Bạn đang xem bài viết Bài Thuốc Cầm Máu Hiệu Quả Từ Đông Y được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mộc nhĩ chữa đại tiện xuất huyết
Nhìn chung các loại mộc nhĩ đều có công năng làm mát máu và cầm máu, dùng rất tốt trong các trường hợp băng huyết, đại tiện xuất huyết. Mộc nhĩ mọc ở cây dâu dùng chữa băng huyết, rong kinh, hành kinh không dứt nhiều tuần bằng cách lấy mộc nhĩ dâu sao đen, tán nhỏ, uống mỗi lần 3-5 thìa. Ngày uống 3-4 lần.
Nếu đi lỵ ra máu, lấy mộc nhĩ 20g, sao tán bột uống, chia 3 lần trong ngày. Để chữa đại tiện ra máu, táo bón, dùng mỗi lần 5g mộc nhĩ bồ kết tán vụn. Nếu chưa đỡ, uống thêm 3-4 lần sẽ khỏi.
Trắc Bách Diệp ngăn chảy máu chân răng
Trắc bách diệp là một loại cây cảnh, cành non và lá của nó thường được sử dụng cầm máu tức thời rất tốt. Trắc bách diệp được thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 3-5, rửa sạch, phơi trong râm hoặc sấy nhẹ cho khô để bảo đảm phẩm chất. Khi dùng, để sống hoặc sao đen. Thuốc có vị đắng chát, hơi hàn, giúp cầm máu trong những trường hợp sau:
– Ho ra máu, thổ huyết: Trắc bách diệp (sao cháy đen)+ ngải cứu 30g; can khương đã sao vàng 6g, sắc uống mỗi ngày 1 lần. – Chảy máu chân răng: Trắc bác diệp, hoàng liên, a giao mỗi vị 12g; thạch cao 20g; sinh địa, thiên môn mỗi vị 16g sắc uống sẽ khỏi. Sốt xuất huyết: Trắc bách diệp, rễ cỏ tranh, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16 g; lá tre, hạ khô thảo mỗi vị 20g, sắc uống trong ngày.
– Trĩ ra máu: Trắc bách diệp, hoa kinh giới, hoa hòe, chỉ xác (lượng bằng nhau). Tất cả phơi khô, giã nhỏ. Ngâm nước nóng, chắt lấy nước uống trước bữa ăn 30phút.
Cỏ mực chữa chảy máu mũi
Người ta còn gọi nó là cây nhọ nồi, tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, dân gian thường lấy lá giã nát đắp vào chỗ chảy máu ngoài da. Bên cạnh đó cỏ mực được dùng cầm máu trong các bệnh như: xuất huyết trong (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẫn ngứa (uống trong, rửa ngoài).
Để chữa chứng chảy máu mũi, lấy cỏ mực giã nát, đắp vào giữa mỏ ác và trên trán là khỏi.
Lưu ý:
Tránh dùng cỏ mực khi bị lạnh trong, tiêu chảy.
Không dùng cho phụ nữ có thai vì nó có thể gây xảy thai do chất chống đông trong cỏ mực.
Hoa hòe chống xuất huyết não
Hiện nay, hoa hòe không những được dùng trong Đông y mà còn là một nguồn dược liệu quan trọng của ngành dược hiện đại. Từ hoa này người ta đã chiết xuất được chất rutin có tác dụng làm tăng sức chịu đựng và giảm sự thẩm thấu của các mao mạch, để sản xuất nhiều vị thuốc phòng và chữa các chứng xuất huyết, tai biến mạch máu não ở người tăng huyết áp.
Nụ hoa hòe chưa nở là bộ phận quý nhất của cây vì lúc này hoa có hàm lượng rutin cao nhất. Vì vậy bao giờ người ta cũng thu hoạch hoa hòe vào lúc có nhiều nụ to, chưa nở hoa, trọng lượng và chất lượng dược liệu sẽ cao hơn. Trong nhân dân, hoa hòe được dùng chủ yếu làm thuốc cầm máu trong các bệnh ho ra máu, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, ruột chảy máu…
Liều dùng mỗi ngày 8-16g dưới dạng thuốc sắc. Hoa hòe còn được dùng để nhuộm màu thực phẩm (tạo màu vàng), vừa đẹp vừa lành. Pha nước hoa hòe vào rượu, rượu sẽ có màu vàng cam. Ngâm gạo nếp với nước hoa hòe để nấu xôi hay cho vào bột làm bánh, các món ăn trên sẽ có màu vàng nghệ tươi nom rất hấp dẫn, lại tốt cho sức khỏe.
