Bạn đang xem bài viết Bài Thuốc Đông Y Trị Cảm Lạnh được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nói đến cảm lạnh , ai cũng cảm thấy quá quen thuộc đến nỗi không ai là không thuộc lòng các triệu chứng của bệnh như đầu tiên thấy gai lạnh dọc sống lưng, sau đó hắt hơi, ho khan, chảy nước mũi. Nhưng tại sao bệnh cảm lạnh quen thuộc là thế mà chúng ta, nhất là vào thời kỳ giao mùa, số lượng người mắc lại cứ ngày càng tăng lên, như thế là bệnh cảm lạnh vẫn là chuyện không xưa một chút nào.
Đông y gọi cảm lạnh là thương hàn có nghĩa là cảm thương phải khí hàn. Vào mùa đông và khi giao mùa hàn khí lưu hành, nếu cơ thể suy yếu thì chính khí không thể đối kháng được hàn khí, do đó hàn khí sẽ xâm nhập vào kinh lạc và tạng phủ gây ra bệnh thương hàn.
Chính khí hay còn gọi là năng lực tự vệ của cơ thể, Đông y gọi là khí dương, có tác dụng chống lại các tác động từ bên ngoài vào như sự biến đổi thời tiết khí hậu như gió, mưa, nóng, lạnh. Ban ngày khí dương ở ngoài mặt da, ban đêm lui vào tạng phủ. Vì thế người ta hay bị cảm lạnh sau một đêm ngủ mà không mặc đủ ấm hoặc nằm nơi có nhiều gió lùa hoặc để quạt thổi trực tiếp vào người.
Theo Đông y, vùng đầu mặt cổ là nơi hội tụ của tất cả các kinh dương trong cơ thể, vì thế vùng đầu mặt là nơi chịu rét tốt nhất trong cơ thể. Vùng phía sau cơ thể là vị trí của hai đường kinh thái dương, đó có thể coi như cửa ngõ biên giới tuyến đầu bảo vệ cơ thể, vì thế thường khi gặp gió lạnh ở phía nào thì ta quay lưng về phía đó sẽ đỡ lạnh hơn. Khí lạnh muốn xâm nhập được vào cơ thể thì phải phá vỡ được phòng tuyến đó nên những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh là thấy ớn lạnh dọc sống lưng, đau nhức mỏi cổ vai gáy, nhức đầu và lạnh buốt hai chân.
Một số biện pháp đơn giản chữa cảm lạnh của Đông y:
Đánh gió: Dầu nóng hoặc một củ gừng tươi.
Cách tiến hành: Bôi dầu, chà xát cho thấm đều vùng dọc hai bên cột sống từ cổ vai gáy xuống, rồi dùng thìa hoặc một đồng xu bằng kim loại cạnh tròn không bén đánh vào vùng đó theo chiều từ trên xuống dưới. Với gừng tươi thì rửa sạch củ gừng, giã nát củ gừng (cả vỏ), vắt nước cốt lên dọc hai bên sống lưng rồi dùng bã chà xát cho đến khi người nóng lên. Dùng khăn khô lau sạch bã gừng.
Theo Đông y, đây là vùng phân bố hai kinh thái dương của cơ thể, là hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể chống lại cảm lạnh. Như vậy, đánh gió là trực tiếp đem khí nóng vào cơ thể, giúp cơ thể đủ khí dương để đánh bạt khí lạnh ra ngoài.
Xông hơi: Lá sả, lá tre, lá bưởi, lá cúc tần, lá kinh giới, lá ngải cứu, mỗi thứ một nắm nhỏ (các loại lá này đều chứa tinh dầu cay nóng).
Cách tiến hành: Rửa sạch các loại lá, cho vào nồi nước đậy kín và đun sôi trong 5-10 phút. Người bệnh ngồi trên giường, phủ một tấm chăn mỏng qua đầu và cả nồi nước xông vừa đun xong để giữ hơi nóng. Mở vung nồi thật chậm cho hơi thoát ra từ từ (nếu không sẽ rất nóng và có thể bỏng). Trong lúc xông phải hít thở thật chậm và sâu để hơi xông lên tác dụng đến đường hô hấp. Mồ hôi sẽ thoát ra từ từ bắt đầu từ trên xuống dưới. Ngừng xông khi thấy trong người đã nhẹ, không còn cảm giác sợ lạnh, sợ gió. Sau đó dùng khăn bông khô lau hết mồ hôi, thay quần áo khô và nằm nghỉ.
