Xu Hướng 3/2023 # Bài Thuốc Nam Điều Trị Hiệu Quả Cảm Sốt Từ Cây Cúc Tần # Top 5 View | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bài Thuốc Nam Điều Trị Hiệu Quả Cảm Sốt Từ Cây Cúc Tần # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Bài Thuốc Nam Điều Trị Hiệu Quả Cảm Sốt Từ Cây Cúc Tần được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tôi nghe nói cây từ bi có thể điều trị được bệnh cảm sốt và nhiều căn bệnh khác điều này có đúng không và cách sử dụng loại thuốc này như thế nào?

Bài thuốc Nam điều trị hiệu quả cảm sốt từ cây cúc tần

Với câu hỏi này của bạn, các Bác sĩ Y học cổ truyền của chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Công dụng của cây cúc tần

Bác sĩ Y Học cổ truyền Ngô Thị Minh Huệ giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, theo Đông Y cây cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Chủ trị cảm sốt ho, bụng trướng, nôn oẹ, tiêu độc, tiêu đờm, bí tiểu tiện, phong thấp, đau mỏi lưng… Dùng dưới dạng thuốc sắc (ngày uống 10-20g) hay thuốc xông. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Cây cúc tần còn gọi là cây từ bi, cây lức… có tên khoa học Pluchea indica Less thuộc họ cúc (Compositae). Ở nước ta cây mọc hoang và được trồng khắp nơi, thường trồng làm hàng rào cây xanh và lấy lá làm thuốc. Cây nhỏ cao 2-3m, cành gầy; lá gần giống hình bầu dục, hơi nhọn đầu, gốc thuôn dài, mép lá có răng cưa, mặt dưới có lông mịn, phiến dài 4-5cm, rộng 1-2,5cm. Toàn cây (lá, cành, rễ) đều có thể dùng làm thuốc. Lá thường dùng tươi (hái lá non và lá bánh tẻ) thu hái quanh năm, cành và rễ thường dùng khô, làm thuốc.

Cây cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm

Bài thuốc Nam điều trị hiệu quả cảm sốt từ cây cúc tần

Chữa nhức đầu cảm sốt: Lá cúc tần tươi 2 phần, lá sả một phần, lá chanh một phần (mỗi phần khoảng 8-10g) đem sắc với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông. Cũng có nơi nhân dân dùng lá cúc tần phối hợp với lá bàng (có tính mát) và lá hương nhu, sắc uống có công dụng chữa cảm sốt.

Chữa đau mỏi lưng: Lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát, thêm ít rượu sao nóng lên, đắp vào nơi đau ở hai bên thận.

Chữa chấn thương, bầm giập: Lấy lá cúc tần giã nát nhuyễn đắp vào chỗ chấn thương sẽ mau lành.

Bài thuốc chữa viêm khí quản: Khi trị ho do viêm phế quản, bạn sử dụng 20g cúc tần già rửa sạch, băm nhỏ, 2 nắm gạo, 3g gừng tươi, cắt nhỏ, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn. Tất cả những thực phẩm này đem nấu cháo chín nhừ. Ăn nóng khi đói, ngày 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ đỡ.

Bài Thuốc Đông Y Trị Cảm Sốt Từ Cây Đại Bi

Đại bi theo Đông Y có vị cay và đắng, mùi thơm nóng và tính ấm có tác dụng khu phong, hoạt huyết, ttiêu thũng tán ứ. Trị cảm sốt, thấp khớp, đau bụng kinh… Ngoài ra đại bi còn được dùng ngoài chữa chấn thương, mụn nhọt và ghẻ ngứa. Đại bi có thể làm thuốc ngâm rượu để xoa bóp chỗ đau.

Bài thuốc Đông Y trị cảm sốt từ cây đại bi

Cây đại bi là gì?

Cây đại bi còn có tên khác là từ bi xanh, là loại cây nhỏ, cao khoảng 1-3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông. Lá mọc so le, phiến lá có lông, mép có răng cưa hay nguyên. Cụm hoa hình ngù ở nách lá hay ở ngọn, gồm nhiều đầu, trong mỗi đầu có nhiều hoa màu vàng. Quả bế có lông. Toàn cây có lông mềm và tinh dầu thơm. Thu hái toàn cây vào mùa hạ và thu, dùng tươi, hoặc phơi hay sấy khô.

