Bạn đang xem bài viết Bạn Có Đang Bị Rối Loạn Cảm Xúc? được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Rối loạn cảm xúc có rất nhiều dạng. Trong đó, hai chứng rối loạn cảm xúc thường gặp nhất của con người là trầm cảm và rối loạn lưỡng cực.
2.1 Cảm xúc ức chế (trầm cảm)
Dạng phổ biến nhất của rối loạn cảm xúc hiện nay đó là trầm cảm. Nếu bạn có ít nhất 5 trong những triệu chứng sau, trong đó có ít nhất triệu chứng 1 hoặc 2; và các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tuần. Khi đó, bạn cần được gặp bác sĩ để được điều trị thích hợp.
2.1.1 Trạng thái u uất kéo dài cả ngày
Nét mặt trở nên đơn điệu, luôn buồn bã. Các nếp nhăn giảm nhiều thậm chí mất hết nếp nhăn. Một số người than phiền rằng không còn nhiệt tình, không còn cảm giác gì. Hoặc luôn trong tình trạng lo âu. Nhiều bệnh nhân lại có trạng thái tăng kích thích (dễ cáu gắt, dễ khó chịu với một lỗi lầm nhỏ).
2.1.2 Giảm hoặc mất mọi hứng thú
Các bệnh nhân cho rằng họ đã mất hết các sở thích. Họ thường trả lời “Tôi không thích gì bây giờ cả”. Tất cả các sở thích trước đây của bệnh nhân đều bị ảnh hưởng nặng nề, kể cả ham muốn tình dục.
2.1.3 Giảm cân đáng kể không phải do ăn kiêng
Người bệnh cảm thấy chán ăn, mất cảm giác ngon miệng. Họ có thể không hề thấy đói mặc dù cả ngày không ăn gì. Với một số trường hợp, bữa ăn trở thành gánh nặng ép buộc với họ. Dù rất cố gắng, người bệnh trầm cảm chỉ ăn được rất ít so với lúc bình thường.
Ngược lại, ở khoảng 5% số bệnh nhân trầm cảm lại tăng cảm giác ngon miệng và ăn vô độ. Khi đó họ dễ tăng cân và trở thành béo phì.
2.1.4 Mất ngủ hay ngủ nhiều quá mức
Đa phần bệnh nhân trầm cảm thường bị mất ngủ. Bệnh nhân có thể tỉnh ngủ giữa giấc. Mất ngủ là triệu chứng gây khó chịu rất nhiều cho bệnh nhân. Họ thấy đêm rất dài, trằn trọc mãi mà không ngủ được.
Hiếm gặp hơn, có một số bệnh nhân biểu hiện ngủ quá mức. Họ có thể ngủ tới 12 tiếng mỗi ngày, thậm chí ngủ nhiều hơn nếu không có công việc gì. Ngủ nhiều gặp ở 5% số bệnh nhân trầm cảm và thường phối hợp với triệu chứng ăn nhiều.
Các hành vi rối loạn này được nhận thấy bởi người khác chứ không phải chỉ là cảm giác của bệnh nhân. Người bệnh trầm cảm có thể trở nên bồn chồn lo âu, đứng ngồi không yên. Họ vận động liên tục mà không có mục đích rõ ràng. Một số lại trở nên chậm chạp (nói chậm, cử động chậm, nói nhỏ, ít từ, nội dung nghèo nàn). Có thể nằm lì trên giường cả ngày mà không hoạt động gì.
2.1.6 Mệt mỏi, mất năng lượng hầu như mỗi ngày
Thậm chí chỉ với một công việc rất nhẹ nhàng, người bị trầm cảm cũng cần một sự tập trung và cố gắng nhiều mới hoàn thành được. Ví dụ, một người có thể than phiền rằng việc rửa mặt và mặc quần áo cũng làm họ kiệt sức và cần thời gian nhiều hơn bình thường 2 lần để làm xong.
