Bạn đang xem bài viết Bị Cảm Cúm, Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi? được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Suckhoedoisong.vn – Tôi thường hay bị cảm cúm đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng mỗi đợt ốm kéo dài thường cả tuần lễ làm giảm năng suất lao động cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của tôi. Vậy xin hỏi bác sĩ, tôi có thể uống thuốc gì khi cảm cúm để nhanh khỏi bệnh. Rất mong bác sĩ giải đáp.
Cảm cúm thông thường là do nhiễm virus đường hô hấp trên gây ra. Đối tượng dễ mắc cảm cúm là người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, những người có miễn dịch kém cũng dễ bị cảm cúm. Bệnh xảy ra quanh năm song tần suất bệnh cao nhất trong khoảng thời gian từ đầu mùa thu đến cuối mùa xuân, đặc biệt khi nồm ẩm kéo dài.
Các dạng thuốc tân dược trị cảm, cúm thường có thành phần chủ yếu gồm: Hạ sốt giảm đau (paracetamol), chất chống dị ứng, viêm mũi (gồm kháng histamin H1 như loratadin, chlopheniramin maleat…), chất có tác dụng co mạch giúp chống nghẹt mũi, viêm mũi như: phenylpropanolamine, pseudoephedrin hoặc phenylephrine; chất giúp giảm ho như: dextromethorphan hay codein. Hiện nay, trên thị trường có hàng trăm loại biệt dược, là sự kết hợp hoặc đơn chất khác nhau của các thành phần nêu trên.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các thuốc này chỉ giúp giảm triệu chứng mà không có tác dụng loại trừ nguyên nhân hay rút ngắn thời gian mắc bệnh. Ngoài ra, các thuốc cảm cúm có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nếu không được sử dụng đúng cách.
Bạn lựa chọn thuốc nào cũng phải uống từ 3-5 ngày mới đỡ, không có thuốc cảm cúm nào uống vào khỏi ngay. Vì vậy, bạn cần tuân thủ các quy định dùng thuốc của nhà sản xuất, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, uống đúng giờ quy định. Tuyệt đối không tự ý tăng liều với mong muốn nhanh khỏi bệnh, điều này là vô cùng nguy hại vì có thể dẫn đến ngộ độc thuốc và các tác dụng phụ nghiêm trọng cho cơ thể. Nếu các triệu chứng của cảm cúm kéo dài, bạn cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế để có hướng xử trí đúng đắn.
Bạn cũng cần nhớ lối sống lành mạnh và ý thức xây dựng một sức đề kháng tốt mới là chìa khóa giúp bạn có được một cơ thể khỏe mạnh và chiến thắng được bệnh tật.
Bà Bầu Bị Cảm Uống Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi?
Bà bầu bị cảm có nguy hiểm không?
Bà bầu bị cảm có nguy hiểm không, có ảnh hưởng đến thai nhi không là nỗi băn khoăn, lo lắng của rất nhiều bà mẹ. Tại Việt Nam, thời tiết rất thuận lợi cho các loại virus cúm phát triển và lan nhanh, nhất là những lúc giao mùa. Đặc biệt, với tình hình diễn biến phức tạp như hiện nay, một trận đại dịch toàn cầu do Coronavirus gây ra đã cướp đi sinh mạng hàng trăm nghìn người thì những biểu hiện như sốt, ho dù cảm cúm hay cảm lạnh thông thường cũng khiến không ít người phải hoang mang, lo sợ.
Bị cảm khi mang thai luôn khiến mẹ bầu lo lắng
Đối với phụ nữ mang thai, dù cảm lạnh thông thường hay chỉ một trận cúm nhẹ nếu mẹ chủ quan cũng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Nếu không có dấu hiệu sốt hoặc ho nhiều cảm lạnh ở mức độ nhẹ hầu như không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ở mức độ nặng sẽ gây ra những biến chứng như sinh non, sinh thiếu tháng, thể trạng em bé kém.
Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ bị virus cúm xâm nhập vào cơ thể không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật mà khi sốt cao kết hợp với độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Ngoài ra, mẹ bầu bị cúm còn có thể gây ra những biến chứng ở thai nhi như: hở hàm ếch, hở van tim bẩm sinh và có khả năng rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ. Khi mẹ bầu có dấu hiệu của cảm cúm, không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà ngay lập tức nên đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn điều trị.
Bị cảm khi mang thai nên uống thuốc gì?
Mang thai là giai đoạn vô cùng quan trọng, mẹ cần phải thận trọng trong mọi tình huống bởi đây là “bước đệm”, là tiền đề quyết định tầm vóc và trí tuệ của bé sau này. Có 2 mốc mẹ cần đặc biệt chú ý đó là kỳ tam cá nguyệt đầu tiên và kỳ tam cá nguyệt thứ 3. Giai đoạn này có rất nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Nếu mẹ không cẩn thận trước những tác nhân gây nguy hiểm dù là vô tình như: khói thuốc lá, rượu bia, chất kích thích… thì rất dễ mất bé hoặc em bé sẽ không phát triển bình thường.
Bà bầu bị cảm nên uống thuốc gì
Quan trọng nhất là thai phụ không được tự ý sử dụng bất kì loại thuốc kháng sinh nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, một số trường hợp bị cảm khi mang thai không thể chữa khỏi bằng phương pháp dân gian hoặc dược liệu thiên nhiên bắt buộc phải dùng kháng sinh thì mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ. Hiện nay, vẫn có một số loại kháng sinh dùng điều trị cảm cúm cho mẹ bầu như:
Acetaminophen: Là loại thuốc hạ sốt an toàn cho bà bầu thường được dùng với những mẹ bầu bị cảm cúm trong thai kỳ, được sử dụng rất phổ biến và có thể mua dễ dàng mà không cần đến đơn thuốc bác sĩ.
Chlorpheniramin: FDA Hoa Kỳ xếp Chlorpheniramin là thuốc loại B, kháng histamin, tức có thể dùng được cho phụ nữ mang thai và sẽ không gây hại đến thai nhi nếu dùng trong thời gian ngắn và liều lượng nhất định.
Pseudoepherin: Theo tư vấn bs Bệnh viện Từ Dũ TP. Hồ Chí Minh cho hay, Pseudoephedrin được khuyến cáo chỉ nên sử dụng trong thai kỳ khi lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ. Pseudoephedrin được dùng điều trị nghẹt mũi cho phụ nữ mang thai khi đã qua 3 tháng đầu.
Lưu ý: Dù bị cảm lạnh nặng hay nhẹ hay bị cúm mẹ bầu cũng không nên tự ý dùng thuốc điều trị mà nên tham vấn ý kiến bác sĩ để nhận được những lời khuyên tốt nhất về cách điều trị khi bà bầu bị cảm nên uống thuốc gì đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con. Bởi mỗi loại thuốc có tác dụng và liều lượng khác nhau để phù hợp với từng cơ địa của mẹ bầu.
Những loại thuốc chống chỉ định trong thai kỳ
Ngoài những loại kháng sinh mẹ bầu uống được khi bị cảm, cũng có rất nhiều loại thuốc trị cảm cúm không dùng được cho phụ nữ mang thai mà mẹ cần lưu ý:
Một số loại kháng sinh chống chỉ định với bà bầu
Tamiflu, Flumadine, Symmetrel, Relenza: Thuốc diệt virus đều có nguy cơ gây dị tật thai nhi cao.
Aspirin: Thuốc có khả năng gây xuất huyết ở mẹ bầu.
Ibuprofen: Loại thuốc này chưa được nghiên cứu thực nghiệm với phụ nữ có thai nên chưa xác định được ảnh hưởng của nó với thai nhi, nên tốt nhất mẹ bầu không nên thử.
Guaifenesin: Một thành phần có trong thuốc trị cảm cúm và cũng chưa xác định được tính an toàn với phụ nữ mang thai.
Như vậy, việc dùng thuốc cảm cho bà bầu tốt nhất phải theo sự chỉ định và kê đơn của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng những mẹo chữa cảm cúm từ dân gian và ưu tiên dùng các “kháng sinh tự nhiên” để trị bệnh hiệu quả mà không ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.