Bài thuốc Đông Y chữa bệnh sử dụng đại bi:

Chữa ho do cảm mạo: Lá đại bi 200g, lá chanh 50g, rễ cà gai leo 100g, rễ thuỷ xương bồ 100g, củ sả 100g, trần bì 50g, tất cả phơi khô, cắt nhỏ nấu với nước 2 lần để được 700ml nước thuốc, lọc, rồi thêm 300ml xi rô để được 1 lít cao. Ngày uống 40ml, chia làm 2 lần.

Chữa cảm mạo, ho, sốt nóng: Dùng 5-12g lá đại bi nấu nước uống, giã nát lá đắp vào thái dương chữa nhức đầu. Hoặc có thể nấu nước xông cho ra mồ hôi, dùng riêng hay phối hợp với các loại lá khác có tinh dầu như lá sả, bưởi, cam, tre… mỗi thứ một nắm cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi để xông, xông ở nơi kín gió trước, trong và sau khi xông phải lau khô mồ hôi… có thể xông từ 2 – 3 lần trong 1 tuần khi dứt cảm cúm có sốt nhẹ.

Hỗ trợ điều trị thấp khớp: Đại bi (thân, rễ) khô 20g, ké đầu ngựa 10g, bạch chỉ 20g, thiên niên kiện 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Đầy bụng, khó tiêu: Lá đại bi 30g tươi sắc uống ngày 1 lần. Uống 3 ngày

Ðau bụng kinh: Rễ đại bi 30g, ích mẫu 15g, sắc uống.

Chữa ghẻ: Lá đại bi tươi, lá hồng bì dại, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt đặc bôi.

Bài Thuốc Nam Trị Cảm Nắng Hiệu Quả

Cảm nắng là bệnh thường gặp vào mùa hè, đối tượng dễ mắc bệnh là những người làm việc ngoài trời nhưng thiếu trang phục bảo hộ, người đi tàu xe trên chặng đường dài,… Nắng nóng, khát nước, mồ hôi ra nhiều làm thiếu hụt tân dịch, rối loạn điện giải gây ra.

Biểu hiện ở người cảm nắng là: hoa mắt, chóng mặt, chao đảo, buồn nôn hoặc nôn, người mệt lả, thở nông, tim đập nhanh, huyết áp thấp hơn bình thường. Nếu nặng, người bệnh có thể bị ngất lịm. Nguyên tắc chữa trị là hồi dương, cố biểu, giải cảm thử, bổ sung một số vitamin và những vi chất thiết yếu cho cơ thể.

Bài thuốc 1: hoàng kỳ 16g, bạch truật 14g, biển đậu 16g, hương nhu 14g, cẩu tích 16g, ngũ gia bì 16g, sâm bố chính 16g, sâm đại hành 16g, vỏ quế 8g, sinh khương 6g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 – 4 lần. Nếu bệnh nặng, cần thuốc ngay thì sắc thuốc sôi một lát là được, rót ra ít một cho người bệnh uống dần (vừa sắc thuốc vừa uống).

Bài thuốc 2: nhân sâm 10g, củ đinh lăng 16g, cát căn 16g, bạch truật 16g, mẫu lệ 16g, sơn thù 16g, hoài sơn 16g, ngũ vị 12g, hoàng kỳ 16g, vỏ quế 8g, sinh khương 6g, tang diệp 16g, cam thảo 12g, cẩu tích 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 – 4 lần. Công dụng: hồi dương cố biểu, giải cảm nắng. Bệnh nhân đang trong tình trạng có biểu hư, tấu lý sơ hở, các lỗ chân lông đang mở ra. Trong bài nhân sâm hoàng kỳ bổ khí; quế – gừng bổ dương; cát căn, biển đậu, tang diệp cầm mồ hôi, ngăn lại không cho thoát dương.

Bài thuốc 3: bạch truật 16g, bạch phục linh 12g, phòng sâm 16g, hoàng kỳ 16g, mẫu lệ 16g, sơn thù 16g, cẩu tích 12g, ngũ vị 12g, vỏ quế 6g, phụ tử 6g, biển đậu 16g, cam thảo 12g, sinh khương 6g, đại táo 10g, cát căn 10g, tang diệp 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Buồn nôn, vùng thượng vị đầy tức, bức bách gia: bán hạ 8g, hậu phác 10g, ngưu tất 14g.

Hồi hộp, nhịp tim nhanh gia: đan sâm 16g, tam thất 10g, củ đinh lăng 12g.

Đau, mỏi các khớp gia: kê huyết đằng 16g, đỗ trọng 10g.