Hoa sò huyết chống viêm
Hoa sò huyết thuộc họ thài lài, còn gọi là lẻ bạn, được trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành tán bao bọc bởi hai mo úp vào nhau hình giống như con sò, hoa màu trắng vàng, được thu hái vào tháng 4-5, dùng tươi hoặc phơi khô. Ngoài ra người ta còn dùng lá, chống viêm, cầm máu, nhuận phế, giảm ho, giải độc.
Chữa ho ra máu, đi ngoài ra máu: Hoa sò huyết 30-40g, để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống hoặc phơi khô, sắc lấy nước đặc uống một lần.
Chữa đái ra máu: Hoa sò huyết 15g, diếp cá 15g, rau má 20g, rễ cỏ tranh 10g, râu ngô 10g. Tất cả để tươi, sắc uống ngày một thang.
Ngó sen rịt máu mũi
Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, ngó sen được dùng với tên thuốc là liên ngẫu, có vị ngọt, hơi sít do chất nhựa, tính mát, lành. Dược liệu để sống thì hàn, nấu chín thì ôn, có tác dụng cầm máu là chủ yếu, bổ huyết và điều kinh.
Để chữa chảy máu cam, lấy ngó sen 30g (có thể dùng riêng hoặc phối hợp với lá hẹ, lượng bằng nhau) để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào lỗ mũi, máu sẽ cầm ngay.
Cây tơ mành giúp lành vết thương
Đây là một loại cây tầm gửi, mọc thành bụi, có thân cành vươn dài dựa vào cây khác, màu xám phủ lông mịn. Lá mọc đối, hai mặt có lông. Khi bẻ thân và lá thấy có những sợi mảnh như tơ.
Theo kinh nghiệm dân gian, cây tơ mành có tác dụng cầm máu trong trường hợp vết thương nhỏ, chảy máu như đứt tay, xước da, lấy lá rửa sạch, giã nát, rịt ngay vào vết thương rồi buộc chặt. Có thể dùng lá tơ mành phơi khô, đốt thành than, tán bột và rắc vào vết thương. Lá tơ mành nếu phối hợp với lá cây quyển bá, giã đắp, tác dụng cầm máu sẽ nhanh hơn.
Hoặc trường hợp nặng hơn, bị gãy xương, lấy lá tơ mành và lá dâu tằm (1 kg), giã nát, xào nóng rồi đắp bó sẽ rất nhanh lành.
Theo thế giới Đông y
6 Bài Thuốc Chữa Mỡ Máu Từ Đông Y Hiệu Quả Không Tác Dụng Phụ
Những bài thuốc chữa mỡ máu từ những thành phần thiên nhiên luôn được đánh giá cao. Vì nhìn chung các loại tân dược phát huy tác dụng hạ mỡ máu rất nhanh và mạnh nhưng lại mang đến rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn mà ai sử dụng cũng sẽ phải đối mặt như: tăng cân, béo phì, buồn nôn, tiêu chẩy, đầy hơi, sôi bụng. Trường hợp dùng lâu dài sẽ dẫn đến hại gan, thận, đặc biệt bất tiện cho người gặp các bệnh ở đường tiêu hóa và rất dễ gây ra tình trạng lờn thuốc, …
Vấn đề tác dụng phụ trong tân dược đã và vẫn đang là vấn đề được ngành y tế toàn thế giới quan tâm. Hiện chưa có cách khắc phục hiệu quả những tác dụng phụ có thể gặp phải trong điều trị bằng tân dược.
Các thảo dược và bài thuốc dân gian chữa mỡ máu, mỡ gan
Ngược lại với tân dược, các bài thuốc dân gian giúp hạ mỡ máu khá an toàn, không gây hại đến cơ thể khi sử dụng trong thời gian dài. Bài thuốc dân gian có thể thực hiện tại nhà, thành phần chủ yếu là những thảo dược rất dễ tìm hoặc có thể tự trồng tại vườn nhà.
Bài thuốc chữa mỡ máu bằng Tỏi
Tỏi không chỉ là một gia vị mà còn được biết đến có rất nhiều tác dụng chữa bệnh, trong đó có tác dụng hạ mỡ máu cao hiệu quả. Đặc biệt việc sử dụng tỏi để hạ mỡ máu cũng vô cùng đơn giản. Mỗi ngày người bệnh có thể ăn một, hai tép tỏi hoặc có thể dùng 200g tỏi bóc vỏ, giã nát, sau đó dùng nước cốt chanh vắt vào ngâm. Trước khi đi ngủ uống khoảng 10ml sẽ giúp điều chỉnh lượng mỡ trong máu rất tốt.
