mẹ cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục duy trì trong thời gian cho trẻ ăn dặm, khi trẻ được khoảng 2 tuổi mẹ có thể cai sữa hoàn toàn.
Đối với bé dưới 6 tháng tuổi nên bổ sung canxi cho bé hoàn toàn từ sữa mẹ; tăng cường canxi trong sữa mẹ qua chế độ ăn uống giàu canxi cho trẻ kết hợp với việc tắm nắng.
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi mẹ có thể bổ sung canxi cho trẻ thêm từ chế độ ăn dặm và sữa ngoài. Lựa chọn cho bé ăn dặm với các thực phẩm giàu canxi như: hải sản gồm tôm, cua, sò, cá… các loại rau gồm rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây…
Ngoài ra các mẹ có thể dùng thêm những sản phẩm bổ sung canxi cho trẻ trên thị trường như viên uống canxi sữa của Úc, canxi nước của Anh và nhiều loại khác (có thể tham khảo bác sỹ).
Bổ sung bằng cách gián tiếp bằng cách sử dụng Vitamin D cho trẻ
Nhiều mẹ chỉ chú ý đến việc bổ sung canxi cho con, tuy nhiên trẻ bị thiếu canxi do cơ thể trẻ không hấp thụ được. Nguyên nhân chính là do các me bỏ qua việc bổ sung viamin D cho trẻ
Có rất nhiều cách bổ sung vitamin D cho trẻ. Các mẹ có thể xem Hướng dẫn bổ sung Vitamin D cho trẻ đúng cách nhất
Các mẹ có thể cho trẻ tắm nắng. Ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm và chiều tối là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào và tuyệt đối an toàn cho trẻ sơ sinh.
Các mẹ nên bổ sung vitamin D cho trẻ hàng ngày như liều dự phòng bằng các loại sản phẩm bổ sung vitamin D đang bán trên thị trường như vitamin D Fluoretten của Đức, vitamin D dạng nước của Úc, của Pháp và nhiều sản phẩm của các nước khác.
Bổ Sung Vitamin D Cho Trẻ Sơ Sinh Thế Nào Là Đủ?
Vitamin D được xem là loại dưỡng chất đóng vai trò cực kì quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Vì nếu thiếu Vitamin D, trẻ sẽ rất dễ gặp tình trạng còi xương hoặc mắc những bệnh về phổi. Nghiêm trọng hơn, thiếu Vitamin D kéo dài còn khiến cho trẻ phải đứng trước nguy cơ mắc những căn bệnh nghiêm trọng như bệnh tim, đa xơ cứng, loãng xương, ung thư,…
Vitamin D thật sự là dưỡng chất không thể thiếu cho trẻ. Tuy nhiên, nếu bổ sung Vitamin D quá nhiều, trẻ cũng phải đối diện với những triệu chứng cực kì nguy hiểm. Chính vì vậy, các ông bố bà mẹ phải thật sự thận trọng trong khâu tìm nguồn cung cấp và chế độ cung cấp Vitamin D cho bé.
Bổ sung Vitamin D cho trẻ sơ sinh như thế nào là đầy đủ và đúng cách nhất?
Khi bổ sung Vitamin D cho trẻ, các bậc phụ huynh nên lưu ý 2 điểm quan trọng. Đó chính là cách bổ sung Vitamin D và liều lượng bổ sung. Điều này sẽ giúp trẻ tiếp nhận Vitamin D đầy đủ và nhanh chóng mà không gặp tình trạng bị thừa Vitamin.
Tắm nắng là phương pháp bổ sung Vitamin D đơn giản và được kiểm chứng bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới. Sau khi sinh khoảng 10 ngày, các bà mẹ có thể bắt đầu thực hiện chế độ tắm nắng cho bé. Các mẹ nên lưu ý tắm nắng cho con khoảng 10 đến 30 phút mỗi ngày vào các khung giờ từ 7 – 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều vì trong khoảng thời gian này, tia cực tím yếu nhất. Đồng thời, mỗi đợt tắm nắng cho bé sẽ kéo dài trong 10 ngày.
Nếu bé đã lớn hơn và có thể ăn dặm được, bạn nên bổ sung thêm Vitamin D cho bé thông qua chế độ ăn.
Chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung những dưỡng chất cho trẻ sơ sinh, trong đó có Vitamin D. Những loại thực phẩm có nhiều Vitamin D phổ biến như sữa, trứng, thịt, cá, nấm, đậu,… Tuy vậy, không phải loại thực phẩm nào cũng có thể giúp bé bổ sung Vitamin D một cách tốt nhất.