Khi triệu chứng giảm sút năng lượng xuất hiện trở nên trầm trọng thì bệnh nhân hầu như không thể làm được việc gì (thậm chí cả vệ sinh cá nhân cũng là quá sức với họ).
2.1.7 Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức
Bệnh nhân cho rằng mình là kẻ vô dụng. Họ luôn nghĩ mình đã làm hỏng mọi việc, trở thành gánh nặng cho gia đình, cơ quan và xã hội. Thậm chí bệnh nhân luôn tự trách móc bản thân chỉ vì những sai lầm rất nhỏ. Nhiều bệnh nhân luôn nghĩ mọi việc không hay xảy ra là do khiếm khuyết của họ. Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi có thể mạnh lên thành hoang tưởng. Ví dụ: một bệnh nhân tin rằng anh ta là sự khốn cùng của thế giới.
2.1.8 Khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định
Bệnh nhân thường phải cân nhắc rất nhiều thời gian với những việc thông thường. Ví dụ một người nội trợ đã không thể quyết định mua rau muống hay rau cải. Bệnh nhân khó tập trung hoàn thành những việc đơn giản như không thể đọc xong một bài báo ngắn. Hoặc không thể nghe hết một bài hát yêu thích. Hoặc không thể xem hết một chương trình tivi mà trước đây vẫn quan tâm.
Rối loạn trí nhớ ở bệnh nhân thường là giảm trí nhớ gần. Bệnh nhân thường xuyên quên mình vừa làm gì. Ví dụ như không nhớ mình vừa ăn gì, không thể nhớ đã bỏ chìa khoá ở đâu…
2.1.9 Ý nghĩ muốn chết hoặc có hành vi tự sát
Mật độ và cường độ của ý định tự sát có thể rất khác nhau. Trong trường hợp nặng, ý nghĩ tự sát tái diễn (1 hoặc 2 lần/tuần), họ có thể cân nhắc kỹ càng và chuẩn bị kĩ trước khi thực hiện.
2.2 Cảm xúc vui vẻ tột độ (hưng cảm)
Là một trạng thái cảm xúc hoàn toàn đối lập với trầm cảm. Người bệnh trở nên phấn khích quá mức về mặt cảm xúc và hành vi mà không kiểm soát được. Các biểu hiện của hưng cảm bao gồm:
Nói nhiều và nhanh hơn bình thường, không kiểm soát được. Nội dung lộn xộn và liên tục thay đổi.
Nảy sinh ra những ý tưởng, hành động điên rồ tức thì mà không kịp nghĩ đến hậu quả. Có thể dẫn đến nguy hiểm cho bản thân hoặc những người xung quanh.
Khó tập trung, giảm nhu cầu ngủ.
Ảo tưởng về khả năng của bản thân.
Đôi khi bệnh nhân trở nên hung dữ, thích đập phá, châm chọc gây bất hòa.
Vẻ mặt rất biểu cảm, đứng ngồi không yên, hay liếc mắt với người khác, ít ngủ, ăn uống ít, thân mật với mọi người thái quá, chi tiêu không tính toán, không biết e thẹn nên hay có những hành vi lỗ mãng, khiêu dâm, đi đứng như là đang đi diễu binh.
3. Nguyên nhân gây nên chứng rối loạn cảm xúc
Chứng rối loạn hành vi thường có rất nhiều nguyên nhân. Một số yếu tố gây ra bệnh gồm:
Do gen di truyền.
Não bị tổn thương hoặc do các chấn thương ở hệ thống dẫn truyền thần kinh ở các vùng khác nhau của não bộ.
Rối loạn nội tiết: sự thay đổi bất thường về nội tiết trong cơ thể cũng có thể dẫn đến rối loạn cảm xúc.
Do các tác động từ cuộc sống như quá khứ từng bị lạm dụng, gia đình không hạnh phúc…
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị rối loạn cảm xúc bao gồm:
Đã từng bị trầm cảm trước đây
Nữ giới: là nhóm đối tượng dễ bị tác động bởi yếu tố tâm lý
Cuộc sống căng thẳng, ít hoạt động
Người bị bệnh nặng, bệnh nan y, mất trí nhớ
Lạm dụng thuốc, hoặc bia rượu, chất kích thích
4. Điều trị rối loạn cảm xúc thế nào?
