Bạn đang xem bài viết Bị Cảm Cúm Có Nên Dùng Kháng Sinh, Cách Chữa Bệnh Bị Cảm Cúm Có Nên Dùng Kháng Sinh, Bi Cam Cum Co Nen Dung Khang Sinh, Cảm Cúm được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cảm là tên gọi chung để chỉ tình trạng cơ thể bị sốt, có thể có ho, đau người do nhiều loại virut gây ra nhưng không lây lan nhanh như cúm. Còn bệnh cúm là do người bị nhiễm virut cúm (có rất nhiều chủng khác nhau) có các triệu chứng như sốt cao, ho khan, nhức đầu, đau họng, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu, có thể bị nôn hoặc tiêu chảy… và đặc biệt là virut cúm rất dễ lây lan qua đường hô hấp với tốc độ nhanh. Bệnh cúm thường xảy ra theo mùa vào một chu kỳ nhất định trong năm, thường là mùa lạnh. Còn bệnh cảm sốt có thể mắc bất kỳ lúc nào, khi cơ thể bị nóng lạnh đột ngột do thay đổi thời tiết như trời quá nắng nóng (cảm nắng) hoặc sau một cơn mưa (cảm lạnh).
Hiện nay, các loại thuốc cảm, cúm có rất nhiều loại với các tên khác nhau bán tự do trên thị trường mà không cần đơn. Các thuốc này có thể là đơn chất hoặc phối hợp thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm với các hoạt chất chống dị ứng, kháng histamin, chống phù nề, sung huyết. Các thuốc như decolgen, tiffy, pamin… đều có chung một hoạt chất có tác dụng hạ sốt, giảm đau là paracetamol.
Khi sử dụng cần lưu ý là chỉ uống một loại thuốc có paracetamol để tránh quá liều có thể gây độc cho gan. Với các thuốc cảm, cúm phối hợp nhiều thành phần cần thận trọng với những người có tiền sử tăng huyết áp hoặc có các vấn đề về tim mạch, vì thuốc có thể gây tai biến nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Các bệnh do nhiễm virut nói chung và bệnh cảm sốt, bệnh cúm nói riêng đều không nên uống các loại thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm được các vi khuẩn chứ không có tác dụng đối với virut. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng nếu có biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc. Người bị cảm, cúm cần nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với mọi người chung quanh để tránh lây lan virut và dùng các thuốc giảm đau, hạ sốt, các vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp này để tránh lãng phí và làm cho tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đang có nguy cơ ngày càng gia tăng.
(Theo SKĐS)
Thông tin trên Website : chúng tôi chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH
Thai Phụ Bị Cảm Cúm Dùng Thuốc Kháng Sinh Có Nguy Hiểm Không ?
Khi mang thai vô tình hoặc do không hiểu biết đã sử dụng các loại thuốc kháng sinh cảm cúm. Vậy thai phụ sử dụng thuốc kháng sinh cảm cúm có nguy hiểm tới thai nhi hay không?
Thai nhi có bị ảnh hưởng khi thai phụ bị cảm cúm sử dụng thuốc kháng sinh không ?
Thời gian từ khi mang thai tới khi sinh ra được gọi là thời kỳ bào thai, chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn phát triển phôi thai là 3 tháng đầu của kỳ thai, bào thai chưa có hình dạng đầy đủ. Vì thế, mà các chị em bầu sử dụng thuốc kháng sinh cảm cúm trong khoảng thời gian này sẽ ảnh hưởng tới việc tượng hình và biệt hóa. Đồng thời một số loại thuốc khác như thuốc an thần, thuốc nội tiết tố, thuốc chống ung thư… cũng có thể gây ra quái thai hoặc dị tật bẩm sinh.
Dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở bất kì một bộ phận nào của trẻ nếu sử dụng thuốc khi có thai như tim, đầu, mạch máu, mặt, sinh dục, tiêu hóa, bộ phận tiết niệu, xương, cơ, các chi… Trước đây đã có hàng nghìn chị em phụ nữ châu Âu sinh ra quái thai cụt chi bởi sử dụng thuốc an thần Thalidomid trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ.
