Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Bị Cảm Cúm Uống Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi? được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bà bầu bị cảm cúm uống thuốc gì? Đang mang thai mà bị cảm cúm có được uống thuốc không là nỗi băn khoăn, lo lắng của rất nhiều bà mẹ bởi lo sợ việc sử dụng thuốc không đúng sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu thường dễ mắc các bệnh cảm cúm hơn người bình thường. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp chữa trị cho họ lại gặp nhiều khó khăn. Lý do là bởi việc sử dụng thuốc Tây để điều trị sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của bà mẹ và em bé. Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ mang thai khi mắc cảm cúm chỉ nên sử dụng các bài thuốc an toàn, lành tính được bài chế từ dược liệu tự nhiên.
Bà bầu cần làm gì khi bị cảm cúm?
Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của cảm cúm, bà bầu không nên tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh vì có thể sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Thay vào đó, hãy ngay lập tức tới gặp bác sĩ điều trị để được thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh của mình.
Trường hợp bệnh mới chớm, các mẹ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị cảm cúm dân gian như xông hơi, các bài thuốc phổ biến như chanh tươi và mật ong, nước gừng, tỏi,… kết hợp với việc giữ ấm và vệ sinh cơ thể sạch sẽ để các triệu chứng giảm nhanh.
Các biện pháp chữa cảm cúm cho bà bầu không cần thuốc
Để sớm thoát khỏi tình trạng khó chịu do bị cảm cúm, mẹ bầu bị cảm cúm nên “nằm lòng” một số công thức điều trị hữu hiệu từ dân gian sau:
Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh chữa cảm cúm cho các bà bầu
1. Tỏi
Chữa cảm cúm bằng tỏi là phương pháp được sử dụng khá nhiều vì dễ thực hiện cũng như việc tìm kiếm nguyên liệu không quá khó khăn. Người bệnh chỉ cần giã nhỏ tỏi và uống với nước sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy mùi hăng của tỏi khiến các bà bầu có cảm giác khó chịu khi uống, nhưng với hiệu quả mà nó đem lại, chắc chắn sẽ khiến các chị em cảm thấy hài lòng.
Ngoài ra, có một mẹo nhỏ giúp các bà bầu có thể ăn tỏi một cách dễ dàng hơn. Chính là trong các món ăn phải dùng đến tỏi như rau xào có thể cho nhiều tỏi hơn bình thường. Ăn dấm tỏi vào mỗi sáng cũng sẽ giúp phòng tránh cúm hiệu quả.
2. Xông mũi
Khi bị nghẹt mũi do cảm cúm, xông mũi là một cách giúp các bà bầu có thể dễ dàng tránh được tình trạng này. Sử dụng tinh dầu bạc hà hoặc trà xanh cho vào nước xông, sau đó lấy khăn trùm kín đầu và nước, cố gắng hít thật sâu hơi nước đang bốc lên sẽ giúp thông mũi hiệu quả.
3. Ăn cháo
Nếu bị cảm cúm nhẹ, bá bầu chỉ cần ăn cháo trứng, đặc biệt cháo cần có nhiều hành tươi và tía tô. Sau khi ăn xong cơ thể sẽ thoát ra nhiều mồ hôi, giúp giải cảm hiệu quả. Hơn nữa, cháo là một món ăn có dinh dưỡng cao, không chỉ sử dụng trong điều trị cảm cúm, nó còn có thể làm thành món ăn hàng ngày.
4. Chanh tươi kết hợp với mật ong
Chữa cảm cúm bằng mật ong kết hợp với chanh tươi là một phương pháp khá hiệu quả
Khi có triệu chứng ho và ngứa rát vùng họng, các bà bầu hãy chuẩn bị 2 quả chanh và 2 thìa mật ong, cắt chanh thành nhiều lát nhỏ và trộn đều với mật ong hoặc có thể pha cả 2 cùng với nước ấm. Sử dụng phương pháp này sẽ làm giảm ngay hiện tượng ho do cảm cúm.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Cảm Cúm Ho Có Đờm Uống Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi?
