Xu Hướng 9/2023 # Amitriptylin Thuốc Chống Trầm Cảm 3 Vòng Có Tác Dụng An Thần # Top 10 Xem Nhiều | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Amitriptylin Thuốc Chống Trầm Cảm 3 Vòng Có Tác Dụng An Thần # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Amitriptylin Thuốc Chống Trầm Cảm 3 Vòng Có Tác Dụng An Thần được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tracuuthuoctay chia sẻ bài viết AMITRIPTYLIN Thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tác dụng an thần là thuốc gì? giá thuốc bao nhiêu? chỉ định, cách sử dụng, tác dụng phụ thuốc AMITRIPTYLIN . Ðiều trị trầm cảm, đặc biệt trầm cảm nội sinh (loạn tâm thần hưng trầm cảm). Thuốc có ít tác dụng đối với trầm cảm phản ứng. Ðiều trị chọn lọc một số trường hợp đái dầm ban đêm ở trẻ em lớn (sau khi đã loại bỏ biến chứng thực thể đường tiết niệu bằng các test thích hợp).

AMITRIPTYLIN Thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tác dụng an thần

Tên chung quốc tế: Amitriptyline.

Loại thuốc: Thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tác dụng an thần.

Viên nén: Amitriptylin hydroclorid 10 mg, 25 mg, 50 mg, 75 mg, 100 mg, 150 mg.

Thuốc tiêm: Amitriptylin 10 mg/ml.

Dược lý học và cơ chế tác dụng

Amitriptylin hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn sau khi tiêm bắp 5 – 10 phút và sau khi uống 30 – 60 phút. Với liều thông thường, 30 – 50% thuốc đào thải trong vòng 24 giờ. Amitriptylin chuyển hóa bằng cách khử N – metyl và hydroxyl hóa. Trên thực tế toàn bộ liều thuốc đào thải dưới dạng các chất chuyển hóa liên hợp glucuronid hoặc sulfat. Một lượng rất nhỏ amitriptylin không chuyển hóa được bài tiết qua nước tiểu. Amitriptylin phân bố rộng khắp cơ thể và liên kết nhiều với protein huyết tương và mô. Nửa đời thải trừ của amitriptylin khoảng từ 9 đến 36 giờ. Có rất ít amitriptylin ở dạng không chuyển hóa đào thải qua nước tiểu. Có sự khác nhau nhiều về nồng độ thuốc trong huyết tương giữa các cá nhân sau khi uống một liều thông thường. Lý do của sự khác biệt này là nửa đời trong huyết tương của thuốc thay đổi từ 9 đến 50 giờ giữa các cá nhân. Amitriptylin không gây nghiện.

Ðiều trị trầm cảm, đặc biệt trầm cảm nội sinh (loạn tâm thần hưng trầm cảm). Thuốc có ít tác dụng đối với trầm cảm phản ứng.

Ðiều trị chọn lọc một số trường hợp đái dầm ban đêm ở trẻ em lớn (sau khi đã loại bỏ biến chứng thực thể đường tiết niệu bằng các test thích hợp).

Chống chỉ định AMITRIPTYLIN Thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tác dụng an thần

Mẫn cảm với amitriptylin.

Không được dùng đồng thời với các chất ức chế monoamin oxydase.

Không dùng trong giai đoạn hồi phục ngay sau nhồi máu cơ tim.

Ðộng kinh không kiểm soát được; bí tiểu tiện và phì đại tuyến tiền liệt; suy giảm chức năng gan; tăng nhãn áp góc đóng; bệnh tim mạch; bệnh cường giáp hoặc đang điều trị với các thuốc tuyến giáp.

Người bệnh đã điều trị với các chất ức chế monoamin oxydase, phải ngừng dùng thuốc này ít nhất 14 ngày, mới được bắt đầu điều trị bằng amitriptylin.

Dùng các thuốc chống trầm cảm 3 vòng cùng với các thuốc kháng cholinergic có thể làm tăng tác dụng kháng cholinergic.

Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng qua nhau thai vào thai nhi. Amitriptylin, nortriptylin gây an thần và bí tiểu tiện ở trẻ sơ sinh.

Tốc độ giảm các triệu chứng từ vài ngày đến vài tuần phụ thuộc vào tốc độ giảm nồng độ thuốc ở trẻ sơ sinh. Vì vậy trong ba tháng cuối thai kỳ, amitriptylin chỉ được dùng với chỉ định nghiêm ngặt, cần cân nhắc lợi ích của người mẹ và nguy cơ cho thai nhi.