Chú ý: Không nên đun sôi kỹ quá nồi nước xông, vì ta sử dụng hơi nước có tinh dầu nên nếu nấu sôi quá 15 phút thì tinh dầu sẽ bay hơi hết và xông ít tác dụng. Không nên ham xông nhiều để cho thoát nhiều mồ hôi, vì như thế thì cơ thể sẽ mất một lúc lượng dịch lớn gây mệt mỏi do mất nước và chất điện giải.
Cháo giải cảm: Cháo thịt nạc hoặc cháo trứng, thái thêm một ít lá tía tô, hành, kinh giới, gừng tươi ăn nóng. Các dược liệu trên đều có chứa tinh dầu, vì thế khi ăn nên tranh thủ hít hơi nóng bốc lên từ tô cháo càng nhiều càng tốt, bởi vì tô cháo cũng có cả tác dụng như một nồi xông nhỏ.
Đa số các trường hợp cảm lạnh thường khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, trong thời gian đó cơ thể suy giảm sức đề kháng nên có thể bị những bội nhiễm thứ phát gây viêm xoang, viêm tai giữa (hay gặp ở trẻ em), viêm họng, viêm phổi do vi khuẩn gây ra.
Lời khuyên của thầy thuốc
Khi thời tiết bắt đầu thay đổi, chúng ta – nhất là cụ già và em nhỏ tối ngủ cần mặc ấm, đi tất phòng trời trở lạnh đột ngột, trước khi đi ngủ kiểm tra cẩn thận các cửa sổ, tránh gió lùa. Các em nhỏ khi đi học có thể cho thêm vào cặp sách một cái áo gió, phòng khi gió mùa đông bắc về. Các cụ già trước khi đi ngủ nên uống một cốc nước nóng có tí gừng, khi muốn bước ra ngoài sân hay ra ngoài ban đêm, hay trời sáng mở cửa bước ra ngoài chúng ta nên có sự đề phòng gió lùa, nên đứng tránh sang một bên, cho người quen dần với sự thay đổi nhiệt độ, chú ý giữ ấm người, nhất là họng và ngực.
Khi đã bị cảm lạnh thì cần có sự chăm sóc tốt, ăn tăng cường chất dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể, ăn nhiều hoa quả tươi để tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại những biến chứng do các nhiễm trùng cơ hội có thể xâm nhập. Đặc biệt, trẻ em sau một đợt cảm lạnh bị bội nhiễm viêm phổi dễ bị suy dinh dưỡng gầy sút, các bà mẹ cần chăm sóc con hơn nhưng không nên kiêng khem quá kỹ cho trẻ.
Với tác dụng đa cơ chế đó, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sản phẩm giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác.
Bài Thuốc Đông Y Chữa Ho Cảm Lạnh Rẻ Tiền Mà Hiệu Quả
Bài thuốc đông y chữa ho cảm lạnh
Nguyên nhân bị ho cảm lạnh
Theo Đông y, ho do cảm lạnh là ho do phế hàn, thuộc chứng hàn, đàm hàn với những triệu chứng điển hình là nhiều đờm, đờm loãng, đờm có màu trắng, đặc dính.
Khi có gió lạnh sức đề kháng giảm sẽ gây ho. Mùa đông thời tiết lạnh kéo dài dễ tạo điều kiện để các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, ho cảm lạnh tăng.
Ở những người có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng giảm thì nguy cơ mắc bệnh này càng cao. Khi mắc bệnh bạn sẽ thấy triệu chứng ho khan hoặc ho có đờm nhẹ, ho dai dẳng, lâu ngày không khỏi. Vì thế bận nên giữ ấm cơ quan hô hấp.