Bạn nên chia khẩu phần ăn cho bé một cách khoa học, với những món ăn có chứa Vitamin D xuất hiện đều đặn. Để bé dễ ăn, bạn cũng có thể xay nhuyễn những thực phẩm giàu Vitamin D và tạo thành hỗn hợp giúp bé tiêu hóa nhanh chóng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên xoay vòng các loại thực phẩm chứa Vitamin D có nguồn gốc từ động vật và thực vật để cung cấp thêm những dưỡng chất khác một cách hiệu quả cho bé.
Sử dụng những loại thuốc và sản phẩm bổ sung Vitamin D
Cách thức này được nhiều bậc cha mẹ sử dụng khi bé biết ăn dặm. Vì những sản phẩm chuyên bổ sung Vitamin D sẽ có tác dụng nhanh hơn và hiệu quả hơn so với việc sử dụng các loại thuốc nên phương pháp bổ sung này được rất nhiều người tin tưởng và áp dụng. Tuy nhiên, việc cho bé uống những sản phẩm bổ sung Vitamin D phải nhận được sự đồng ý của bác sĩ hoặc các chuyên gia, đồng thời, bạn cũng hạn chế tình trạng cho bé uống sản phẩm bổ sung Vitamin quá liều hoặc sai hướng dẫn sử dụng.
Những lưu ý khi bổ sung Vitamin D cho trẻ sơ sinh:
Trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ vẫn nên bổ sung thêm Vitamin D. Dù sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng lượng Vitamin D có trong sữa mẹ là không cao và không thể đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp Vitamin D của trẻ.
Thông thường, mỗi đứa trẻ sơ sinh nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và được bú sữa mẹ sẽ cần phải bổ sung thêm 400IU Vitamin D trên một ngày. Còn đối với những đứa trẻ không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì nên bổ sung 800IU trên một ngày thì mới đủ.
Nếu trẻ sơ sinh đang sử dụng sữa công thức đúng với liều lượng được khuyến nghị cho độ tuổi của mình thì không cần thiết phải bổ sung thêm Vitamin D vì bản thân trong các sản phẩm sữa công thức đã chứa một hàm lượng Vitamin D đầy đủ cho trẻ.
Dùng Thuốc Kháng Sinh Cho Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ Như Thế Nào Là Đúng Cách?
Trẻ nhỏ luôn có hệ miễn dịch và sức đề kháng rất yếu, thế nên sử dụng thuốc kháng sinh chính là cách hữu hiệu nhất mà bố mẹ thường áp dụng cho con yêu của mình. Nhưng phải làm sao để có thể sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách, đúng liều mà không khiến con tẻ sợ hãi, ám ảnh mỗi khi bệnh phải uống thuốc thì bài viết chia sẻ kiến thức hôm nay sẽ hỗ trợ thật nhiều cho bố mẹ.
Thuốc đưa vào cơ thể trẻ qua bất cứ đường nào (uống, tiêm, bôi ngoài da) đều được hấp thu, chuyển hóa ở gan và đào thải qua thận, trong khi chức năng gan thận ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn rất yếu.
Do đó, khả năng thải trừ thuốc ở đối tượng này chậm hơn nhiều so với người lớn và trẻ lớn. Vì vậy, dược chất dễ bị tích tụ trong cơ thể, gây ra ngộ độc, nhất là khi trẻ dùng thuốc kéo dài.
Thuốc vào cơ thể sẽ gắn với protein trong huyết tương và đẩy billirubin ra, làm tăng billirubin trong máu, gây nên hiện tượng vàng da. Ở trẻ nhỏ, sự phân phối kháng sinh trong cơ thể cũng khác người lớn vì tỷ lệ nước trong cơ thể nhiều hơn. Do đó liều lượng, cách dùng thuốc phải rất thận trọng.
Các loại thuốc kháng sinh được khuyến cáo không nên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Cloramphenicol: Có thể gây “hội chứng xanh xám” cho trẻ sơ sinh, nhất là trẻ đẻ non. Trẻ bị xanh tái dần rồi trụy tim mạch và tử vong. Cloramphenicol còn gây ngộ độc cho tủy xương, nếu dùng kéo dài có thể gây suy tủy, thiếu máu không hồi phục.
Tetracyclin: Không nên dùng cho trẻ dưới 8 tuổi vì thuốc này làm chậm phát triển xương, làm cho răng có màu vàng nâu vĩnh viễn. Tetracyclin còn làm căng thóp ở trẻ sơ sinh.
Kháng sinh nhóm aminozid (như streptomycin, gentamycin): Nếu dùng cho trẻ sơ sinh sẽ dễ gây điếc. Các loại sulfonamid như bactrim không nên dùng cho trẻ nhỏ vì dễ gây vàng da và độc với thận. Các thuốc kháng sinh negram, nitrofurantoin, rifamicin cũng không nên dùng cho trẻ nhỏ vì có thể gây vàng da, nhiễm độc cho gan.