Amitriptylin bài tiết vào sữa mẹ với lượng có thể ảnh hưởng đáng kể cho trẻ em ở liều điều trị. Cần phải quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc, có tính đến tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Hiếm gặp tăng mệt mỏi, buồn ngủ vào buổi sáng, và cả hạ huyết áp thế đứng vào buổi sáng nếu người bệnh dùng một liều duy nhất vào lúc đi ngủ. Sốt cao đã xảy ra khi sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng cùng với các thuốc kháng cholinergic hoặc các thuốc an thần kinh, đặc biệt khi thời tiết nóng.

Theo dõi khi ngừng thuốc: Ngừng thuốc đột ngột sau khi điều trị kéo dài có thể gây đau đầu, buồn nôn, khó chịu toàn thân. Giảm liều từ từ có thể gây ra các triệu chứng thoảng qua như kích thích, kích động, rối loạn giấc ngủ và mơ; các triệu chứng này thường hết trong vòng 2 tuần.

Một số rất ít trường hợp hưng cảm xảy ra từ 2 đến 7 ngày sau khi ngừng việc điều trị dài ngày với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

Thuốc tiêm amitriptylin hydroclorid phải bảo quản ở nhiệt độ dưới 40oC, tốt nhất là 15 – 30oC; tránh để đông lạnh. Thuốc tiêm amitriptylin hydroclorid cũng phải bảo quản tránh ánh sáng vì có thể tạo thành ceton và tủa nếu để tiếp xúc với ánh sáng. Các viên nén amitriptylin hydroclorid phải bảo quản trong đồ đựng kín ở nhiệt độ 15 – 30oC. Tránh tiếp xúc với nhiệt độ trên 30oC.

Không được pha loãng thuốc với nước ép nho hoặc đồ uống có chứa carbonat.

Nguồn dược thư quốc gia

Tham khảo hình ảnh các dòng thuốc AMITRIPTYLIN Thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tác dụng an thần

Vui lòng đặt câu hỏi về bài viết AMITRIPTYLIN Thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tác dụng an thần, chúng tôi sẽ trả lời nhanh chóng.

Nguồn uy tín: Tra Cứu Thuốc Tây không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Latest posts by Cao Thanh Hùng ( see all)

Thuốc Chống Trầm Cảm Amitriptyline

Hoạt chất : Amitriptyline Thuốc chống trầm cảm ba vòng có tác dụng an thần.

Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): N06AA09.

Brand name:

: Amitriptyline, Amilavil,Elavil, Endep, Vanatrip, Amitriptylin 10mg, Amitriptylin 25mg, Amitriptylin 50mg,Europlin 25mg, Trimibelin 10

2. Dạng bào chế – Hàm lượng: Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén: Amitriptylin hydroclorid 10 mg, 25 mg, 50 mg, 75 mg, 100 mg, 150 mg.

Thuốc tiêm: Amitriptylin 10 mg/ml.

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng: 4.1. Chỉ định:

Điều trị trầm cảm, đặc biệt trầm cảm nội sinh (loạn thần hưng trầm cảm). Thuốc ít tác dụng đối với trầm cảm phản ứng.

Điều trị chọn lọc một số trường hợp đái dầm ban đêm ở trẻ em lớn (sau khi đã loại bỏ biến chứng thực thể đường tiết niệu bằng các trắc nghiệm thích hợp).

Đau dây thần kinh.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Liều dùng tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Nếu lúc bắt đầu trị liệu không dùng được thuốc theo đường uống, có thể dùng theo đường tiêm bắp nhưng phải chuyển sang dùng đường uống ngay khi có thể được; liều dùng vẫn như trước.

Vị thành niên và người cao tuổi dung nạp thuốc kém.

Phải theo dõi chặt chẽ, phát hiện sớm tình trạng trầm cảm tăng lên, xuất hiện ý đồ tự sát, có thay đổi bất thường về hành vi, nhất là vào lúc bắt đầu trị liệu hoặc mỗi khi thay đổi liều.

Nên bắt đầu với liều thấp và tăng liều từ từ.