Khi bị bệnh cảm cúm ho có đờm uống thuốc gì? Nnhiều người có thói quen sử dụng thuốc kháng sinh gây tình trạng nhờn thuốc và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác. Áp dụng các bài thuốc dân gian luôn đem lại hiệu quả hữu hiệu như lá tía tô, lá và vỏ bưởi…
1. Những điều bạn cần biết về bệnh cảm cúm ho có đờm
Nguyên nhân của bệnh cảm cúm ho có đờm:
Thời điểm giao mùa là thời gian gây nên cảm cúm ho có đờm, viêm họng, thường gặp nhiều nhất đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi.
Sức đề kháng của bạn đang bị suy giảm khi thời tiết hanh lạnh.
Bị lây virus gây cảm cúm ho có đờm qua đường hô hấp từ người bệnh sang người lành.
Triệu chứng của bệnh cảm cúm ho có đờm:
-Bệnh cảm cúm thông thường ban đầu xuất hiện với những dấu hiệu nhẹ như đau đầu, nghẹt mũi, đau nhức cơ thể và tiết dịch chảy nước mũi. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới các dấu hiệu nặng hơn như ho, kèm theo có đờm, sốt và đau họng nhẹ.
-Thông thường, khi bị ho có đờm thì đờm trong cổ họng thường nhầy, có độ dính vào thành cổ họng. Do đó, một cơn ho rất khó tống đờm ra, vì thế chúng ta thường có cảm giác muốn ho liên tục cho đến khi cục đờm được đẩy ra khỏi cổ họng thì mới đỡ cảm giác khó chịu và ho. Tuy nhiên, hết cục đờm này thì chất nhầy sẽ lại tiếp tục được tạo ra và tạo thành cục đờm khác trong cổ họng. Quá trình này kéo dài nhiều ngày gây mệt mỏi, khó chịu cho người bị bệnh, đặc biệt vào ban đêm khi các cơn ho kéo dài khiến cả người bệnh lẫn người khỏe cùng mất ngủ theo.
2. Cảm cúm ho có đờm uống thuốc gì cho nhanh khỏi
Ngoài việc nên uống nhiều nước, ăn những món ăn nhẹ, chế biên loãng như súp, cháo và nghỉ ngơi, giảm mọi hoạt động không cần thiết. Để trả lời cho câu hỏi: người bệnh cảm cúm ho có đờm uống thuốc gì thì bạn nên sử dụng một số loại bài thuốc dân gian tự nhiên sau.
Cây tía tô
Tác dụng: Theo Đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, có mùi thơm. Lá của tía tô có tác dụng lợi tiểu, ra mồ hôi và giải trừ cảm lạnh còn phần thân cành có công dụng tiêu hóa tốt, hạt tía tô giúp trị long đờm, trị ho, hen hiệu quả.
Cách làm: Để sử dụng cây tía tô trị cảm cúm ho có đờm bạn làm như sau: lấy 10 lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ và trộn với cháo nóng ăn ngay, sau đó nằm nghỉ ngơi để ra mồ hôi, giảm ho nhanh chóng. Ngoài ra, bạn có thể ăn lá tía tô với các loại rau sống, nhớ phải rửa sạch. Cách này cũng có công dụng giảm ho có đờm, giảm đau nhức cơ thể và giải cảm.
Dùng lá tía tô nấu cháo để giải cảm trừ ho có đờm rất hiệu quả
Lá và vỏ bưởi
Tác dụng: Lá bưởi có vị đắng, cay, tính ấm và còn chứa nhiều tinh dầu nên có tác dụng trị ho và giải cảm an toàn.
Cách làm: Bạn có thể dùng lá bưởi tươi kết hợp với một số loại lá như hương nhu và lá sả đun nóng rồi xông toàn thân sẽ giúp giải cảm hiệu quả. Đồng thời, để trị ho có đờm thì lấy tiếp vỏ quả bưởi cạo sạch lớp ngoài, cắt thành khúc nấu với nước sôi rồi vắt lấy nước cốt này, ngâm trong đường khoảng một tuần lễ. Sau đó, lấy nước đã ngâm này uống dần liên tục trong 5 ngày sẽ giúp trị ho có đờm khi bị bệnh cảm cúm.