Cảm Cúm Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi Mà Không Hại Bao Tử?
Trị cảm cúm thông thường bác sĩ hay kê toa thuốc chứa paracetamol hoặc aspirin. Tùy theo mức độ cảm cúm: có sổ mũi, nhức đầu, đau cổ hay không mà có thể sẽ cộng thêm một vài thành phần khác nữa.
Cảm cúm là gì?
Cảm cúm là rối loạn thường gặp. Trong một năm, ta có thể bị rối loạn này đôi ba lần, đặc biệt là vào mùa mưa. Cảm cúm còn được gọi cảm sổ mũi vì cảm giác khó chịu, thấy người yếu hơn bình thường lại kèm theo ho, sổ mũi, nhảy mũi hoặc có khi bị nghẹt mũi. Có hai triệu chứng thường gặp kèm với cảm cúm là sốt và đau nhức, đặc biệt là nhức đầu.
Cảm cúm là bệnh nhiễm siêu vi (virus) cấp tính đường hô hấp. Do nhiễm virus cúm A, B và C. Hiện nay, cúm A phân týp H1N1 đang gây lo lắng trên toàn thế giới. Cúm thường gây bệnh cảnh đường hô hấp nặng hơn như sốt cao và có thể gây viêm phổi nặng
Triệu chứng cảm cúm thông thường hay thấy là
Sốt là hiện tượng thân nhiệt tăng cao hơn bình thường, được quy ước khi thân nhiệt trên 38oC. Sốt nhẹ từ 38oC- 38,9oC, trên 39oC là sốt cao. Nên lưu ý, nếu sốt quá cao có thể gây co giật, thậm chí có thể gây tổn thương não trầm trọng ở trẻ sơ sinh.
Cảm cúm uống thuốc gì nhanh khỏi?
Để hạ sốt giảm đau đặc biệt trị nhức đầu, thuốc thường được dùng là: aspirin, paracetamol. Trong 2 loại thuốc này, paracetamol được xem là tương đối an toàn. Aspirin giảm đau hạ nhiệt tốt nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt gây tổn hại niêm mạc dạ dày tá tràng và tăng nguy cơ xuất huyết, nên lưu ý không được dùng aspirin khi nghi ngờ sốt xuất huyết. Phụ nữ có thai và trẻ em cũng không nên dùng aspirin. Nên lựa chọn paracetamol nhưng cũng cần lưu ý paracetamol không phải hoàn toàn vô hại, không nên dùng paracetamol quá thường xuyên và phải dùng thật đúng liều.
Có hai loại thuốc hạ sốt giảm đau chứa dược chất paracetamol.
Thuốc trị cảm cúm chỉ chứa paracetamol (nhiều dược phẩm xem kỹ sẽ thấy trong công thức chỉ chứa paracetamol), đây có thể xem là thuốc giảm đau hạ nhiệt thông thường.
Thuốc trị cảm cúm loại thứ 2: đó là thuốc phối hợp đến ba dược chất: paracetamol; kháng histamin trị dị ứng là clorpheniramin; và phenylpropanolamin có tác dụng co mạch, làm tan máu chống sung huyết ở niêm mạc mũi dùng để trị nghẹt mũi, sổ mũi.
Lưu ý khi uống kháng sinh trị cảm cúm
Người cao tuổi thường hay bị tăng huyết áp phải tránh dùng thuốc trị cảm cúm, nhức đầu có chứa chất co mạch giảm sung huyết là phenylpropanolamin (hay ephedrin, pseudoephedrin) đã kể ở trên. Ngoài ra, người cao tuổi tuyệt đối không dùng thuốc dạng sủi bọt (kể cả các thuốc khác ngoài thuốc trị cảm cúm, nhức đầu). Vì dạng thuốc sủi bọt luôn chứa tá dược rã sinh khí là natri bicarbonat hoặc natri carbonat (khi cho vào nước sẽ phản ứng với acid citric cũng là tá dược phóng thích khí CO2 gây sủi bọt), tức thuốc sủi bọt luôn chứa natri có thể gây tăng huyết áp đối với người bị sẵn bệnh lý này và đang kiêng muối.