Từ tháng thứ tư trở đi, giai đoạn phát triển nhau thai và bào thai đã tượng hình, chỉ còn việc phát triển, tăng trưởng. Việc sử dụng thuốc kháng sinh cảm cúm ở giai đoạn này có thể ảnh hưởng xấu tới các cơ quan sau này của trẻ, do có độc tính đối với mô đang phát triển của bào thai. Ngay trước khi trở dạ, một số thuốc vẫn có thể tác động tới thai nhi, như Morphin, Reserpin…
Theo nhiều bác sĩ chuyên khoa việc uống thuốc kháng sinh khi có thai sẽ ảnh hưởng không tốt tới trẻ như bị dị tật, sẩy thai,… Tuy nhiên vẫn có trường hợp phải dùng thuốc kháng sinh cảm cúm bởi nếu thai phụ không được điều trị sẽ ảnh hưởng tới trẻ. Một số trường hợp thai phụ cần được điều trị với thuốc đó là bị bệnh như tăng huyết áp, hen suyễn, động kinh, tiểu đường, một số bệnh nhiễm khuẩn. Cần phải điều trị theo sự hướng dẫn của các bác sĩ và theo dõi một cách thường xuyên để có được những biện pháp xử lý.
Thuốc kháng sinh với bà bầu chia làm 3 nhóm
Nhóm có thể dùng: gồm có beta-lactamin (như: penicillin, amoxicillin, ampicillin, cephalosporin…) dùng trong việc điều trị các bệnh về răng miệng, viêm đường hô hấp trên hoặc viêm màng não…; macrolid (như: erythromycin, roxithromycin, clarithromycin…) điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phổi, viêm amidan, viêm phế quản…, nhiễm trùng tai, mũi, họng, viêm xoang… Đây là nhóm kháng sinh tương đối an toàn đối với các thai phụ, lượng thuốc đi qua rau thai tương đối ít so với một số loại kháng sinh khác nên nồng độ thuốc trong máu thai nhi thấp.
Nhóm thuốc nên dùng thận trọng: Rifamycin không nên sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ; acid nalidixic, nitrofuran không nên dùng cuối thai kỳ; metronidazol, sulfamid, trimethoprim không nên sử dụng trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ.
Nhóm thuốc không thể dùng gồm có:
Nhóm tetracycline (minocyclin, doxycylin,…) vì nó có nguy cơ làm hỏng men răng của trẻ;
Nhóm aminoglycosid (kanamycin, streptomycin,…) nó có thể gây tổn thương thận cũng như gây độc cho tai trong của em bé (gây điếc không hồi phục hồi).
Nhóm quinolon (offloxacin, ciprofloxacin…) gây ra rối loạn sự phát triển xương khớp trẻ em. Ketoconazol gây ra dị tật dính ngón tay cho em bé. Biseptol làm cho cả mẹ và bé thiếu máu nặng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc khi mang thai
Nếu như có thể các chị em khi mang thai nên tránh sử dụng thuốc kháng sinh nói chung và thuốc kháng sinh cảm cúm nói riêng. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Một số thầy thuốc có khuyến cáo, chị em còn trong tuổi hoạt động sinh dục, có khả năng thụ thai, trong nửa cuối của chu kỳ kinh nguyệt cần tránh dùng mọi thứ thuốc kháng sinh. Bởi có nhiều thứ thuốc có tính tích lũy, đào thải ra khỏi cơ thể rất chậm, khi uống lúc chưa thụ thai tuy nhiên đến khi thụ thai thì thuốc còn giữ lại trong cơ thể người mẹ, tác động xấu cho thai nhi.
Nếu thực sự cần uống thuốc để điều trị bệnh, cần tới khám bác sĩ và nhận sự tư vấn, phương pháp điều trị khoa học với thuốc mà bác sĩ đưa ra. Tránh các tác động xấu cho cơ thể của thai phụ.
Nếu đã có thai mà không biết và sử dụng thuốc kháng sinh – thuốc kháng sinh cảm cúm cần khám thai định kỳ để được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Bài Thuốc Chữa Cảm Cúm Tại Nhà Không Cần Dùng Kháng Sinh
Kháng sinh là con dao 2 lưỡi, chữa bệnh hiệu quả nhưng cũng có thể gây những tác dụng phụ đáng lo ngại cho sức khỏe của bạn.
Cảm cúm là căn bệnh thường gặp, có thể diễn tiến quanh năm với những người có hệ miễn dịch yếu kém.