Các giảng viên Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur Hà Nội cho biết: Khi ho mặt bệnh nhân thường hơi nề, sợ gió, rêu lưỡi trắng, trơn, vã mồ hôi, ngực đau, đầy trướng, người mệt mỏi, chân tay lạnh, ho nhiều vào ban đêm, ban ngày nhẹ hơn, trời ấm thì đỡ, trời lạnh lại phát.
Bài thuốc đông y chữa ho cảm lạnh
Dùng các bài thuốc Đông y chữa ho cảm lạnh sẽ an toàn cho cơ thể, không bị nhờn thuốc, không gây hại đến gan, thận. Khi bị bệnh bạn có thể áp dụng những cách này:
Bài thuốc đông y chữa ho cảm lạnh hiệu quả
Để chữa chứng ho lạnh có đờm: Các nguyên liệu cần có Hạnh nhân 9g, la bạc tử 12g, bách bộ 9g, bạch giới tử 12g, cát cánh 9g, tử uyển 9g, khoản đông hoa 12g. Cho tất cả nguyên liệu vào để sắc uống, 1 thang/ngày. Chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày. Uống liền trong 5-7 ngày.
Khi bị đờm loãng: Cát cánh 6g, hạnh nhân 9g, lá tía tô 9g, bạc hà 3g. Cho các vị thuốc này vào ấm sắc, cô cạn lấy nước uống 1 thang/ngày. Uống 2 lần/ ngày. Bạn nên uống 2-3 ngày liền.
Trong trường hợp người già yếu gặp lạnh bị ho cảm có thể áp dụng bài thuốc sau: Bách hợp, khoản đông hoa mỗi vị 9g, tán bột, luyện mật hoàn thành viên bằng quả nhãn. Hãy uống 2 lần/ngày. Mỗi lần uống 2 viên. Uống sau khi ăn.
Trường hợp ho do hư hàn, nhiều đờm dãi, khí lạnh, đau ngực thì nên dùng: Bán hạ 8g, quế tâm 8g, cam thảo 8g, nhân sâm 20g, thược dược 20g, tế tân 20g, toàn phúc hoa 20g, trần bì 20g, cát cánh 20g, xích phục linh 12g, tán thành bột, mỗi lần dùng 12g với nước sắc của 1 lát gừng tươi. Khi thuốc còn ấm thì uống, nên uống 2-3 lần/ngày. Dùng liên tục trong 5 ngày.
Nếu bị ho nhiều đờm do nhiễm lạnh thì có thể dùng bài thuốc này: Hành 6 củ, củ cải trắng 1 củ (gọt vỏ rửa sạch), gừng tươi 15g. Bạn nấu củ cải với 750ml nước đến khi chín mềm thì cho hành và gừng vào đun tiếp. Cô cạn còn 250ml. Uống và ăn luôn bã, ăn trước bữa ăn, và ăn liên tục 3-5 ngày.
Nguồn: Cao đẳng Dược
Bài Thuốc Đông Y Trị Cảm Mạo Phong Hàn
Cảm mạo phong hàn là bệnh thường gặp, người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc đông y theo hướng dẫn từ thầy thuốc đông y
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, Người bệnh có triệu chứng: sốt ít, sợ lạnh, sợ gió, nhức đầu, có hoặc không có mồ hôi, ngạt mũi, chảy nước mũi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù. Nếu kèm thêm thấp thì người và các khớp xương đau nhức. Phép chữa là phát tán phong hàn (dùng các thuốc tân ôn giải biểu), nếu kèm theo thấp thì thêm thuốc trừ phong thấp.
Bài thuốc trị cảm mạo phong hàn
Tùy theo triệu chứng bệnh mà bác sĩ Y học cổ truyền khuyên bạn lựa chọn các bài thuốc sau:
Bài 1: khương hoạt 6g, phòng phong 6g, thương truật 6g, tế tân 4g, xuyên khung 8g, bạch chỉ 8g, sinh địa 8g, hoàng cầm 8g, cam thảo 6g. Sắc uống, ngày 1 thang. Chữa cảm phong hàn kèm theo người và các khớp xương đau nhức (có thấp).
