Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Bị Cảm Uống Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi? được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bà bầu bị cảm có nguy hiểm không?
Bà bầu bị cảm có nguy hiểm không, có ảnh hưởng đến thai nhi không là nỗi băn khoăn, lo lắng của rất nhiều bà mẹ. Tại Việt Nam, thời tiết rất thuận lợi cho các loại virus cúm phát triển và lan nhanh, nhất là những lúc giao mùa. Đặc biệt, với tình hình diễn biến phức tạp như hiện nay, một trận đại dịch toàn cầu do Coronavirus gây ra đã cướp đi sinh mạng hàng trăm nghìn người thì những biểu hiện như sốt, ho dù cảm cúm hay cảm lạnh thông thường cũng khiến không ít người phải hoang mang, lo sợ.
Bị cảm khi mang thai luôn khiến mẹ bầu lo lắng
Đối với phụ nữ mang thai, dù cảm lạnh thông thường hay chỉ một trận cúm nhẹ nếu mẹ chủ quan cũng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Nếu không có dấu hiệu sốt hoặc ho nhiều cảm lạnh ở mức độ nhẹ hầu như không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ở mức độ nặng sẽ gây ra những biến chứng như sinh non, sinh thiếu tháng, thể trạng em bé kém.
Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ bị virus cúm xâm nhập vào cơ thể không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật mà khi sốt cao kết hợp với độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Ngoài ra, mẹ bầu bị cúm còn có thể gây ra những biến chứng ở thai nhi như: hở hàm ếch, hở van tim bẩm sinh và có khả năng rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ. Khi mẹ bầu có dấu hiệu của cảm cúm, không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà ngay lập tức nên đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn điều trị.
Bị cảm khi mang thai nên uống thuốc gì?
Mang thai là giai đoạn vô cùng quan trọng, mẹ cần phải thận trọng trong mọi tình huống bởi đây là “bước đệm”, là tiền đề quyết định tầm vóc và trí tuệ của bé sau này. Có 2 mốc mẹ cần đặc biệt chú ý đó là kỳ tam cá nguyệt đầu tiên và kỳ tam cá nguyệt thứ 3. Giai đoạn này có rất nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Nếu mẹ không cẩn thận trước những tác nhân gây nguy hiểm dù là vô tình như: khói thuốc lá, rượu bia, chất kích thích… thì rất dễ mất bé hoặc em bé sẽ không phát triển bình thường.
Bà bầu bị cảm nên uống thuốc gì
Quan trọng nhất là thai phụ không được tự ý sử dụng bất kì loại thuốc kháng sinh nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, một số trường hợp bị cảm khi mang thai không thể chữa khỏi bằng phương pháp dân gian hoặc dược liệu thiên nhiên bắt buộc phải dùng kháng sinh thì mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ. Hiện nay, vẫn có một số loại kháng sinh dùng điều trị cảm cúm cho mẹ bầu như:
Acetaminophen: Là loại thuốc hạ sốt an toàn cho bà bầu thường được dùng với những mẹ bầu bị cảm cúm trong thai kỳ, được sử dụng rất phổ biến và có thể mua dễ dàng mà không cần đến đơn thuốc bác sĩ.
Chlorpheniramin: FDA Hoa Kỳ xếp Chlorpheniramin là thuốc loại B, kháng histamin, tức có thể dùng được cho phụ nữ mang thai và sẽ không gây hại đến thai nhi nếu dùng trong thời gian ngắn và liều lượng nhất định.
Pseudoepherin: Theo tư vấn bs Bệnh viện Từ Dũ TP. Hồ Chí Minh cho hay, Pseudoephedrin được khuyến cáo chỉ nên sử dụng trong thai kỳ khi lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ. Pseudoephedrin được dùng điều trị nghẹt mũi cho phụ nữ mang thai khi đã qua 3 tháng đầu.
Lưu ý: Dù bị cảm lạnh nặng hay nhẹ hay bị cúm mẹ bầu cũng không nên tự ý dùng thuốc điều trị mà nên tham vấn ý kiến bác sĩ để nhận được những lời khuyên tốt nhất về cách điều trị khi bà bầu bị cảm nên uống thuốc gì đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con. Bởi mỗi loại thuốc có tác dụng và liều lượng khác nhau để phù hợp với từng cơ địa của mẹ bầu.