Liều dùng:

Liều ban đầu cho người bệnh ngoại trú: 75 mg/ngày, chia ba lần. Nếu cần có thể tăng tới 150 mg/ngày. Cũng có thể uống làm một lần vào lúc đi ngủ (có thể đỡ buồn ngủ lúc ban ngày). Liều tăng được ưu tiên dùng buổi chiều hoặc buổi tối. Tác dụng giải lo và an thần xuất hiện rất sớm, còn tác dụng chống trầm cảm có thể trong vòng 3 – 4 tuần điều trị, thậm chí nhiều tuần sau mới thấy được.

Điều quan trọng là phải tiếp tục điều trị thời gian dài để có thể đánh giá kết quả. Thường ít nhất là 3 tuần. Nếu tình trạng của người bệnh không cải thiện trong vòng 1 tháng, cần đi khám thầy thuốc chuyên khoa.

Liều duy trì ngoại trú: 50 – 100 mg/ngày. Với người bệnh thể trạng tốt, dưới 60 tuổi, liều có thể tăng lên đến 150 mg/ngày, uống một lần vào buổi tối. Tuy nhiên, liều 25 – 40 mg mỗi ngày có thể đủ cho một số người bệnh. Khi đã đạt tác dụng đầy đủ và tình trạng bệnh đã được cải thiện, nên giảm liều xuống đến liều thấp nhất có thể được để duy trì tác dụng. Tiếp tục điều trị duy trì 3 tháng hoặc lâu hơn để giảm khả năng tái phát. Ngừng điều trị cần thực hiện dần từng bước và theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ tái phát.

Đối với người bệnh điều trị tại bệnh viện: Liều ban đầu lên đến 100 mg/ngày, cần thiết có thể tăng dần đến 200 mg/ngày, một số người cần tới 300 mg. Người bệnh cao tuổi và người bệnh trẻ tuổi (thiếu niên) dùng liều thấp hơn, 50 mg/ngày, chia thành liều nhỏ. Phối hợp thuốc tiêm và thuốc viên: Một số trường hợp có thể bắt đầu điều trị bằng thuốc tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch trong khoảng 1 tuần, liều ban đầu: 20 – 30 mg/lần, 4 lần/ngày. Tác dụng do tiêm tỏ ra nhanh hơn uống. Sau đó chuyển sang thuốc uống, càng sớm càng tốt.

Hướng dân điều trị cho trẻ em:

Tình trạng trầm cảm: Không nên dùng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi (do thiếu kinh nghiệm).

Thiếu niên: Liều ban đầu: 10 mg/lần, 3 lần/ngày và 20 mg lúc đi ngủ. Cần thiết có thể tăng dần liều, tuy nhiên liều thường không vượt quá 100 mg/ngày.

Đái dầm ban đêm ở trẻ lớn: Liều gợi ý cho trẻ 6 – 10 tuổi: 10 – 20 mg uống lúc đi ngủ; trẻ trên 11 tuổi: 25 – 50 mg uống trước khi đi ngủ. Điều trị không được kéo dài quá 3 tháng.

Nguy cơ tự tử vẫn còn trong quá trình điều trị cho đến khi bệnh đã thuyên giảm.

Việc điều trị trầm cảm kèm theo tâm thần phân liệt phải luôn phối hợp với các thuốc an thần kinh vì các thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể làm cho các triệu chứng loạn thần nặng hơn.

Ớ người bệnh hưng – trầm cảm, tăng nguy cơ xảy ra và kéo dài giai đoạn hưng cảm. Đối với người động kinh, cần điều trị chống động kinh một cách phù hợp để bù trừ cho nguy cơ tăng cơn trong quá trình điều trị.

Nguy cơ gây ngủ có thể gây ra tai nạn trong khi lao động, lái xe…

Nhạy cảm rượu có thể gia tăng trong khi điều trị. Nguy cơ tăng nhãn áp cấp tính có thể xảy ra. Nguy cơ sâu răng là biến chứng thông thường khi điều trị thời gian dài.

4.3. Chống chỉ định:

Mẫn cảm với amitriptylin.

Không được dùng đồng thời với các chất ức chế monoaminoxydase. Không dùng trong giai đoạn hồi phục ngay sau nhồi máu cơ tim. Không dùng cho người bị suy gan nặng.

Không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi vì tác dụng và độ an toàn chưa được xác định.

4.4 Thận trọng:

Có tiền sử động kinh; bí tiểu tiện và phì đại tuyến tiền liệt; suy giảm chức năng gan; tăng nhãn áp góc hẹp; bệnh tim mạch (loạn nhịp, blốc); bệnh cường giáp hoặc đang điều trị với các thuốc tuyến giáp, u tế bào ưa crom, suy gan.