Bài 2: lá tía tô 80g, cà gai leo 80g, hương phụ 80g, trần bì 40g. Tán bột. Mỗi ngày uống 20g, hãm với nước sôi.
Bài 3: quế chi 12g, thược dược 12g, cam thảo 6g, sinh khương 12g, đại táo (xé nát) 12 quả. Sắc uống, ngày 1 thang. Dùng cho người sợ gió, sợ lạnh, người hâm hấp sốt, mồ hôi tự ra, thở mạnh, nôn khan.
Bài 4: hương phụ 80g, tử tô 80g, trần bì 40, cam thảo 20g. Tán bột. Ngày uống 12g, uống với nước ấm hoặc nước hãm với 3-5 lát gừng tươi. Trị cảm mạo, đau đầu, sốt, ngực bụng đầy trướng, ợ hơi, không muốn ăn.
Bài 5: sài hồ 40g, tiền hồ 40g, chỉ sác 40g, xuyên khung 40g, khương hoạt 40g, độc hoạt 40g, phục linh 40g, cát cánh 40g, cam thảo 20g, kinh giới 40g, phòng phong 40g. Tán thành bột. Ngày uống 12-20g hoặc sắc uống. Chữa cảm phong hàn kèm theo người và các khớp xương đau nhức (có thấp).
Bài 6: ma hoàng 6g, hạnh nhân 8g, quế chi 4g, cam thảo 4g. Sắc uống, ngày 1 thang. Dùng cho người nhức đầu, phát sốt, sợ gió, người và xương khớp đau mỏi, không có mồ hôi, thở khó (suyễn thở).
Bài 7: đun nồi nước xông với các dược liệu sau: lá chanh, lá bưởi, tía tô, kinh giới, bạc hà, sả, tràm, đại bi (chứa tinh dầu để sát khuẩn đường hô hấp); hành, tỏi, cúc tần… (có tác dụng kháng sinh); lá tre, lá duối (có tác dụng hạ sốt).
Rửa sạch dược liệu, cho vào nồi to, đun sôi một lát, gạn lấy 1 bát nước để riêng. Trùm chăn kín cả người và nồi thuốc, mở từ từ nắp nồi để hơi thuốc bay ra với độ nóng vừa phải, xông 30 phút đến 1 giờ, đến khi mồ hôi ra khắp người là được, lau sạch mồ hôi và mặc quần áo ấm, uống bát nước thuốc trên. Có thể uống kèm viên thuốc hạ sốt Tây y.
Chú ý: Xông trong phòng kín tránh gió lùa. Không dùng bài này cho người bị cảm mạo có mồ hôi.
Phương pháp châm cứu trị bệnh
Châm cứu: châm các huyệt phong môn, hợp cốc, khúc trì. Nếu nhức đầu châm thêm bách hội, thái dương; có ho châm xích trạch, thái uyên; ngạt mũi châm nghinh hương…
Vị trí huyệt:
Bách hội: nằm ở điểm lõm ngay trên đỉnh đầu, là điểm giao của đường nối hai đỉnh vành tai với đường dọc cơ thể.
Nghinh hương: nằm bên cạnh cánh mũi, trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng nửa tấc (tương đương 0,8cm).
Phong môn: dưới mỏm gai đốt sống lưng 2, ra ngang 1,5 tấc.
Khúc trì: co khuỷu tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khuỷu.
Thái dương: chỗ lõm phía đuôi lông mày.
Xích trạch: gấp nếp khuỷu tay lại, huyệt ở chỗ lõm bờ ngoài gân cơ nhị đầu cánh tay, bờ trong phần trên cơ ngửa dài, cơ cánh tay trước.
Thái uyên: trên lằn chỉ ngang cổ tay, chỗ lõm trên động mạch tay quay, dưới huyệt là rãnh mạch tay quay.
Hợp cốc: khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.