Việc điều trị thường bắt đầu với biện pháp tâm lý trị liệu. Người bệnh có thể phải uống thuốc nếu bác sĩ thấy cần thiết. Thường thì biện pháp điều trị hiệu quả nhất là kết hợp cả hai.
Về vấn đề trị liệu tâm lý, nghiên cứu cho thấy rằng liệu pháp giao tiếp hoặc hành vi nhận thức rất hữu ích cho những người mắc bệnh trầm cảm.
Cần lưu ý rằng thuốc chống rối loạn cảm xúc là con dao hai lưỡi. Khi sử dụng phải theo chỉ định của bác sĩ. Cả người bệnh và người thân trong gia đình cần theo dõi chặt chẽ cả về tâm thần và cơ thể, giấc ngủ.
Liều lượng và cách dùng từng thuốc tùy thuộc vào từng cơ sở điều trị và kinh nghiệm của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không được tự ý dùng thuốc theo người khác vì mỗi người có một liều lượng khác nhau.
4.2 Lời khuyên để phòng ngừa các rối loạn cảm xúc
Học cách cân bằng, không quá trầm trọng hóa các vấn đề và đón nhận mọi sự cố trong cuộc đời mình một cách nhẹ nhàng hơn.
Sống thật với cảm xúc của mình (không cần che giấu hoặc sống ảo). Khi có sự cố, phải đối đầu với nó bằng một tinh thần đón nhận. Không khoả lấp vấn đề bằng việc trốn tránh hoặc bằng những thú vui tạm thời. Hãy chân thành với suy nghĩ thật của bản thân. Bạn có thể chia sẻ với gia đình, bạn bè tin cậy.
Trang bị cho mình kiến thức để biết về bệnh tâm lý. Khi bạn thấy mình bắt đầu rơi vào căng thẳng mất kiểm soát hay có triệu chứng của mất ngủ, của hoang mang, của âu lo… hãy tích cực tìm hiểu về nó để giải quyết.
Tập lối sống sinh hoạt điều độ. Việc ăn uống lành mạnh, nhiều trái cây và rau xanh. Việc tập thể dục mỗi ngày (gym, yoga, đi bộ, bơi lội…) không những giúp nâng cao sức khỏe thể chất mà còn cải thiện tinh thần.
Rối loạn cảm xúc là căn bệnh phức tạp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên đời sống của người bệnh. Biện pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu là sử dụng thuốc và tư vấn, ngoài ra người bệnh còn cần thêm sự trợ giúp của những người thân xung quanh và giáo dục để kiểm soát hành vi. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có được những thông tin hữu ích để tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất.
Giải Đáp Thắc Mắc: Bệnh Rối Loạn Cảm Xúc Có Chữa Được Không? Đọc Ngay!
Cuộc sống là sự đan xen giữa cảm xúc vui – buồn. Một số người luôn đặt ra câu hỏi:”Bệnh rối loạn cảm xúc có chữa được không”. Bởi bản thân họ luôn gặp khó khăn trong việc kiểm soát tâm trạng. Theo các chuyên gia, đây là bệnh lý nội sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn tham khảo thông tin có trong bài viết sau!
Rối loạn cảm xúc là rối loạn tại não bộ, gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh chuyển từ trạng thái hưng phấn, hưng cảm, sang cảm xúc ức chế, trầm cảm . Bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế.
Rối loạn cảm xúc chiếm 5% dân số thế giới
Rối loạn cảm xúc xếp thứ hai trong các bệnh lý rối loạn tâm thần, chiếm 5% dân số thế giới. Rối loạn cảm xúc khiến người bệnh luôn trong trạng thái vui – buồn thất thường, kèm suy nghĩ tiêu cực.