Ngoài ra bạn cũng có thể dùng chanh tỏi theo công thức 4 củ tỏi, 4 quả chanh, 3 lít nước sôi để nguội, cho vào tủ lạnh để trong 3 ngày. Mỗi ngày dùng tối đa 50 ml, chia làm 3 lần uống trước bữa ăn. Duy trì một liệu trình 40 ngày, mỗi năm chỉ làm 1 liệu trình.
Táo mèo từ lâu được biết đến với công dụng hạ mỡ máu cao. Người bệnh có thể ngâm táo mèo với đường thành siro hoặc ngâm táo mèo với rượu để sử dụng. Mỗi ngày uống khoảng 20 – 30ml sẽ đem tới hiệu quả làm sạch mạch máu và đem tới hiệu quả bất ngờ.
Cây sen có rất nhiều công dụng và lá sen cũng đem đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Bài thuốc chữa mỡ máu bằng Lá sen giúp giảm lượng cholesterol trong máu đồng thời giúp tạo giấc ngủ sâu hơn.
Bài thuốc chữa mỡ máu bằng Bí đỏ
Bí đỏ có hàm lượng vitamin, chất xơ và khoáng chất dồi dào giúp bổ sung các dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Để hạ mỡ máu cao, bạn chỉ cần gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch, cắt thành nhiều miếng nhỏ sau đó say cùng chút nước, chắt lấy nước để uống hàng ngày. Sau nửa tháng áp dụng bài thuốc này nhất định cơ thể bạn sẽ có sự thay đổi.
Giảo cổ lam là một trong những bài thuốc chữa mỡ máu vô cùng hiệu quả, được người dân Nhật Bản coi như thần dược, còn đặc biệt gọi là cỏ “trường sinh”. Các nhà nghiên cứu khoa học đã phát hiện Giảo cổ lam chứa hơn 100 loại saponin cấu trúc tự nhiên trong nhân sâm có tác dụng giảm mỡ trong máu, ngừa mảng xơ vữa, tăng lưu thông máu và ổn định huyết áp hiệu quả.
Ngoài ra cây còn có tác dụng kìm hãm tế bào ung thư, chống lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.
Bài thuốc chữa mỡ máu từ lá Đỏ ngọn
Cây Đỏ ngọn đã đươc người dân vùng trung du đồi núi thấp sử dụng từ rất lâu đời bằng cách đun với nước dùng để uống hàng ngày. Các nhà nghiên cứu đến từ Học viện Quân Y đã chứng minh dược chất flavonoid có trong lá Đỏ ngọn có công dụng thải trừ các gốc tự do (mỡ máu xấu) ra ngoài hiệu quả. Ngày nay cây Đỏ ngọn còn được chứng minh là Bài thuốc chữa mỡ máu có thể giúp bào mòn các mảng xơ vữa trong mạch máu, ngăn ngừa hiệu quả các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, …
Bài Thuốc Bổ Máu Đông Y
Bài thuốc bổ máu đông y
Thiếu máu là bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn. Các nhà khoa học đã chỉ ra thiếu máu do thiếu các nguyên tố cần thiết tạo máu như sắt, magie, kẽm… Vậy theo đông y thiếu máu là tại sao và cách điều trị phù hợp.
Theo đông y máu do nhiều tạng phủ tạo nên như gan thận và được đưa đi bởi tim. Mỗi ngày thận sẽ làm nhiệm vụ lọc máu để lấy đi chất độc trong máu. Nếu các tạng này bị tổn thương đều làm thiếu máu hoặc máu bị nhiễm độc. Vì vậy bổ máu cần bồi bổ nhiều tạng bằng các bài thuốc hoặc món ăn đông y.
Ngoài ra thiếu máu trong các trường hợp đặc biệt như sau sinh, phẫu thuật hay vết thương hở. Thì cần bồi bổ bằng các món ăn bài thuốc như gà tiềm thuốc bắc, cật heo tiềm thuốc bắc, đuôi bò tiềm thuốc bắc… kết hợp với ngủ nghỉ điều độ là đủ.
Tùy theo từng người và các triệu chứng mà thầy thuốc sẽ kê đơn. Tuy nhiên các bài thuốc này cũng tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây.
Thiếu máu do tì vì: tì vị được định nghĩa là khả năng ăn uống và hấp thụ kém. Từ đó khiến khí huyết hư, cơ thể xanh xao kẽm sức sống. Trong trường hợp này ta dùng các bị có tính ấm, kích thích tì vị như: nhân sâm, bạch truật, hoàng kỳ, đương quy, táo đỏ, long nhãn, cam thảo mỗi loại 12g sắc uống hàng ngày.
Bài thuốc trên chủ yếu là bổ khí, bổ huyết kích thích ăn ngon, giúp an thần, tăng sức đề kháng. Kiên trì uống 2 lần mỗi tuần trong 1 tháng sẽ thấy tình trạng cải thiện.