Vỏ bưởi từ lâu được biết tới là thuốc trị ho có đờm hiệu quả bạn không nên bỏ qua
Để biết bệnh cảm cúm ho có đờm uống thuốc gì thì bạn nên áp dụng những bài thuốc được hướng dẫn trên, đồng thời chú ý giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh như đội mũ ấm, quàng khăn ấm cổ khi ra ngoài trời. Rửa sạch tay bằng xà phòng cũng là việc bạn nên làm thường xuyên giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, bổ sung các thực phẩm như sữa chua, socola đen, khoai lang, nấm, tỏi để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Cảm Cúm Kéo Dài Ăn Gì Nhanh Khỏi?
Có khoảng hơn 200 siêu vi trùng sinh ra bệnh cảm. Nhất là siêu vi trùng nhưrhinoviruses sinh ra cảm nặng. Những siêu vi trùng khác nhưparainfluenza hay siêu vi trùng respiratory syncitial virus gây cảm nhẹ cho người lớn, nhưng lại gây cảm nặng cho trẻ em, nhất là khi chúng tấn công cuống phổi hay lá phổi của trẻ em.
Rhinoviruses (rhin, theo chữ Hy-lap nghĩa là nose, mũi), 30 tới 35 phần trăm là nguyên nhân cuả bệnh cảm truyền cho người lớn ,xuất hiện vào khoảng đầu thu, mùa xuân hay mùa hè. Có hơn 110 loại siêu vi trùng rhinovirus, rất thích hợp vơí nhiệt độ 91F, là nhiệt độ của màng nhầy trong mũi chúng ta.
Coronaviruses cũng sinh ra bệnh cảm cho người lớn, thường vào mùa đông hay đầu xuân. Có tới 30 loại siêu vi trùng này, nhưng trong số đó chỉ có 3 hay 4 siêu vi trùng tấn công được loài người.
Có khoảng 10-15 phần trăm bệnh cảm do những siêu vi trùng khác, như:
Adenoviruses, coxsackieviruses, echoviruses, orthomyxoviruses ( kể cả loại cúm influenza A và B), paramyxoviruses (kể cả siêu vi trùng parainfluenza), siêu vi trùng hô hấp syncytial virus và enteroviruses.
Khoảng 30 tới 50 phần trăm bệnh cảm của người lớn, có thể do siêu vi trùng sinh ra, nhưng chưa ai xác định được là siêu vi trùng gì. Phần khác, có rất nhiều siêu vi trùng gây bệnh cho trẻ em, nhưng cho tới lúc này cũng chưa ai biết rõ là loại siêu vi trùng gì.
Người mắc bệnh cảm bị nhiễm siêu vi trùng cảm, nhưng cũng có thể bị nhiễm thêm nhiều vi trùng khác. Đôi khi siêu vi trùng cảm có thể phát hiện siêu vi trùng herpes simplex, làm lở mũi, lở miệng.
Thời tiết thay đổi thất thường nhưnóng quá hay lạnh quá có lẽ không có ảnh hưởng là bao nhiêu cho sự nẩy sinh bệnh cảm, hoặc làm cho bệnh cảm năng thêm. Vấn đề tập thể dục, dinh dưỡng, hay bệnh thịt dưtrong cổ họng (tonsillar hypertrophy) của trẻ em, đều không có liên hệ gì với bệnh cảm.
Sau khi siêu vi trùng xâm nhập vào cơ thể, thì khoảng 1 tơí 3 ngày sau là thấy có triệu chứng. Bình thường kéo dài khoảng tuần lễ. Có tới 25 phần trăm bệnh kéo dài 2 tuần lễ. Đối với những ai hút thuốc lá, triệu chứng cảm sẽ nặng hơn.
Những triệu chứng bệnh cảm gồm có:
+ Chảy nước mũi, nước mũi, nghẹt mũi, hắt xì,đau tai, ngứa và khô cổ họng, và ho. + Ăn không ngon, mệt mỏi. + Khả năng vị giác và khứu giác có thể bị giảm, khan giọng, nói nhưnghẹt mũi. + Người lớn có thể bị nóng sốt nhẹ, nhưng trẻ em có thể bị nóng nhiều hơn. + Triệu chứng cảm sinh ra là do phản ứng miễn nhiễm của cơ thể, lúc vi trùng xâm nhập vào mũi và cổ họng. Hiện giờ không có thử nghiệm để định bệnh cảm, mà bác sĩ chỉ dựa theo triệu chứng để định bệnh.