Những loại thuốc chống chỉ định trong thai kỳ
Ngoài những loại kháng sinh mẹ bầu uống được khi bị cảm, cũng có rất nhiều loại thuốc trị cảm cúm không dùng được cho phụ nữ mang thai mà mẹ cần lưu ý:
Một số loại kháng sinh chống chỉ định với bà bầu
Tamiflu, Flumadine, Symmetrel, Relenza: Thuốc diệt virus đều có nguy cơ gây dị tật thai nhi cao.
Aspirin: Thuốc có khả năng gây xuất huyết ở mẹ bầu.
Ibuprofen: Loại thuốc này chưa được nghiên cứu thực nghiệm với phụ nữ có thai nên chưa xác định được ảnh hưởng của nó với thai nhi, nên tốt nhất mẹ bầu không nên thử.
Guaifenesin: Một thành phần có trong thuốc trị cảm cúm và cũng chưa xác định được tính an toàn với phụ nữ mang thai.
Như vậy, việc dùng thuốc cảm cho bà bầu tốt nhất phải theo sự chỉ định và kê đơn của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng những mẹo chữa cảm cúm từ dân gian và ưu tiên dùng các “kháng sinh tự nhiên” để trị bệnh hiệu quả mà không ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.
Bé Bị Cảm Lạnh Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi?
Đặc biệt cảm lạnh dễ xảy ra ở bé có sức đề kháng kém, trẻ không được ủ ấm tốt, do tắm nước lạnh hoặc do môi trường sống bẩn ô nhiễm. Nhiều trường hợp bé bị cảm lạnh do lây nhiễm virus từ người khác.
Bé bị cảm lạnh có thể dẫn tới viêm phế quản.
Khi trẻ bị cảm lạnh thường có triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, hắt xì liên tục, ngứa họng, ho có đờm, sốt. Nếu để lâu bệnh chuyển nặng sẽ gây đau đầu, đau nhức cơ thể, ho nhiều, biếng ăn, sụt cân. Thậm chí viêm nhiễm lan sâu có thể gây ra viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi hoặc viêm phế quản cực kỳ nguy hiểm.
Trẻ bị cảm lạnh uống thuốc gì?
Để biết chính xác bé nên dùng thuốc gì khi bị cảm lạnh thì mẹ cần cho con đến gặp bác sỹ. Sau khi kiểm tra xong, bác sỹ sẽ có chỉ định dùng thuốc thích hợp. Các mẹ lưu ý tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh về dùng cho bé bởi như vậy bệnh không thể khỏi được mà còn dẫn tới nhiều biến chứng khác.
Một số loại thuốc thường sử dụng khi trẻ bị cảm lạnh như:
– Thuốc hạ sốt giảm đau, giúp bé hạ sốt, thường dùng khi con sốt nặng
– Thuốc ho: có thể là thuốc viên hay thuốc dạng siro giúp long đờm và giảm ho nhanh
– Một số loại thuốc vitamin giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ
– Ngoài ra có trường hợp bác sỹ sẽ kê thêm thuốc để chống viêm
Không tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ bị cảm lạnh.
Nhìn chung thì cảm lạnh do virus gây ra nên thường không bắt buộc phải dùng thuốc kháng sinh. Vì nếu chỉ bị nhiễm virus, chưa có nhiễm khuẩn việc sử dụng kháng sinh không đem lại hiệu quả điều trị cao, thêm nữa dùng kháng sinh còn gây ra nhiều tác dụng phụ cho bé điển hình như gây rối loạn tiêu hóa , mẹ chỉ cần biết cách chăm sóc bé cho tốt là có thể giúp con mau chóng hồi phục. Nhất là với các trường hợp bị cảm lạnh mức độ nhẹ thì không nhất thiết dùng tới thuốc tây.
Chữa ho do cảm lạnh bằng thuốc dân gian
Đối với những trường hợp bị ho do cảm lạnh thì mẹ có thể dùng bài thuốc dân gian như:
– Hoa hồng bạch và đường phèn: cách này an toàn mà hiệu quả, mẹ chỉ cần lấy vài cánh hoa hồng bạch đem rửa sạch trộn với ít đường phèn và ít nước lọc, đem hấp cách thủy rồi bé uống 3-4 lần/ngày, mỗi lần chỉ 1 thìa caffe là được.