Nguyên nhân gây rối loạn cảm xúc
– Do di truyền: Nghiên cứu trên những cặp sinh đôi cho thấy, có sự “đóng góp đáng kể về mặt di truyền” của gen đối với chứng rối loạn cảm xúc. Những người có quan hệ huyết thống với người rối loạn cảm xúc thường có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Ngoài ra, một số sao chép biến thể hiếm và dị thường trong trình tự sắp xếp cấu trúc DNA cũng gây ra hiện tượng rối loạn cảm xúc.
– Do dẫn truyền thần kinh: Sự thiếu hụt của chất dẫn truyền thần kinh serotonin ở não bộ khiến người bị rối loạn cảm xúc gặp khó khăn trong kiểm soát tâm trạng.
– Yếu tố tâm lý: Các rối loạn cảm xúc thường bắt nguồn từ sự kiện chấn động trong quá khứ như: Bị lạm dụng, căng thẳng kéo dài, đối mặt cú sốc tâm lý dẫn đến chứng rối loạn cảm xúc như: Mất người thân, bị đuổi việc, ly dị, ảnh hưởng lớn đến các rối loạn cảm xúc.
Triệu chứng của rối loạn cảm xúc
Rối loạn cảm xúc sẽ khiến bạn trải qua các cung bậc cảm xúc thái quá hoặc không phù hợp. Do vậy, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm chủ cuộc sống hàng ngày. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
– Giảm khí sắc: Người bệnh buồn rầu ủ rũ, mệt mỏi, biểu hiện của chứng trầm cảm.
– Cảm xúc bàng quan: Mất phản ứng cảm xúc, không biểu lộ cảm xúc ra ngoài. Trong trường hợp nặng, người bệnh mất toàn bộ khả năng biểu lộ cảm xúc.
– Tăng khí sắc: Vui vẻ, luôn cảm thấy khoan khoái, kèm theo một vài biểu hiện của hội chứng hưng cảm.
– Khoái cảm: Vui vẻ một cách vô nghĩa, không phù hợp với hoàn cảnh.
– Cảm xúc hai chiều: Xuất hiện đồng thời hai cảm xúc hoàn toàn trái ngược nhau như: Yêu – ghét, thích – không thích,…
– Cảm xúc trái ngược: Cảm xúc trái ngược với hoàn cảnh, như nghe tin buồn lại cười vui vẻ,…
– Cảm xúc tự động: Vui, buồn, cười khóc, giận dữ vô cớ không do tác động từ bên ngoài gây ra.
– Lo âu : Là trạng thái xuất hiện khi phải đối mặt với sự đe dọa trong cuộc sống, khi mất kiểm soát sẽ trở thành bệnh lý, gây rối loạn toàn bộ hành vi của người bệnh.
– Lo sợ: Là trạng thái cảm xúc khi con người phải đối đầu với mối nguy hiểm. Người bệnh luôn có biểu hiện căng thẳng nội tâm, cảnh giác, lo sợ, kèm theo triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở, toát mồ hôi, rét run, nôn mửa, tiêu chảy, bí tiểu,… Khi đạt đến đỉnh điểm được gọi là cơn hoảng sợ.
Rối loạn cảm xúc gây bất ổn tâm lý
Thắc mắc: Rối loạn cảm xúc có chữa được không?
Để kiểm soát cảm xúc ổn định, cần phải dựa vào nguyên nhân, triệu chứng của bệnh. Hiện nay, các phương pháp điều trị rối loạn cảm xúc bao gồm:
Tùy vào biểu hiện của rối loạn cảm xúc, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định dùng thuốc phù hợp như:
– Biểu hiện hưng cảm: Carbamazepine, valproic acid.
– Biểu hiện trầm cảm: Antidepressants,…
– Thuốc điều trị duy trì: Lamotrigine, gabapentin (neurontin),…
Thuốc điều trị rối loạn cảm xúc là con dao hai lưỡi, nên khi sử dụng phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng, người bệnh cần chú ý tăng cường thể trạng, bù nước và điện giải, vệ sinh cơ thể, phòng ngừa trạng thái kiệt quệ về thể chất và tinh thần.