Cảm cúm nên ăn gì nhanh khỏi
Nấm: Hầu như tất cả các loại nấm có chứa vitamin D và chất chống oxy hóa cần thiết cho việc chiến đấu cảm lạnh và tăng cường khả năng miễn dịch. Khi chọn nấm cần chọn nấm có màu sắc tươi, tránh chọn nấm bị dập nát, có mùi hôi. Nếu cắt nấm ra có chất trắng chảy ra như sữa thì đó là nấm độc, không nên sử dụng.
Khoai lang: Sở hữu lượng vitamin A, C dồi dào, khoai lang giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do và giảm khả năng phát sinh những bệnh viêm nhiễm như suyễn, viêm khớp hay cảm cúm.
Cá: Cá hồi, cá ngừ, cá thu… cung cấp cho cơ thể nhiều acid béo omega-3 có lợi trong việc chống viêm nhiễm, acid cũng kết hợp với hệ miễn dịch kháng lại bệnh cảm lạnh.
Mật ong: Uống mật ong khi bị cảm cúm cũng là cách giúp mọi người tăng cường khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, khi bị cảm cúm mọi người nên uống mật ong 2 lần/ngày để giúp cơ thể kháng lại các virus cảm cúm.
Soup gà: Soup gà có hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng mà cảm cúm gây ra như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho và đau họng. Các amino acid có trong thịt gà có chứa nhiều dinh dưỡng có thể làm tăng sức đề kháng của cơ thể.
Tỏi: Nếu bạn không ngại mùi của tỏi, hãy sử dụng thật nhiều tỏi khi bị cảm cúm. Tỏi là kháng sinh tự nhiên có tính chất kích thích miễn dịch nên sẽ làm giảm nhẹ tình trạng ngạt mũi do cúm một cách nhanh chóng.
Bệnh cảm khá thông thường, khó mà tìm cách tránh được. Tuy nhiên cũng xin trình bày vài phương pháp căn bản để tránh cảm:
+ Nên tránh không gần người đang bị cảm, nhất là trong 3 ngày đầu, vì lúc đó, siêu vi trùng dễ truyền nhiễm nhiều nhất. + Nên rửa tay nếu lỡ chạm vào da người có bệnh, hoặc ngay cả sau khi bạn và người mắc bệnh cùng rờ vào một vật gì. + Không nên để ngón tay vào mũi hay mắt của bạn.
Nếu bị cảm, bạn cũng nên có bổn phận tránh truyền nhiễm bệnh sang người khác, chẳng hạn như:
+ Khi ho hay hắt xì, nên lấy khăn giấy che mũi, che miệng. + Rửa tay sau khi ho hay hắt xì. + Nếu bạn bị cảm , thì nên tránh xa những người bị bệnh xuyễn hay bệnh phổi kinh niên, đừng lây bệnh sang họ, nhất là trong 3 ngày đầu khi mới bị cảm, vì đó là lúc truyền bệnh dễ nhất.
Với những thông tin bài viết Cảm cúm kéo dài ăn gì nhanh khỏi? trên hi vọng giúp các bạn nhanh chóng chấm dứt căn bệnh khó chịu này, đồng thời có cách phòng tránh bệnh tốt nhất.
Có Thuốc Cảm Cúm Cho Bà Bầu An Toàn?
Phụ nữ khi mang thai rất dễ mắc phải cảm cúm. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng khi hiện nay có nhiều loại thuốc cảm cúm dành riêng cho mẹ bầu.
Phụ nữ khi mang thai có được uống thuốc cảm?
Tại thời điểm tháng 6 năm 2015, FDA đã công bố một hệ thống phân loại thuốc mới dựa trên 3 đối tượng: mẹ mong con, mang thai và cho con bú. Các yếu tố về rủi ro cũng được dựa trên 3 đối tượng này, theo đó bạn có thể yên tâm khi mua thuốc với những thông tin được khuyến cáo rõ ràng trên sản phẩm.