Do đó, bở túi những bài thuốc “kháng sinh tự nhiên” có sẵn trong nhà để điều trị cảm cúm nhanh chóng, hiệu quả là điều bạn nên làm để bảo vệ sức khỏe cho gia đình.
Cháo hành
Hành có tính sát khuẩn mạnh, được dùng để chữa cảm cúm rất nhạy. Trong dân gian mỗi khi cảm cúm người ta thường nấu cháo hành để ăn, giảm cảm, trị cảm cúm rất hiệu quả.
Bạn có thể nấu cháo trắng bằng gạo nếp rồi thái hành lá cho vào quấy đều cho hành chín tái rồi bắc ra ăn khi còn nóng cho vã mồ hôi ra sẽ rất nhẹ người.
Ngoài ra bạn còn có thể kết hợp với lá hành với lá tía tô, giảm cảm cũng rất tốt.
Với một số tỉnh miền Trung có món hành tăm hay còn gọi là hành trăm bạn cũng có thể tận dụng nấu cháo hành này ăn để giải cảm vô cùng hiệu nghiệm.
Nấu cháo trắng khi sắp được bạn đập dập một nắm củ hành tăm rồi cho vào nồi cháo quấy đều, nêm nếm gia vị vừa miệng, hành chín tới, bắc ra ăn nóng.
Qua đêm mô hồi toát ra nhiều, giải cảm cực linh nghiệm, người cảm thấy nhẹ nhõm đi rất nhiều.
Súc miệng bằng nước muối
Khi bị cảm cúm cổ họng sẽ đau rát vì ho khan, hắt hơi. Bạn nên súc miệng bằng nước muối 2 lần/ ngày hay ngậm muối rồi nhổ đi cũng cho hiệu quả tương tự.
Muối có tính sát trùng, sát khuẩn cao do đó nó sẽ làm dịu cổ họng của bạn, kháng viêm tốt. Nếu có thể bạn cho thêm ít tinh chất nghệ vào nước muối để ngậm hoặc súc miệng thì hiệu quả còn tốt hơn nữa.
Uống nước gừng nóng
Cho vài lát gừng vào ấm nước đun sôi cùng ít đường phèn hay ít mật ong vào để uống. Uống 3 lần/ ngày sẽ giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm mà không cần dùng đến các loại thuốc kháng sinh.
Xông tỏi
Tỏi được coi là thần dược của người nghèo vì dược tính của nó là vô cùng lớn, chứa chất kháng viêm mạnh. Do đó, toi cũng được dùng như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên để chữa cảm cúm.
Bạn có thể giã nát 1 củ tỏi, cho vào một cái cốc, chế nước sôi vào rồi dùng một tờ giấy A4 khoang lại thành hình cái phễu, cắt thủng đầu nhọn, úp, phễu giấy lên cốc nước tỏi.
Ghé mũi vào lỗ thủng trên đầu để xông hơi tỏi. cách làm này sẽ giúp tinh chất của tỏi đi sâu vào vùng mũi họng của bạn nhanh chóng hơn là việc bạn chỉ giã nát tỏi rồi ngửi.
Nếu có thể uống được nước tỏi thì bạn cũng có thể giã nát tỏi, chế chút nước sôi vào để uống sẽ nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên, cách này hơi khó uống vì tỏi có vị khá đặc trưng mà nhiều người không thích.
Ăn một số món ăn có thành phần tỏi cũng hỗ trợ rất tốt trong điều trị cảm cúm. Ngoài ra, những người mắc chứng viêm mũi dị ứng, viêm xoang áp dụng phương pháp xông tỏi này cũng khá tốt.
Kinh giới hấp đường phèn
Lấy một nắm lá kinh giới giã nát cho thêm đường phèn hay mật ong vào, hấp chín, ăn nóng sẽ nhanh chóng khỏi cảm cúm.
Kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm toát mồ hôi nhanh. Do đó, khi ăn kinh giới hấp mật ong hay đường phèn sẽ giúp giảm cảm sốt nhanh chóng. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm mát họng, thông mũi nhanh chóng.
Làm Gì Khi Bé Sơ Sinh Bị Cảm Cúm?