Người bệnh đã điều trị với các chất ức chế monoamin oxydase, phải ngừng dùng thuốc này ít nhất 14 ngày mới được bắt đầu điều trị bằng amitriptylin.

Dùng các thuốc chống trầm cảm ba vòng cùng với các thuốc kháng cholinergic có thể làm tăng tác dụng kháng cholinergic.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: C

US FDA pregnancy category: C

Thời kỳ mang thai:

Các thuốc chống trầm cảm ba vòng qua được nhau thai. Amitriptylin, nortriptylin gây an thần và bí tiểu tiện ở trẻ sơ sinh. Tốc độ giảm các triệu chứng từ vài ngày đến vài tuần phụ thuộc vào tốc độ giảm nồng độ thuốc ở trẻ sơ sinh. Vì vậy trong ba tháng cuối thai kỳ, amitriptylin chỉ được dùng với chỉ định nghiêm ngặt, cần cân nhắc lợi ích của người mẹ và nguy cơ cho thai nhi.

Thời kỳ cho con bú:

Amitriptylin và các chất chuyển hóa có hoạt tính được bài tiết vào sữa mẹ với lượng có thể ảnh hưởng đáng kể cho trẻ em ở liều điều trị. Cần phải quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc, có cân nhắc tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Các phản ứng có hại chủ yếu biểu hiện tác dụng kháng cholinergic của thuốc. Các tác dụng này thường được kiểm soát bằng giảm liều. Phản ứng có hại hay gặp nhất là an thần quá mức (20%) và rối loạn điều tiết (10%).

Tuần hoàn: Nhịp nhanh, hồi hộp, thay đổi điện tâm đồ (sóng T dẹt hoặc đảo ngược), blốc nhĩ – thất, hạ huyết áp thế đứng.

Nội tiết: Giảm tình dục, liệt dương.

Tiêu hóa: Buồn nôn, táo bón, khô miệng, thay đổi vị giác.

Thần kinh: Mất điều phối.

Mắt: Khó điều tiết, mờ mắt, giãn đồng tử.

Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100

Tuần hoàn: Tăng huyết áp. Tiêu hóa: Nôn.

Da: Ngoại ban, phù mặt, phù lưỡi.

Thần kinh: Dị cảm, run.

Tâm thần: Hưng cảm, hưng cảm nhẹ, khó tập trung, lo âu, mất ngủ, ác mộng.

Tiết niệu: Bí tiểu tiện.

Mắt: Tăng nhãn áp. Tai: Ù tai.

Hiếm gặp, ADR < 1/1 000

Toàn thân: Ngất, sốt, phù, chán ăn.

Máu: Mất bạch cầu hạt, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.

Nội tiết: To vú ở đàn ông, sưng tinh hoàn, tăng tiết sữa, giảm bài tiết ADH.

Tiêu hóa: Ỉa chảy, liệt ruột, viêm tuyến mang tai.

Da: Rụng tóc, mày đay, ban xuất huyết, mẫn cảm với ánh sáng.

Gan: Vàng da, tăng transaminase.

Thần kinh: Cơn động kinh, rối loạn vận ngôn, triệu chứng ngoại tháp. Tâm thần: Ảo giác (người bệnh tâm thần phân liệt), tình trạng hoang tưởng (người bệnh cao tuổi).

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Hiếm gặp tăng mệt mỏi, buồn ngủ vào buổi sáng, và cả hạ huyết áp thế đứng vào buổi sáng nếu người bệnh dùng một liều duy nhất vào lúc đi ngủ. Sốt cao đã xảy ra khi sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng cùng với các thuốc kháng cholinergic hoặc các thuốc an thần kinh, đặc biệt khi thời tiết nóng.

Theo dõi khi ngừng thuốc: Ngừng thuốc đột ngột sau khi điều trị kéo dài có thể gây nhức đầu, buồn nôn, khó chịu toàn thân. Giảm liều từ từ có thể gây ra các triệu chứng thoảng qua như kích thích, kích động, rối loạn giấc ngủ và mơ; các triệu chứng này thường hết trong vòng 2 tuần.

Một số rất ít trường hợp hưng cảm xảy ra từ 2 đến 7 ngày sau khi ngừng điều trị dài ngày với các thuốc chống trầm cảm ba vòng.