Đối với trẻ còn quá nhỏ, tránh dùng thuốc trị cảm cúm có chứa chất co mạch chống sung huyết cho các cháu, thậm chí không được dùng thuốc nhỏ mũi có chứa chất co mạch để nhỏ mũi. Bởi vì thuốc không chỉ có tác dụng làm co mạch ở niêm mạc mũi mà còn có tác dụng gây co mạch ở các nơi khác như: gan, tim, thận… của trẻ, và trẻ nhỏ thì cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh để có thể chấp nhận được tình trạng này. Đối với trẻ bị sốt chỉ nên cho dùng paracetamol và nên dùng dạng thuốc lỏng có mùi vị thơm ngon để cho trẻ dễ uống. Hiện nay, có thuốc paracetamol dạng hỗn dịch giống như sirô rất thích hợp cho trẻ.
Trong thuốc trị cảm cúm, paracetamol chỉ trị triệu chứng sốt và nhức đầu, đang dùng thuốc sẽ hết sốt, đau nhức nhưng hết thuốc có thể sẽ đau nhức trở lại khi nguyên nhân bệnh lý gây sốt, đau nhức vẫn còn. Vì vậy, chỉ dùng thuốc paracetamol trong một thời gian thường 3-4 ngày, nếu sốt hay đau nhức tái diễn hoặc tăng thêm, rất cần đi khám bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được chẩn đoán và cho hướng điều trị thích hợp.
tu khoa
cảm cúm uống thuốc gì
cảm cúm ăn gì nhanh khỏi
cách chữa bệnh cảm cúm nhanh nhất
Có thế bạn quan tâm :
Trẻ Bị Cảm Cúm Uống Thuốc Gì?
Thông thường trẻ em dễ bị cúm hơn người lớn vì sức đề kháng của trẻ yếu hơn. Đặc biệt mẹ phải thường xuyên tìm hiểu trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì, trẻ cúm uống thuốc gì, trẻ cảm cúm uống thuốc gì… và không biết nên chọn phương pháp nào chăm sóc trẻ tốt nhất.
Khi tìm hiểu trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì, trẻ bị cúm a uống thuốc gì, trẻ bị cúm a uống tamiflu tốt hay không, cha mẹ cần có thể tham khảo một số phương pháp chăm sóc trẻ tại nhà. Khi trẻ mới phát hiện bị cúm thông qua một số biểu hiện cơ bản, mẹ cần phải điều trị ngay, tránh để kéo dài.
1. Các cách xử lý cảm cúm ở trẻ bằng phương pháp tự nhiên
Đừng quá băn khoăn trẻ cúm uống thuốc gì , bé cảm cúm uống thuốc gì, mẹ cũng có thể tham khảo các cách sau để xử lý bệnh cúm tại chỗ:
Nước không chỉ tốt với người lớn mà với trẻ con cũng vô cùng cần thiết. Tuy nhiên vì trẻ còn nhỏ nên không có thói quen uống thuốc hằng ngày, cha mẹ nên thường xuyên nhắc trẻ, đặc biệt là khi trẻ bị cúm, nước sẽ giúp thải độc, mau lành bệnh. Hãy khuyến khích trẻ uống kể cả không thấy khát.
Khi trẻ bị cảm cúm, mẹ phải thường xuyên cho trẻ uống nước (Ảnh: Internet)
Khi bị cúm trẻ tốn khá nhiều năng lượng, trẻ mệt mỏi. Hãy để trẻ ngủ càng nhiều càng tốt, cho dù là giấc ngủ ngắn, thời gian ngủ của trẻ con thay đổi tùy vào lứa tuổi và nhu cầu bản thân.
Thường thì khi thân nhiệt tăng sẽ dẫn đến cảm giác lạnh run người, đó là do nhiệt độ cơ thể tăng so với nhiệt độ không khí. Bạn phải lưu ý kiểm tra thân nhiệt để xem liệu trẻ có đang bị sốt hay không và giữ cho trẻ ấm.