Bệnh cảm cúm có những triệu chứng khá tương đồng với 1 căn bệnh ho hay viêm họng khác nên ch mẹ cần chú ý để nhận biết chính xác nhằm co hướng điều trị đúng đắn. Trẻ sơ sinh bị cảm cúm thường có những dấu hiệu như sau:
Nghẹt mũi
Sổ mũi: Ban đầu nước mũi trong nhưng càng về sau nước mũi sẽ trở nên đặc hơn và có thể chuyển sang màu vàng hoặc màu xanh lá cây.
Bé có thể bị sốt nhưng chỉ là sốt nhẹ ( dưới 38 độ)
Ho, hắt hơi
Biếng ăn, bỏ bú
Trong người bứt rứt khó chịu, hay quấy khóc
Ngủ không yên giấc
Đau họng, hay nôn trớ khi ăn
Trẻ mệt mỏi, đau nhức mình mẩy
Bé có thể bị tiêu chảy khi mắc cúm.
Cần làm gì khi bé sơ sinh bị cảm cúm?
Trẻ sơ sinh có sức đề kháng khá yếu nên khi trẻ bị cúm nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách trẻ sẽ rất dễ bị biến chứng viêm phế quản, viêm phổi. Do vậy ngay khi có các triệu chứng đầu tiên cha mẹ nên đưa bé tới bệnh viện khám. Các thuốc kháng sinh thường không có tác dụng với căn bệnh này, do vậy biện pháp chữa trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh là cho trẻ dùng thuốc điều trị triệu chứng kết hợp với các biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà.
– Về thuốc chữa bệnh:
Thuốc hạ sốt: Dùng trong trường hợp bé bị sốt từ 38 độ trở lên, acetaminophen là loại thuốc hạ sốt thường được chỉ định cho trẻ sơ sinh.
Thuốc chống nghẹt mũi: Có thể cho trẻ dùng các loại thuốc như Xylometazoline, Oxymetazoline hay Phenylephedrine..
Thuốc trị sổ mũi: Thường là thuốc kháng histamin hoặc thuốc Ipratroium bromide
Ho: Các thuốc giảm ho thường không có hiệu quả đối với căn bệnh này bởi triệu chứng ho do cảm cúm thường xảy ra khi niêm mạc họng bị kích thích bởi dịch từ trên mũi chảy xuống. Do vậy không cần thiết phải chỉ định loại thuốc này cho bé sơ sinh bị cảm cúm.
– Các biện pháp chăm sóc bé tại nhà:
Tăng cữ bú của trẻ: Trẻ cần được bổ sung nhiều chất lỏng khi bị bệnh do vậy mẹ cần cho trẻ bú nhiều lần hơn ngày thường. Đặc biệt sữa mẹ sẽ giúp bé tăng cường khả năng miễn dịch để đẩy lùi bệnh cúm.
Làm loãng dịch nhầy trong mũi giúp trẻ dễ thở hơn bằng cách nhỏ nước muối sinh lý và hút mũi cho trẻ ngày 3-4 lần.
Lắp máy tạo độ ẩm không khí trong phòng: Điều này sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ.
Kẹp nhiệt độ thường xuyên để theo dõi nhiệt độ của trẻ nhằm có hướng xử lý kịp thời khi bé bị sốt
Thoa dầu khuynh diệp, dầu bạc hà, dầu tràm vào lòng bàn tay bàn chân và ngực của bé trước khi đi ngủ sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn
Cho bé gối đầu cao hơn một chút trong lúc ngủ , như vậy lỗ mũi sẽ bớt nghẹt hơn.
Phòng ngủ của bé phải yên tĩnh, thoáng mát để bé được nghỉ ngơi và ngủ sâu giấc hơn, nhờ vậy bé sẽ có nhiều sức lực hơn để chiến đấu với bệnh cúm.
Nắm rõ những kiến thức ở trên chắc chắn các mẹ sẽ biết cách phải làm gì khi bé sơ sinh bị cảm cúm? Đây là những kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh cơ bản các bậc phụ huynh có con nhỏ cần biết.
Kiến thức hữu ích cho mẹ:
Cập nhật thông tin chi tiết về Bị Cảm Cúm Có Nên Dùng Kháng Sinh, Cách Chữa Bệnh Bị Cảm Cúm Có Nên Dùng Kháng Sinh, Bi Cam Cum Co Nen Dung Khang Sinh, Cảm Cúm trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!