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Tương tác giữa các thuốc chống trầm cảm ba vòng với chất ức chế monoamin oxidase là tương tác có tiềm năng gây nguy cơ tử vong. Phối hợp với phenothiazin gây tăng nguy cơ lên cơn động kinh. Các thuốc chống trầm cảm ba vòng ức chế enzym gan, nếu phối hợp với các thuốc chống đông, có nguy cơ tăng tác dụng chống đông lên hơn 300%.

Các hormon sinh dục, thuốc chống thụ thai uống làm tăng khả dụng sinh học của các thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Khi dùng physostigmin để đảo ngược tác dụng của các thuốc chống trầm cảm 3 vòng trên hệ thần kinh trung ương (điều trị lú lẫn, hoang tưởng, hôn mê) có thể gây blốc tim, rối loạn dẫn truyền xung động, gây loạn nhịp.

Với levodopa, tác dụng kháng cholinergic của các thuốc chống trầm cảm có thể làm dạ dày đấy thức ăn chậm, do đó làm giảm sinh khả dụng của levodopa.

Cimetidin ức chế chuyển hóa các thuốc chống trầm cảm ba vòng, làm tăng nồng độ các thuốc này trong máu có thể dẫn đến ngộ độc. Clonidin, guanethidin hoặc guanadrel bị giảm tác dụng hạ huyết áp khi sử dụng đồng thời với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Sử dụng đồng thời với các thuốc chống trầm cảm ba vòng và các thuốc cường giao cảm làm tăng tác dụng trên tim mạch có thể dẫn đến loạn nhịp, nhịp nhanh, tăng huyết áp nặng, hoặc sốt cao.

Amitriptylin làm tăng tác dụng tụt huyết áp thế đứng của các thuốc hạ huyết áp: Acetazolamid, amilorid, ether, furosemid, halothan, hydralazin, hydroclorothiazid, ketamin, methyldopa, natri nitroprusiat, nitơ oxyd, reserpin, spironolacton, thiopental.

Các thuốc làm tăng nguy cơ gây loạn nhịp của amitriptylin: Artemether phối hợp với lumefantrin, clorphenamin, epinephrin, ether, haloperidol, halothan, ketamin, nitơ oxyd, procainamid, quinidin, thiopenthal.

Các thuốc làm tăng tác dụng phụ của amitriptylin: Các thuốc kháng muscarin (atropin, biperiden), các thuốc ức chế thần kinh trung ương (clorpheniramin, clorpromazin, fluphenazin).

Các thuốc làm tăng tác dụng an thần của amitriptylin: Clonazepam, cloral hydrat, clorpheniramin, codein, diazepam, morphin, pethidin, rượu.

Các thuốc làm tăng nồng độ amitriptylin trong huyết tương, làm tăng độc tính của amitriptylin: Clorpromazin, cimetidin, fluphenazin, haloperidol, ritonavir, thuốc tránh thai dạng uống, verapamil.

Các thuốc làm giảm nồng độ amitriptylin trong huyết tương, do đó làm giảm tác dụng chống trầm cảm: Carbamazepin, phenobarbital, phenytoin, rifampicin.

Các thuốc bị giảm tác dụng khi dùng đồng thời với amitriptylin: Glycerin trinitrat, isosorbid dinitrat.

Amitriptylin làm giảm tác dụng của các thuốc chống động kinh (do làm giảm ngưỡng co giật) như acid valproic, carbamazepin, ethosuxinid, phenobarbital, phenytoin.

4.9 Quá liều và xử trí:

Triệu chứng: Ngủ gà, lú lẫn, co giật (động kinh), mất tập trung, giãn đồng tử, rối loạn nhịp tim, ảo giác, kích động, thở nông, khó thở, yếu mệt, nôn, khô miệng.

Xử trí: Chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ, bao gồm:

Rửa dạ dày: Dùng than hoạt tính dưới dạng bùn nhiều lần;

Duy trì chức năng hô hấp, tuần hoàn và thân nhiệt;

Theo dõi chức năng tim mạch, ghi điện tâm đồ, theo dõi chặt chẽ nhịp tim (ít nhất 5 ngày);

Điều trị loạn nhịp: Dùng lidocain, kiềm hóa máu tới pH 7,4 – 7,5 bằng natri hydrocarbonat tiêm tĩnh mạch.