– Dùng quất và húng chanh: húng chanh có tính ấm, vị cay, có chứa tinh dầu giúp trừ đờm, tiêu độc nên có thể làm thuốc chữa ho cho trẻ nhỏ. Theo đó mẹ lấy quất cùng lá húng chanh rửa sạch, xay nhuyễn, cho vào bát hấp cách thuỷ cho trẻ uống sẽ hết ho.
– Quất và mật ong: mẹ lấy 2-3 quả quất xanh đem rửa sạch, cắt ngang trộn với mật ong hay đường phèn rồi đem hấp cách thủy đến khi quất chín. Dằm ra rồi cho trẻ uống.
– Ngoài ra mẹ có thể lấy lá hẹ đem giã nát bỏ hấp cách thuỷ với đường phèn, chắt lấy nước đó cho bé uống hàng ngày sẽ mau khỏi ho.
Bài thuốc dân gian chữa cảm lạnh an toàn
Thay vì dùng thuốc tây, các mẹ có thể áp dụng các bài thuốc sau đâyL
– Mật ong và gừng tươi: theo đó mẹ lấy gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng, giã nát và hòa với một cốc nước sôi, hoà thêm ít mật ong rồi cho bé uống hàng ngày.
– Cho bé ăn cháo hành tía tô: đây không chỉ là món ăn ngon mà còn là bài thuốc chữa cảm lạnh cho trẻ rất tốt. Cụ thể mẹ lấy gạo tẻ nấu thành cháo, khi chín thì thái thêm ít tía tô, hành tươi và ít gừng bỏ vào, nêm gia vị vừa là cho bé ăn. Khi ăn vào bé sẽ ra nhiều mồ hôi, vì thế sẽ sớm khỏi bệnh hơn.
– Ngoài ra mẹ cũng có thể nấu canh ngải cứu với thịt băm cho con ăn hàng ngày cũng góp phần giảm nhanh các triệu chứng cảm lạnh.
Cảm Cúm Ho Có Đờm Uống Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi?
Khi bị bệnh cảm cúm ho có đờm uống thuốc gì? Nnhiều người có thói quen sử dụng thuốc kháng sinh gây tình trạng nhờn thuốc và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác. Áp dụng các bài thuốc dân gian luôn đem lại hiệu quả hữu hiệu như lá tía tô, lá và vỏ bưởi…
1. Những điều bạn cần biết về bệnh cảm cúm ho có đờm
Nguyên nhân của bệnh cảm cúm ho có đờm:
Thời điểm giao mùa là thời gian gây nên cảm cúm ho có đờm, viêm họng, thường gặp nhiều nhất đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi.
Sức đề kháng của bạn đang bị suy giảm khi thời tiết hanh lạnh.
Bị lây virus gây cảm cúm ho có đờm qua đường hô hấp từ người bệnh sang người lành.
Triệu chứng của bệnh cảm cúm ho có đờm:
-Bệnh cảm cúm thông thường ban đầu xuất hiện với những dấu hiệu nhẹ như đau đầu, nghẹt mũi, đau nhức cơ thể và tiết dịch chảy nước mũi. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới các dấu hiệu nặng hơn như ho, kèm theo có đờm, sốt và đau họng nhẹ.
-Thông thường, khi bị ho có đờm thì đờm trong cổ họng thường nhầy, có độ dính vào thành cổ họng. Do đó, một cơn ho rất khó tống đờm ra, vì thế chúng ta thường có cảm giác muốn ho liên tục cho đến khi cục đờm được đẩy ra khỏi cổ họng thì mới đỡ cảm giác khó chịu và ho. Tuy nhiên, hết cục đờm này thì chất nhầy sẽ lại tiếp tục được tạo ra và tạo thành cục đờm khác trong cổ họng. Quá trình này kéo dài nhiều ngày gây mệt mỏi, khó chịu cho người bị bệnh, đặc biệt vào ban đêm khi các cơn ho kéo dài khiến cả người bệnh lẫn người khỏe cùng mất ngủ theo.