Nhiệt độ thông thường là 37 độ C, vì vậy việc xác định nhiệt độ sốt là từ 38°C trở lên. Cha mẹ có thể giữ ấm cho trẻ bằng cách quấn chăn, chèn thêm gối. Nếu trẻ hạ sốt, chúng sẽ cảm thấy nóng và bỏ ra, vì vậy mẹ cần chú ý để đắp lại hoặc điều chỉnh nhiệt độ.
Máy phun sương, máy tạo độ ẩm giúp không khí trong phòng trở nên dễ chịu hơn, giảm nhẹ các cơn ho nhiều hơn, trẻ cũng dễ say giấc nồng hơn.
Nếu không có máy, bạn có thể tự làm bằng cách đặt một chậu nước trên lò sưởi trong phòng trẻ.
Trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì hay trẻ cảm cúm uống thuốc gì … sẽ làm tốn rất nhiều thời gian của mẹ, nhất là với những bà mẹ công sở. Vì vậy, quan trọng là phải phòng ngừa bệnh cho trẻ từ sớm, tránh để việc trẻ có sức đề kháng yếu dễ bị cảm cúm, cảm lạnh.
Phòng ngừa tốt cho trẻ sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng hơn (Ảnh: Internet)
Đối với trẻ ngoài 6 tháng tuổi đã có thể tiêm phòng vaccine cúm định kỳ hàng năm. Đây là một cách tốt để ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, vi khuẩn vào cơ thể trẻ.
Thông thường, vaccine có thể chống được 3 đến 4 chủng vi rút cúm. Vì vi rút thường xuyên thay đổi, bạn cần cho con tiêm phòng bệnh cúm mỗi mùa dịch, mũi tiêm phòng mùa trước không bảo vệ được con bạn trong mùa dịch lần này.
Vi khuẩn hay virus đều có thể lây lan qua việc tiếp xúc với bề mặt đồ vật và lây lan trực tiếp. Trong khi đó tay là bộ phận cầm nắm đồ vật nhiều nhất. Chính vì vậy hãy dạy trẻ tự bảo vệ mình bằng cách rửa tay trước khi ăn, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt xì… Đặc biệt lưu ý là phải rửa tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn, rửa tay khô.
Dung dịch sát trùng tay phải có nồng độ cồn ít nhất là 60% mới có hiệu quả.. Các loại nước rửa tay khô tiện dụng khi đi đến những nơi không có xà phòng và nước sạch. Bên cạnh đó cần dạy trẻ hạn chế đưa tay lên mũi, mắt miệng.
Khi ho, trẻ phải dùng tay hoặc khăn giấy che, tránh truyền bệnh khi ốm cho người khác.
2.3. Cho trẻ ở nhà khi có dấu hiệu bị ốm
Khi phát hiện con bị cúm, đừng cho con đến trường để tránh truyền vi rút cho những trẻ khác. Con bạn có thể lây bệnh cho người khác kể từ ngày bắt đầu bị ốm đến 5 hoặc 7 ngày sau đó, thậm chí lâu hơn nếu trẻ tiếp tục còn triệu chứng.[20] Cho trẻ ở nhà khi bị ốm sẽ ngăn vi rút lây lan. Bạn cũng nên tránh dùng chung cốc và dụng cụ ăn uống khi trẻ ốm để tránh lây nhiễm cúm.
Bé bị cúm uống thuốc gì là nỗi lo chung của nhiều bà mẹ, tuy nhiên việc đầu tiên trước khi phải có sự can thiệp của thuốc kháng sinh, hãy đảm bảo rằng trẻ đã học được cách bảo vệ sức khỏe cơ bản, giữ gìn vệ sinh của bản thân cũng như đồ vật.
3. Trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì?
Việc bảo vệ sức khỏe cho con mình là điều quan trọng, chỉ cần trẻ mới có dấu hiệu cảm cúm, mẹ cũng cần phải điều trị ngay để không khiến con bị mệt và xảy ra biến chứng. Tuy nhiên riêng đối với trẻ, mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn để chọn đúng loại thuốc vì nhiều trẻ còn nhỏ chưa thể uống thuốc.
Trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì thì tốt? Ảnh (Internet)
*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bị Cảm Cúm, Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi? trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!