Về cách đưa thuốc kháng sinh vào cơ thể trẻ:
Phải hết sức thận trọng, nên dùng đường uống, hoặc tiêm tĩnh mạch nếu có chỉ định của thầy thuốc. Đối với trẻ nhỏ, không nên tiêm bắp vì làm trẻ đau và đặc biệt là dễ gây xơ cứng cơ, khiến trẻ bị tàn tật.
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, do đó không nên cho rằng người lớn dùng gì thì trẻ em dùng nấy, chỉ cần bớt liều đi. Khi trẻ bị ốm, nhất thiết phải đưa đi khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế, không tự ý cho trẻ uống kháng sinh hoặc điều trị theo sự mách bảo của những người không có chuyên môn.
Kinh nghiệm khi cho trẻ uống thuốc kháng sinh
Không tự ý dùng thuốc cho trẻ vì có thể gây ngộ độc, lờn thuốc. Luôn tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ khi dùng bất kỳ thuốc gì cho trẻ.
Không tự ý giảm hoặc tăng liều thuốc. Không sử dụng toa cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác uống.
Không bóp mũi trẻ, đè đổ thuốc. Giải thích và dỗ dành trẻ nếu trẻ khóc hoặc không chịu uống thuốc.
Không cho trẻ uống thuốc khi trẻ đang khóc, cười hay đang co giật.
Không nên cho trẻ uống thuốc lúc bụng đói, nhất là các thuốc giảm đau, kháng viêm như: aspirine, corticoide… để phòng ngừa chứng viêm loét dạ dày.
Cho trẻ uống những loại thuốc phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Cách cho trẻ uống thuốc dễ dàng và không sợ hãi, nên chọn dạng thuốc thích hợp cho trẻ:
Đối với trẻ nhỏ, trẻ nhũ nhi: cần chọn dạng thuốc lỏng như: sirô, hỗn dịch, nhũ dịch (hỗn dịch, nhũ dịch là dạng thuốc lỏng có phần trắng đục như sữa, trước khi uống phải lắc kỹ chai để thuốc trộn đều) hoặc thuốc giọt hòa vào nước để uống. Đây là các thuốc đã được bào chế thơm, ngọt nên trẻ thích uống. Cũng có thể chọn những loại thuốc có dạng thuốc bột, thuốc cốm đựng trong gói, khi uống sẽ hòa với nước thành dạng lỏng có mùi thơm, vị ngọt, dễ uống đối với trẻ.
Đối với những trẻ lớn, thường từ 5 tuổi trở lên, có thể nuốt được viên thuốc: ta có thể cho trẻ uống thuốc dạng viên nén hoặc thuốc hình bao con nhộng. Không nên nghiền nhỏ viên thuốc cho trẻ uống vì có một số loại thuốc chứa dược chất rất đắng, sẽ làm cho trẻ sợ hãi. Điều cần lưu ý nữa là không nên hù dọa, tạo không khí căng thẳng mà cần mềm mỏng, kiên trì thuyết phục khi cho trẻ uống thuốc.
Không pha thuốc vào bất cứ loại nước nào hoặc thức ăn của trẻ. Chỉ nên pha thuốc với nước đun sôi để nguội để đảm bảo đặc tính của thuốc và duy trì hiệu quả điều trị.
Không pha thuốc vào những loại dịch uống hoặc thức ăn sau đây vì sẽ làm thành phần, hiệu quả và tác dụng của thuốc bị thay đổi.
Không pha thuốc vào bình sữa cho trẻ bú: sữa công thức (sữa bò) chứa nhiều kali và sắt. Những chất này khi gặp một số thuốc sẽ phản ứng, tạo ra một số tạp chất ổn định hoặc khó tan, gây cản trở cho sự hấp thụ thuốc của lòng ruột và dạ dày. Thậm chí, có những loại thuốc còn bị những chất này phá hủy. Ngoài ra, canxi có trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc kháng sinh, do đó không nên dùng sữa để uống thuốc.
Không pha thuốc vào nước ép trái cây: trong nước trái cây, nhất là nước cam, chanh có thành phần acid tương đối nhiều. Khi dùng nước trái cây để uống thuốc có thể làm xảy ra một số phản ứng hóa học dẫn đến thay đổi tính chất của thuốc. Nếu pha với nước nho ép có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh. Lý do nước nho ép có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm.
Không pha thuốc vào thức ăn hoặc thức uống của trẻ: mùi vị thơm ngon của thức ăn, thức uống sẽ hòa lẫn với mùi vị lạ của thuốc. Trẻ kén ăn hoặc nhạy cảm mùi vị sẽ phản ứng, từ chối thức ăn, thức uống đã được pha thuốc, dù đó là những thứ mà trước đây trẻ ưa thích. Đối với trẻ lớn hơn, trộn thuốc như thế trẻ sẽ cho là mình bị đánh lừa và mất lòng tin ở cha mẹ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bổ Sung Canxi Cho Trẻ Sơ Sinh Thế Nào Cho Đúng? trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!