2. Cảm cúm ho có đờm uống thuốc gì cho nhanh khỏi
Ngoài việc nên uống nhiều nước, ăn những món ăn nhẹ, chế biên loãng như súp, cháo và nghỉ ngơi, giảm mọi hoạt động không cần thiết. Để trả lời cho câu hỏi: người bệnh cảm cúm ho có đờm uống thuốc gì thì bạn nên sử dụng một số loại bài thuốc dân gian tự nhiên sau.
Cây tía tô
Tác dụng: Theo Đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, có mùi thơm. Lá của tía tô có tác dụng lợi tiểu, ra mồ hôi và giải trừ cảm lạnh còn phần thân cành có công dụng tiêu hóa tốt, hạt tía tô giúp trị long đờm, trị ho, hen hiệu quả.
Cách làm: Để sử dụng cây tía tô trị cảm cúm ho có đờm bạn làm như sau: lấy 10 lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ và trộn với cháo nóng ăn ngay, sau đó nằm nghỉ ngơi để ra mồ hôi, giảm ho nhanh chóng. Ngoài ra, bạn có thể ăn lá tía tô với các loại rau sống, nhớ phải rửa sạch. Cách này cũng có công dụng giảm ho có đờm, giảm đau nhức cơ thể và giải cảm.
Dùng lá tía tô nấu cháo để giải cảm trừ ho có đờm rất hiệu quả
Lá và vỏ bưởi
Tác dụng: Lá bưởi có vị đắng, cay, tính ấm và còn chứa nhiều tinh dầu nên có tác dụng trị ho và giải cảm an toàn.
Cách làm: Bạn có thể dùng lá bưởi tươi kết hợp với một số loại lá như hương nhu và lá sả đun nóng rồi xông toàn thân sẽ giúp giải cảm hiệu quả. Đồng thời, để trị ho có đờm thì lấy tiếp vỏ quả bưởi cạo sạch lớp ngoài, cắt thành khúc nấu với nước sôi rồi vắt lấy nước cốt này, ngâm trong đường khoảng một tuần lễ. Sau đó, lấy nước đã ngâm này uống dần liên tục trong 5 ngày sẽ giúp trị ho có đờm khi bị bệnh cảm cúm.
Vỏ bưởi từ lâu được biết tới là thuốc trị ho có đờm hiệu quả bạn không nên bỏ qua
Để biết bệnh cảm cúm ho có đờm uống thuốc gì thì bạn nên áp dụng những bài thuốc được hướng dẫn trên, đồng thời chú ý giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh như đội mũ ấm, quàng khăn ấm cổ khi ra ngoài trời. Rửa sạch tay bằng xà phòng cũng là việc bạn nên làm thường xuyên giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, bổ sung các thực phẩm như sữa chua, socola đen, khoai lang, nấm, tỏi để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bị Ho Viêm Họng Nên Uống Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi Bệnh?
Thứ Tư, 26-09-2018
Hỏi: “Bị viêm họng uống thuốc gì nhanh khỏi vậy bác sĩ? Hôm nọ mình bị viêm họng, ra tiệm thuốc tây thì được người ta kê 6,7 viên xanh xanh đỏ đỏ. Nhưng nghe đồn có mấy loại chẳng cần thiết, uống vô chỉ tổ hại người. Vậy nên mình mới lên đây mới hỏi bị viêm họng uống thuốc gì nhanh khỏi để coi thử thuốc của dược sĩ đúng không. Xin bác sĩ giải đáp giúp mình. Cám ơn bác sĩ. Cám ơn chuyên mục Hỏi – Đáp của chuatriviemamidan.com”
Vịt Con, thaomai…@gmail.com.vn
Thân chào Vịt Con!
Chúng tôi rất vui khi nhận được sự tin tưởng của bạn. Nhận được câu hỏi bị viêm họng uống thuốc gì nhanh khỏi ấy, chúng tôi đã lập tức cùng trò chuyện và làm việc với các chuyên gia Tai – Mũi – Họng để tổng hợp và đưa ra câu trả lời xác đáng nhất.
Bị viêm họng nên uống thuốc gì?
Viêm họng là một bệnh lý thường gặp ở mọi độ tuổi, thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Có một số trường hợp viêm họng chuyển sang viêm họng cấp tính hoặc viêm họng mãn tính, người bệnh buộc lòng phải sử dụng các loại thuốc chữa viêm họng để điều trị dứt điểm bệnh.