Liệu pháp tâm lý giúp ổn định cảm xúc
– Tìm hiểu về bệnh: Giáo dục về rối loạn cảm xúc có thể giúp người bệnh tuân thủ kế hoạch điều trị. Điều này giúp bạn bè, gia đình thấu hiểu và thông cảm với người bệnh hơn.
– Chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo: Xác định vấn đề có thể gây ra triệu chứng hoặc cản trở việc kiểm soát cảm xúc. Đồng thời, bạn nên lên kế hoạch cho những việc cần làm nếu triệu chứng tái phát.
– Tham gia nhóm hỗ trợ: Giúp kết nối những người cùng đối mặt với chứng rối loạn cảm xúc, tạo không gian trao đổi và chia sẻ về bệnh.
– Tránh ma túy, thuốc lá và rượu: Ma túy, thuốc lá và rượu có thể khiến các triệu chứng rối loạn cảm xúc trở nên trầm trọng hơn, thậm chí gây trở ngại với thuốc.
Kim Thần Khang đem niềm vui đến cho mọi người
Rối loạn cảm xúc là bệnh lý thần kinh gây ra sự thay đổi cực đoan về tâm trạng, năng lượng, suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Khi kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt và đời sống hàng ngày. Để loại bỏ nỗi lo này, bạn cần học cách sống thật với cảm xúc của bản thân, cân bằng cuộc sống và trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh. Ngày nay, xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên trong hỗ trợ điều trị rối loạn cảm xúc được nhiều người tin dùng. Nổi trội hơn cả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp nâng cao sức khỏe tâm thần kinh, an thần, giảm cảm giác lo lắng, căng thẳng. Sản phẩm được coi là giải pháp toàn diện tác động đến nguyên nhân gây rối loạn cảm xúc, cân bằng chất dẫn truyền thần kinh serotonin và cung cấp dưỡng chất cho tế bào thần kinh (phần gốc). Thành phần chính của sản phẩm là được kết hợp từ cụm từ: “Hợp” trong từ tập hợp, tụ hợp, hợp thành; “Hoan” được hiểu là sự hân hoan, hoan hỷ, “bì” có nghĩa là vỏ, gộp lại có ý nghĩa là vỏ của cây hợp hoan, mang lại, tập hợp lại những niềm vui, hân hoan, yêu đời. Đây là thảo dược quý đã được sử dụng làm thuốc hơn 2000 năm giúp nâng cao sức khỏe, trấn tĩnh hệ thần kinh. Đặc biệt, thành phần này giúp tăng cường chất dẫn truyền thần kinh serotonin, từ đó nuôi dưỡng tế bào não bộ, cải thiện tình trạng rối loạn lo âu và các triệu chứng: Mệt mỏi, mất tập trung, lấy lại tinh thần lạc quan, bình thản trong tâm hồn (phần ngọn của bệnh).
Kim Thần Khang giúp cân bằng cảm xúc
Để tăng cường tác dụng của hợp hoan bì trong sản phẩm Kim Thần Khang, các nhà khoa học đã kết hợp với các loại thảo dược quý như: Ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, toan táo nhân, Soy lecithin, nhờ đó mang tới công dụng dưỡng não, nâng cao sức khỏe thần kinh, tăng cường lưu thông máu, giúp dưỡng tâm, an thần, giảm căng thẳng, loại bỏ các tác nhân gây ra chứng rối loạn cảm xúc.
Chị Nguyễn Thị Bình, sinh năm 1985, SĐT: 0794.782.34 1 , trú tại 18/45 khu phố Lộc Du, thị trấn Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, từng sống trong tháng ngày lo âu, hoảng sợ, không muốn làm gì, có lúc nghĩ đến việc nhảy xuống sông tự tử. Bất lực phải nghỉ làm, đi khắp các bệnh viện chữa chạy, nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Mãi đến năm 34 tuổi, tình cờ biết đến sản phẩm thảo dược đã giúp chị Bình khỏe mạnh, yêu đời trở lại.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
Dấu Hiệu Bị Loạn Cảm Họng
Loạn cảm họng là gì?