Xử trí co giật bằng cách dùng diazepam, lorazépam theo đường tĩnh mạch. Không dùng phenytoin vì làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim. Thấm phân màng bụng, lọc máu, lợi niệu, không có tác dụng trong xử trí ngộ độc thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Vài ngày sau khi có vẻ hồi phục có thể xuất hiện các hội chứng nặng:

Mê sảng, lú lẫn, giãy giụa, hoang tưởng, mất ý thức, co giật, rung giật cơ, tăng phản xạ, giảm thân nhiệt, huyết áp thấp, suy hô hấp và tim mạch, loạn nhịp tim nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Cần theo dõi và xử trí kịp thời.

[XEM TẠI ĐÂY] 5.2. Dược động học:

Amitriptylin được hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn qua đường tiêm và đường uống (sau khi tiêm bắp 5 – 10 phút và sau khi uống 30 – 60 phút). Nồng độ đỉnh trong huyết tương xuất hiện 2 – 12 giờ sau khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Amitriptylin phân bố rộng khắp cơ thể và liên kết nhiều với protein huyết tương và mô. Với liều thông thường, 30 – 50% thuốc đào thải trong vòng 24 giờ. Amitriptylin chuyển hóa bằng cách khử N-methyl và hydroxyl hóa. Trên thực tế hầu hết liều thuốc được đào thải dưới dạng các chất chuyển hóa liên hợp glucuronid hoặc sulfat. Có rất ít amitriptylin ở dạng không chuyển hóa được đào thải qua nước tiểu, qua mật và theo phân. Có sự khác nhau nhiều về nồng độ thuốc trong huyết tương giữa các cá thể sau khi uống một liều thông thường nên nửa đời trong huyết tương và nửa đời thải trừ của thuốc thay đổi nhiều (từ 9 đến 50 giờ) giữa các cá thể. Amitriptylin không gây nghiện.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

6.2. Tương kỵ :

Không được pha loãng thuốc với nước ép bưởi hoặc đồ uống có chứa carbonat.

6.3. Bảo quản:

Thuốc tiêm amitriptylin hydroclorid phải bảo quản ở nhiệt độ dưới 40 oC, tốt nhất là 15 – 30 oC; tránh để đông lạnh, tránh ánh sáng vì có thể tạo thành ceton và tủa nếu để tiếp xúc với ánh sáng. Dạng viên nén amitriptylin hydroclorid phải bảo quản trong đồ đựng kín ở nhiệt độ 15 – 30 oC. Tránh tiếp xúc với nhiệt độ trên 30 o C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

Ngộ Độc Chú Ý Với Thuốc Chống Trầm Cảm 3 Vòng (Tcas)

TCAs chiếm vị trí quan trọng trong các loại thuốc được sử dụng trong các mưu toan tự tử cũng như các loại thuốc này nổi tiếng là nguy hiểm.NGHIÊN CỨU HỒI CỨU :

Chúng tôi nghiên cứu 145 hồ sơ bệnh án tại Khoa cấp cứu các trường hợp mưu toan tự tử bằng thuốc chống trầm cảm từ 1 tháng 1 năm 1976 đến 31 tháng 8 năm 1983.

* Tần suất: trong thời gian trên có 3909 bệnh nhân được nhập viện vì mưu toan tự tử bằng thuốc, trong đó 4 % dùng thuốc chống trầm cảm. * Giới tính: 110 nữ, 35 nam. * Loại thuốc : 2 loại chính được người bệnh chọn để tự tử là clomipramine và amitriptyline ( Bảng 1 ) . Sơ đồ I chỉ ra liều lượng giả định người bệnh đã uống, hoặc do người bệnh khai ra, hoặc do nhận định từ vỏ bao thuốc tìm thấy được. Liều lượng thấp hoặc vừa phải dưới 1,5 g gặp nhiều nhất ( 49,6% ).

Liều lượng không biết 55 trường hợp (37,9%)

Số ca

50

40

37,9%

30

20

11,7%

0 4,1% 1.4%

0 1 2 3 4 5

liều lượng uống tính theo gram

Bảng I Phân bố theo loại thuốc:

CÁC THUỐC UỐNG TỰ TỬ PHỐI HỢP Trong số 71 bệnh nhân có khoảng 1 / 2 trường hợp uống thuốc chống trầm cảm chung với các loại thuốc khác hoặc với rượu ( Bảng II ).