Dược sĩ Đặng Nam Anh – giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay, một số thành phần của thuốc trị cảm cúm được đánh giá là khá an toàn đối với bà bầu, nhưng vẫn có những thành phần buộc phải tránh.
Đa phần các loại thuốc cảm dùng để điều trị đa triệu chứng nên cần kết hợp nhiều loại thuốc lại với nhau. Ví dụ như expectorants cho sổ mũi, kháng tussives cho ho đàm, thuốc kháng histamine làm giảm bớt các triệu chứng dị ứng giúp bạn dễ ngủ, thuốc thông mũi có tác dụng giảm nghẹt mũi và thuốc giảm đau để giảm bớt đau nhức.
Cần nhớ rằng, không có loại thuốc nào là an toàn tuyệt đối 100% cho phụ nữ mang thai. Do đó, bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc khi mang thai. Đặc biệt, không dùng liều lượng nhiều hơn so với chỉ định và có thể tránh tất cả các loại thuốc trong ba tháng đầu của thai kỳ, bởi đây là giai đoạn thai nhi dễ bị tổn thương nhất.
Loại thuốc nào được chấp nhận sử dụng trong thai kỳ?
Theo tìm hiểu của trang Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, một số loại thuốc được chấp nhận sử dụng trong thai kỳ: doxylamine, phenindamine, triprolidine, histamin chlorpheniramine, loratadine, brompheniramine, pheniramine và diphenhydramine… Đây là các loại thuốc được đánh giá là ít ảnh hưởng đến thai phụ, tuy nhiên có thể khiến bạn buồn ngủ (nhất là diphenhydramine và doxylamine).
Thuốc gây tê cục bộ benzocaine được kết hợp với dextromethorphan để điều trị bệnh viêm họng. Benzocaine không đi vào máu nên không nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.
Các loại thuốc chuyên điều trị các chứng ho dextromethorphan được cho là an toàn vì không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở người.
Các thuốc giảm đau và hạ sốt acetaminophen được phép sử dụng trong thai kỳ và đảm bảo an toàn nếu bạn không dùng quá liều ghi trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Các loại thuốc guaifenesin điều trị sổ mũi và long đàm được báo cáo có khả năng làm tăng nguy cơ thoát vị bẹn ở một số ít trẻ sơ sinh khi tiếp xúc với thuốc.
Hướng dẫn cách phòng bệnh cúm cho phụ nữ mang thai
Nếu bạn bỏ thời gian tìm hiểu hay học các ngành Y Dược như: Cao đẳng Điều dưỡng, Dược, Y đa khoa,… có thể biết rằng, virus gây cảm cúm có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, mắt, mũi và miệng. Trong đó, bàn tay chính là khu vực tiếp xúc và lưu trữ nhiều loại virus trong đó có virus gây cảm. Do vậy bạn nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
Ăn nhiều rau quả: Các loại rau quả có màu xanh sậm, vàng, đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng sức đề kháng, chống lại chứng bệnh cảm, củng cố sức khỏe.
Uống nhiều nước, đặc biệt là uống nhiều nước đường chanh, cam vắt để thanh lọc những độc hại trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp bạn phòng chống bệnh.
Hít thở không khí trong lành: Thời tiết mùa đông khô lạnh, hay mùa mưa khiến bạn ngại vận động ngoài trời. Tuy nhiên chính điều này lại là nguy cơ làm gia tăng tình trạng cảm ở bầu. Do đó, bà bầu cần vận động nhẹ nhàng và thường xuyên ra ngoài và thường xuyên hít khí trời trong lành.
Giữ chân luôn được ấm bằng cách bôi dầu nóng vào lòng bàn chân và mang vớ, quấn ấm cổ khi đi ngủ, uống nhiều nước cam, chanh.
Bà bầu nênghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế tối đa stress, căng thẳng.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cơ sở TP Hồ Chí Minh
” VPTS – ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
” VPTS – ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, chúng tôi
Tư vấn: 0799.913.913 – 0899.913.913
Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Bị Cảm Cúm Uống Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi? trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!