Trái với thói quen “tự làm bác sĩ” tại nhà của nhiều người, chúng tôi luôn đưa ra lời khuyên đến người bệnh là cần đến gặp và thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám uy tín khi có dấu hiệu viêm họng. Thời gian phát hiện và điều trị càng sớm, quá trình phục hồi và lấy lại sức khỏe càng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh, mức độ viêm nhiễm và cơ địa của mỗi người mà kê đơn với những loại thuốc điều trị viêm họng mãn tính khác nhau. Hãy chắc chắn bạn đã nói rõ cho bác sĩ, y sĩ về những nhóm thuốc bạn bị dị ứng hoặc những bệnh lý có tiền sử mắc bệnh hoặc đang điều trị bằng thuốc.
Các loại thuốc thường được chỉ định điều trị viêm họng bao gồm:
1. Thuốc hạ sốt, giảm đau
Đây là nhóm thuốc có tần suất “xuất hiện” khá cao trong hầu hết các toa đơn được kê cho người bị viêm họng mãn tính. Cụ thể hơn, dựa trên tình trạng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra liều lượng nhất định.
Thuốc hạ sốt: dành cho những người bị viêm họng cấp kèm theo tăng nhiệt độ, thậm chí là sốt cao không dứt, hoa mắt choáng váng đầu. Các loại thuốc thường được sử dụng là: paracetamol, eferalgan, aspersic,… kèm theo lời khuyên chườm ấm để giảm nhiệt nhanh chóng.
Thuốc giảm đau: Aspirin thường được biết đến với công dụng giảm đau cấp tốc, giúp làm xoa dịu những bỏng rát nơi vòm họng, giảm bớt uể oải mệt mỏi.
2. Thuốc tiêu đờm kháng viêm
Trong trường hợp viêm họng xuất hiện đờm nhầy, dịch mủ có màu trắng đục hoặc ngả vàng, xanh nhạt, các bác sĩ sẽ kê thêm thuốc làm long đờm giảm sinh dịch tiết ở niêm mạc họng cho người bệnh. Đồng thời, kèm theo nó là các loại có tác dụng tiêu viêm, giảm bớt sưng tấy cho người bệnh.
Alpha thymotrypsin, mucosoval, mucomyst, mucusan, rinathiol promethafine, terpicod, terpin hydrat…
3. Thuốc kháng sinh
Khi bác sĩ buộc lòng kê các nhóm thuốc kháng sinh cho người bệnh sẽ đồng nghĩa với việc tình trạng viêm họng đang có dấu hiệu nặng và tiến triển xấu. Thường nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ việc nhiễm virus, chỉ có thể điều trị bằng thuốc mới có thể trị dứt điểm.
Uống thuốc kháng sinh: Penicillin, Amoxillin, hay Amoxillin-clavulanate, Erythromycin, clarithromycin và roxithromycin …
Tiêm thuốc kháng sinh
Khi dùng kháng sinh, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý thay đổi hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh vì nó có thể gây ra nhiều phản ứng phụ độc hại đến cơ thể.
4. Thuốc bổ phế, trị ho
Một số người bệnh khi bị viêm họng sẽ kèm theo các triệu chứng ho khan, ho gắt. Khi có các dấu hiệu cổ họng ngứa rát, sưng đỏ, bác sĩ sẽ kê thêm các nhóm thuốc bổ phế, trị ho để giúp cắt giảm cơn ho hiệu quả.
Thuốc trị ho: codein, pholcodin, dextromethorphan, noscapin,…
Siro trị ho bổ phế
5. Thuốc ngậm chữa viêm họng
Tuy các dạng viên ngậm không thể điều trị dứt điểm bệnh viêm họng cấp tính nhưng lại là một “công cụ” hỗ trợ giảm bớt triệu chứng rất hay và hiệu quả. Chúng hoạt động theo cơ chế hòa tan, dùng nước bọt có chứa các thành phần trong thuốc ngậm để bôi trơn cổ họng, làm giảm tình trạng tiết dịch, ngứa ngáy, giúp hệ hô hấp thông thoáng và sát khuẩn.
Một số loại thuốc ngậm phổ biến hiện nay là:
Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Bị Cảm Uống Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi? trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!