Loạn cảm họng là một hội chứng gây ra bởi nhiều bệnh. Loạn cảm họng thường thể hiện ở cảm giác chủ quan có dị vật mắc trong họng (cảm giác bị hóc xương) hoặc có khối u phát triển, chèn ép họng (ám sợ ung thư họng).
Theo các chuyên gia y tế, loạn cảm họng có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra khi bị các yếu tố kích thích như các bệnh hoặc tổn thương ở ngay vùng họng, răng, miệng hoặc xa hơn như ở thực quản, thậm chí ở dạ dày – ruột, ở cột sống cổ và bao gồm cả các rối loạn chuyển hóa hay nội tiết.
Loạn cảm họng thường gặp ở phụ nữ tuổi 40 – 50 trong giai đoạn tiền mãn kinh, hoặc ở những nam giới hay hút thuốc lá và uống rượu, bệnh cũng thường gặp ở những người có tiền sử đau dạ dày đã được mổ.
Dấu hiệu bị loạn cảm họng
Khi bị loạn cảm họng, người bệnh sẽ cảm thấy khi nuốt nước bọt suông, còn khi ăn và uống lại hoàn toàn bình thường. Các triệu chứng phụ kèm theo loạn cảm họng có thể là: ngứa họng, đau mỏi cổ, tê vai gáy, đầy bụng, ăn kém ngon, ợ hơi, trầm cảm, cảm giác tức ngực…
Bệnh nhân loạn cảm họng thường phàn nàn có cảm giác khó thở như không hít được không khí vào phổi, nuốt nước bọt cảm giác có dị vật, xương… nằm ngang cổ họng, cứ phải khịt khạc liên tục nhưng khi ho khạc thì không có gì cả.
Cách điều trị bệnh loạn cảm họng
Để điều trị bệnh loạn cảm họng, người bệnh cần tìm đến cơ sở y tế, bệnh viện có phòng khám chuyên khoa Tai mũi họng.
Các bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân như hóc xương, viêm amidan mạn tính, dài mỏm trâm (một loại bệnh lý bẩm sinh), viêm mũi xoang, bị ung thư giai đoạn đầu hoặc khối u lành gây chèn ép ở họng, dấu hiệu báo trước bệnh của tuyến giáp…Sau đó là các nguyên nhân do rối nhiễu tâm lý như: stress tâm lý như thất tình, làm ăn thua lỗ…
Căn cứ vào các nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị chứng loạn cảm họng phù hợp.
Nếu nguyên nhân gây ra loạn cảm họng được tìm thấy như viêm amidan mạn tính, dài mỏm trâm… thì việc phẫu thuật loại bỏ các nguyên nhân này đồng nghĩa với việc chữa khỏi bệnh.
Người bệnh sẽ được chỉ định dùng các thuốc để giảm phù nề như anphachymotrysin, kết hợp với các thuốc giảm đau, an thần, điều chỉnh rối loạn nội tiết…
Loạn cảm họng có thể là do rối loạn lo âu, vì thế việc điều trị bằng kháng sinh, thuốc chống viêm, nước súc miệng là không cần thiết và không hiệu quả. Thuốc điều trị hiệu quả cho bệnh này phải là thuốc chống trầm cảm. Có thể dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng (amitriptylin, clomiramin) hoặc nhóm thuốc SSRI (sertralin, paroxetin, fluoxetin).
Để giảm triệu chứng và cải thiện nhanh chóng tình trạng loạn cảm họng, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ chữa trị của bác sĩ. Tránh tự ý mua thuốc điều trị bệnh tại nhà bởi nếu dùng không đúng thuốc có thể khiến bệnh nặng hơn hoặc có nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viện Thu Cúc có chữa loạn cảm họng không?
Chuyên khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi và sự trở giúp đắc lực của hệ thống máy móc hiện đại, cung cấp tới người bệnh dịch vụ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý về tai mũi họng, bao gồm cả chứng loạn cảm họng.