Ngoài ra, nên kết hợp một số món ăn để tăng cường dinh dưỡng và hỗ trợ trị bệnh cảm nắng:

Cháo gà, tiêu bắc, gừng: gà giò 1 con, tạo tẻ 100g, tiêu bắc, sinh khương, hành hoa, mắm muối, chanh ớt vừa đủ. Gà làm sạch lông, bỏ nội tạng, gạo vo sạch. Cho gạo và gà vào nồi, đổ nước vừa đủ hầm thành cháo. Tiêu bắc rang chín tán bột. Khi cháo chín cho gia vị, gừng tươi, tiêu bắc, hành hoa, chanh ớt là được. Công dụng: cháo gà đại bổ, sinh khương, tiêu bắc là những dương dược tác dụng hồi dương, mạnh tỳ vị, cung cấp năng lượng cho cơ thể, liễm mồ hôi, cố biểu, điều hòa biểu lý.

Cháo biển đậu, hạt sen, mề gà: biển đậu 20g, hạt sen 20g, mề gà 2 cái, gạo tẻ 80g, gia vị vừa đủ. Biển đậu, hạt sen ngâm vào nước nóng khoảng 2 giờ đồng hồ. Mề gà làm sạch, gạo tẻ đãi sạch. Cho tất cả vào nồi đổ nước vừa đủ nấu cho chín nhừ, gia vị là được. Trong bài biển đậu, hạt sen cố biểu, giải thử, tác dụng liễm, trợ dương. Mề gà bổ tỳ, bổ trung, bồi đắp nguyên khí. Trường hợp cảm nắng, nôn ói, thở nông, mệt lả, tim đập nhanh, chóng mặt… dùng món ngày rất tốt.

Lương y Trịnh Văn SỹSức khỏe & Đời sống

Bài Thuốc Nam Chữa Bệnh Sốt Rét Hiệu Quả

Hiện nay, các phương pháp chữa bệnh sốt rét bằng thuốc nam đang rất được ưa chuộng. Với nguyên liệu dễ tìm và không cần nhiều chi phí, các bài thuốc nam không chỉ có độ an toàn cao mà còn mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng.

Những bài thuốc nam chữa bệnh sốt rét hiệu quả

Nguyên liệu: Thường sơn, hạt cau, hạt dành dành

Cách thực hiện bài thuốc nam này rất đơn giản, bạn chỉ cần đem 3 nguyên liệu trên tán nhỏ rồi viên lại với mật ong sao cho mỗi viên nhỏ bằng hạt đậu là được. Có thể uống với rượu, mỗi lần nên uống khoảng 50 -60 viên. Với bài thuốc này, nên uống mỗi bữa ăn (sau khi ăn được nửa bữa thì uống thuốc rồi mới ăn tiếp) hoặc có thể uống trước khi lên cơn đều được. Đây là bài thuốc nam chữa bệnh sốt rét được nhiều người áp dụng.

+ Bài thuốc 2

Nguyên liệu: Hạt gấc, vẩy tê tê

Bạn đem hạt gấc tách lấy nhân, vảy tê tê rang phồng rồi cho cả 2 đi tán nhỏ và trộn đều vào nhau, mỗi ngày uống khoảng 12g. Bài thuốc nam này có tác dụng chữa bệnh sốt rét có báng hay sốt rét lách to rất hiệu quả.

Nguyên liệu: Quả ô mai, thường sơn, giấm

Cách làm: Ô mai tách lấy phần thịt và bỏ hạt, thường sơn đem đồ với giấm. Sau đó, cho cả 2 nguyên liệu đi phơi khô rồi tán nhỏ, viên thành từng viên nhỏ và uống vào mỗi buổi sáng sớm hoặc có thể uống lúc trước khi lên cơn.

Nguyên liệu: Lá na, nước sạch

Bạn chọn những lá na còn tươi (khoảng 20g) rồi đem rửa sạch và sắc với nước để uống hàng ngày. Bài thuốc nam này rất có tác dụng trong việc điều trị bệnh sốt rét, giúp cắt cơn sốt hiệu quả.

Lưu ý khi chữa bệnh sốt rét bằng các bài thuốc nam

Các bài thuốc nam được lưu truyền trong dân gian mặc dù có thể giúp cho người mắc bệnh sốt rét điều trị bệnh hiệu quả mà không tốn kém. Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng bài thuốc nào đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chỉ được sử dụng khi được bác sĩ điều trị cho phép.

Hải Yến – chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Thuốc Nam Điều Trị Hiệu Quả Cảm Sốt Từ Cây Cúc Tần trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!