Tuyển sinh lớp Y sĩ Y học Cổ truyền tại TPHCM
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn học Y sĩ Y học cổ truyền của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn. Hãy liên hệ số điện thoại tư vấn tuyển sinh 07.6981.6981 – 09.6881.6981
Bài Thuốc Đông Y Điều Trị Trầm Cảm Sau Sinh
Trầm cảm sau sinh ngày một phổ biến, bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người bệnh, bệnh nhân mắc chứng bệnh này có thể dùng một số bài thuốc Đông Y để trị bệnh.
Bài thuốc Đông Y điều trị trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh theo cách nhìn của Tây Y
Một số biểu hiện trầm cảm sau sinh mà Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ như:
Tâm trạng buồn bã.
Giảm hứng thú hoạt động.
Cảm thấy vô dụng hay tội lỗi.
Khó tập trung hoặc không quyết đoán.
Thường nghĩ đến cái chết và tự tử.
Thay đổi khẩu vị và tăng hoặc giảm cân.
Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
Suy nghĩ, hành động, phản ứng chậm.
Mệt mỏi, thiếu sinh lực.
Bài thuốc Đông Y điều trị trầm cảm sau sinh
Đông Y cho rằng bệnh nhân mắc trầm cảm sau sinh với các biểu hiện trạng thái tâm lý quá căng thẳng, áp lực kéo dài làm tinh thần bồn chồn không yên, hay hờn khóc, bụng có cảm giác đầy, đau, dễ tức giận, trong cổ như có vật gì ngăn nghẹn, chóng mặt, mất ngủ… được gọi là chứng uất.
Bác sĩ Y học cổ truyền Ngô Thị Minh Huệ giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm có thể sử dụng thuốc Đông Y để điều trị, tuy nhiên cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa:
Triệu chứng: tinh thần uất ức, hay tức giận, khó chịu, hông sườn đầy đau, thở dài, ngực cảm thấy đầy, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Huyền, ợ hơi, kém ăn.
Pháp trị: sơ can, lý khí, giải uất.
Bài thuốc: Sài hồ sơ can tán (Cảnh Nhạc toàn thư): bạch thược 8g, chỉ xác 8g, hương phụ 8g, sài hồ 8g, chích thảo 4g, trần bì 6g, xuyên khung 6g.
Triệu chứng: trong họng cảm thấy như có vật gì ngăn nghẹn, ngực đầy tức, sườn đau, khạc không ra, nuốt không xuống, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch huyền hoạt.
Pháp trị: hóa đờm, lý khí, giải uất.
Bài thuốc: Bán hạ hậu phác thang (Kim quỹ yếu lược): bán hạ12g, phục linh 12g, tía tô 12g; sinh khương 3 lát, hậu phác 2g. Thêm chỉ xác, hương phụ, phật thủ, toàn phúc ngạnh.
Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người bệnh
Triệu chứng: sợ hãi, hồi hộp, hay lo âu, buồn phiền, mệt mỏi, kém ăn, chóng mặt, sắc mặt không nhuận, hay quên, mất ngủ, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược.
Pháp trị: kiện tỳ, dưỡng tâm, ích khí, bổ huyết.
Bài thuốc: Quy tỳ thang gia giảm (Tế sinh phương): bạch linh 8g, đương quy 8g, toan táo nhân 8g, viễn chí 8g; bạch truật 10g, nhân sâm 10g, hoàng kỳ 10g, long nhãn 10g, cam thảo 2g, mộc hương 2g.
Triệu chứng: khóc, có lúc hay ngáp, hoảng hốt, không yên, hay buồn lo, chất lưỡi nhạt, mạch tế.
Pháp trị: dưỡng tâm, an thần.
Bài thuốc: Cam mạch đại táo thang (Kim quỹ yếu lược): tiểu mạch 40g, thêm bá tử nhân, cam thảo 12g, đại táo 10 quả, hợp hoan hoa, phục thần, táo nhân.
Quan trọng nhất phải huy động sự hỗ trợ từ người thân, gia đình, chuyên gia tư vấn giúp cho bệnh nhân không cảm thấy cô độc, chia sẻ, tin tưởng rằng bản thân sẽ tốt hơn và sớm phục hồi, luôn được gần gũi, mọi lo lắng chỉ là tạm thời.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Thuốc Đông Y Trị Cảm Lạnh trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!