Nếu thiếu máu do (can thận âm hư) thường gặp người gầy gò, nóng trong vv.
Phép trị: bổ âm, dưỡng huyết, ích can thận. Thường dùng Bài Tứ vật gia giảm gồm có vị: Thục địa 25g, đương quy 14g, xuyên khung 14g, bạch thược 14g. Bài này rất thích hợp chứng huyết hư người gầy gò, kinh nguyệt không đều, nếu rong kinh thiếu máu gia ngải diệp và hương phụ.
Nếu phụ nữ sau sinh thiếu máu, hoặc sau phẩu thuật mất máu, sau đợt ốm nặng (do khí huyết đều suy… Phép trị cần bổ cả khí lẫn huyết, mà chú trọng bổ khí vì khí sinh huyết. Thường dùng bài thập toàn gia giảm gồm có: Thục địa 30g, đương quy 14g, xuyên khung 14g, bạch thược 14g, nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, hoàng kỳ 12g, nhục quế 4g. Bài này rất thích hơp với những người thiếu máu sau khi sinh, sau hậu phẩu, mới ốm dậy… hoặc thiếu máu sau xuất huyết tiêu hóa, sau trị giun sán, thiếu máu các thể.
Nếu thiếu máu do các bệnh đường ruột gây chảy máu trong… Phép trị cần cầm máu trước, sau bổ máu.
Nếu thiếu máu do nhiễm giun sán, thì phải xổ giun sán trước.. . uống thuốc bổ sau
Bài Thuốc Chữa Huyết Áp Cao Từ Đông Y Cực Kỳ Hiệu Quả.
Các bài thuốc đông y điều trị huyết áp cao Theo Đông Y, chứng cao huyết áp còn được gọi là chứng Huyễn Vựng, có các biểu hiện kèm theo như chóng mặt và ù tai đau đầu, hoa mắt,… Dẫn đến nguyên nhân gây ra bệnh này là do độ tuổi, giới tính, tâm trạng, mắc các bệnh lý, phụ nữ mang thai,..
1. bài thuốc chữa cao huyết áp từ đông y
– Bài thuốc chữa cao huyết áp từ đông y từ các dược liệu Nguyên liệu cần có là: 30g hạt đậu đen, 20g rễ cây nhàu, hạt sen, hạt muồng ma, rau má, mã đề, lạc tiên. Bạn đem tất cả các nguyên liệu trên cho vào nồi cùng với 6 chén nước. Khi nào đun còn 2 chén nước thì chắt ra chia làm 3 lần uống ấm trong ngày.
– Bài thuốc từ nếp cẩm Cơm rượu nếp được biết đến là món ăn nhẹ để kích thích tiêu hóa và bồi bổ sức khỏe cho người bệnh. Tuy nhiên trong Đông Y nó còn được dùng như một bài thuốc để điều trị các bệnh về huyết áp. Rượu nếp cẩm là một loại thực phẩm có trong dân gian rất quen thuộc, dễ tìm, dễ làm nó có thể thay cho các loại thuốc hạ huyết đặc biệt với người bị dị ứng thì bài thuốc này chính là một giải pháp rất hiệu quả. Chỉ cần bạn nấu rượu nếp cẩm lên và sử dụng hàng ngày để uống và ăn bã. Chữa cao huyết áp bằng nếp cẩm
2. Chữa cao huyết áp từ rau củ quả
Bài thuốc chữa cao huyết áp từ đông y gồm 5 loại củ quả là: cà rốt, cần tây, cà chua, hành hương và tỏi. Bạn đem tất cả các loại nguyên liệu trên rửa sạch, giã nát và lọc lấy nước uống. Bạn sử dụng 2 lần sau bữa ăn, dùng liên tục trong 6-8 ngày thì sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao huyết áp rất tốt.
– Bài thuốc từ tỏi Tỏi có tác dụng rất tốt trong điều trị cao huyết áp, các chất trong tỏi sẽ làm hạ cholesterol bằng cách gia tăng sự đào thải đối với cholesterol và giảm hấp thụ cholesterol qua màng ruột và làm giảm độ lipit có trong máu. Với khoảng 0,25kg tỏi bạn đem bóc vỏ ngoài và ngâm với khoảng 0,65 lít rượu gạo, hoặc giấm từ 4-5 %. Bạn đem cho ngâm trong khoảng 10 ngày là bạn có thể dùng được, mỗi ngày bạn dùng 2 lần trước bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ tối, mỗi lần khoảng 3ml.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Thuốc Cầm Máu Hiệu Quả Từ Đông Y trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!