Để tiết kiệm thời gian chờ đợi của người bệnh đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một trong những đơn vị tiên phong áp dụng hệ thống đặt lịch hẹn khám. Chỉ với vài thao tác đơn giản qua email, cửa sổ chat trực tuyến, mẫu đặt lịch hẹn khám và gọi điện. Chị có thể tự lựa chọn ngày, giờ và bác sĩ khám tùy theo mong muốn của bản thân.
Ngoài chất lượng khám và điều trị bệnh không ngừng được nâng cao, bệnh viện cũng áp dụng chính sách bảo hiểm và bảo hiểm phi nhân thọ nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho người bệnh.
Để tìm hiểu thêm về bệnh loạn cảm họng, mời độc giả liên hệ theo số hotline 0904 97 0909 hoặc 1900 558896 để được hỗ trợ tốt nhất.
Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Uống Thuốc Gì?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nhiều biểu hiện như đầy bụng, khó tiêu, nôn, chán ăn, tiêu chảy, táo bón…Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của trẻ, lâu dần sẽ gây chậm lớn, giảm sức đề kháng. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì? Chế độ chăm sóc trong những trường hợp này như thế nào?
Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.
Thuốc chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ thường do tác động của các yếu tố bên ngoài như vệ sinh, ăn uống hay sử dụng thuốc làm xáo trộn hoạt động tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tùy vào nguyên nhân, biểu hiện cũng như mức độ bệnh mà bạn cần xem xét nên cho trẻ sử dụng thuốc gì.
+ Thuốc tây y: Thuốc tây y thường làm giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa là chính như Thuốc giảm đầy bụng, khó tiêu; thuốc cầm tiêu chảy; thuốc điều trị táo bón;… Đây chỉ là những thuốc hỗ trợ khắc phục triệu chứng tạm thời nhưng chưa loại bỏ được nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
+ Men tiêu hóa: Được sử dụng trong trường hợp trẻ không tiêu hóa và hấp thu được lượng thức ăn. Men tiêu hóa cũng không nên dùng kéo dài vì có thể gây ảnh hưởng đến sự điều tiết enzyme tiêu hóa bình thường của trẻ. Lâu dần trẻ rất dễ bị phụ thuộc.
+ Men vi sinh: Chính là các lợi khuẩn sống giúp bảo vệ niêm mạc ruột bị tổn thương, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và hỗ trợ quá trình tiêu hóa bị rối loạn ở trẻ. Men vi sinh có thể sử dụng dài ngày làm giúp giảm triệu chứng tiêu chảy, táo bón, phân sống đồng thời ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa tái diễn.
Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, các bậc phụ huynh cần hết sức kĩ lưỡng trong chế độ chăm sóc và dinh dưỡng, để tránh làm nặng hơn tình trạng bệnh. Cụ thể như:
+ Hạn chế cho trẻ sử dụng các loại đồ ăn dễ gây kích thích như tôm, cua, cá, các loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, quá nóng hoặc quá lạnh, nên cho trẻ ăn từ từ theo nhu cầu tiếp nhận của trẻ,…
+ Đảm bảo vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, lựa chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng trước khi sử dụng cho trẻ.
+ Khi trẻ bị tiêu chảy, nên bổ sung nước và điện giải cho trẻ bằng oresol. Trong mọi trường hợp không nên tự ý dùng khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
+ Thường xuyên bổ sung lợi khuẩn sống đường tiêu hóa hỗ trợ tăng sức đề kháng, đảm bảo và duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Chế phẩm men vi sinh bao phim, dạng dung dịch với đầu nhỏ giọt cung cấp hơn 9 tỉ lợi khuẩn sống cho trẻ sẽ là những tiêu chí hàng đầu để lựa chọn những sản phẩm men vi sinh vừa mang lại hiệu quả nhất cho hệ tiêu hóa của trẻ vừa tiện dụng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bạn Có Đang Bị Rối Loạn Cảm Xúc? trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!