Bảng II. Thuốc uống tự tử phối hợp :

1/. Rối loạn ý thức :

48 lần ghi nhận, khoảng 33% số bệnh nhân có rối loạn ý thức. Các rối loạn ý thức xuất hiện nhanh, thời gian ít hơn 6 giờ ở 88% trường hợp và diễn ra trong thời gian ngắn ( 48 giờ ). 38 / 48 trường hợp các rối loạn ý thức xảy ra ở người uống nhiều loại thuốc tự tử, và chỉ có 10 lần rối loạn ý thức ở người dùng thuốc chống trầm cảm tự tử. Ơ những bệnh nhân này thì 7 / 8 lần là những bệnh nhân uống nhiều hơn 1,5 g. Ức chế hô hấp luôn kèm theo các rối loạn ý thức. 35 bệnh nhân phải được hỗ trợ hô hấp từ 1 đến 5 ngày, trong đó 31 bệnh nhân phải thở máy dưới 24 giờ.

Bảng III . Tần xuất các biến chứng chủ yếu trong ngộ độc TCAs

2/. Cơn co giật:

Xảy ra ở 3 bệnh nhân và chỉ quan sát được ở bệnh nhân ngộ độc với các thuốc chống trầm cảm. Tất cả các cơn co giật chỉ xảy ra trong 12 giờ đầu sau ngộ độc. Những bệnh nhân này không có thay đổi trên ECG.

3/. Các rối loạn tim mạch : 29 bệnh nhân ( 20 % ) có nhịp tim nhanh trên 100 lần/ phút. Tụt huyết áp xảy ra ở 6 bệnh nhân. Có các rối loạn dẫn truyền sau : * 16 block nhánh hoàn toàn, trong đó 9 trường hợp block nhánh phải và 7 block nhánh trái * 4 block nhĩ – thất giai đoạn I. Tất cả các thay đổi ECG xuất hiện sớm vì có tới 98 % trường hợp ngay khi tới cấp cứu và tất cả đều xuất hiện trong 24 giờ đầu nhập viện. Các rối loạn dẫn truyền xảy ra ở 70 % bệnh nhân trên 60 tuổi. Trái lại, dưới 60 tuổi chỉ có dưới 10 % bệnh nhân. Sự khác biệt này có ý nghĩa rất cao. Tần xuất các biến chứng tim mạch xảy ra cũng tăng như liều lượng thuốc uống vào.

Có 1 trường hợp ngưng tim duy nhất xảy ra sau 4 giờ nhập viện ở bệnh nhân uống clomipramine không rõ số lượng. ECG lúc vào Khoa cấp cứu hồi sức bình thường. Bệnh nhân này chuyển sang rung thất một cách đột ngột. Cấp cứu kết hợp với truyền muối lactate phục hồi hoàn toàn.

Duy nhất 1 trường hợp tử vong là nữ 58 tuổi, bị ngộ độc amitriptyline kèm với benzodiazépine và tới Khoa hồi sức trong tình trạng hôn mê. Tử vong đột ngột vào ngày thứ 3 trong tình trạng thiếu oxy – giảm CO2 huyết vì có thể thuyên tắc phổi , không có bất thường ECG.

Trong công trình hồi cứu này chúng tôi quan tâm chủ yếu tới các biến chứng tim mạch vì rằng đây là các biến chứng nặng trong ngộ độc thuốc chống trầm cảm đòi hỏi có phương tiện theo dõi chăm sóc liên tục . Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy giống như các báo cáo trong y văn, các biến chứng này không thường xuyên ( 18 % bệnh nhân ) nếu chúng ta loại bỏ các trường hợp nhịp tim nhanh không kịch phát vì khó nhận định chắc chắn do các thuốc imipramine gây ra trong bối cảnh cảm xúc ở người có mưu toan tự tử và các rối loạn tái cực là dấu hiệu ngấm thuốc hơn là ngộ độc.

Tuy nhiên, mối lo ngại của các rối loạn trên dẫn tới thái độ chăm sóc liên tục một số lượng lớn những bệnh nhân không có các biến chứng trong một thời gian khó xác định .

Chắc chắn có một mối quan hệ giữa liều lượng thuốc uống vào và các biến chứng như trong nghiên cứu của các tác giả Y.Bouffard và B. Palmier và nghiên cứu của chúng tôi cũng chứng minh điều đó. Việc định lượng nồng độ thuốc trong máu không thực hiện trong nghiên cứu này, nhưng kết quả định lượng trong nghiên cứu của M.T. Boehnert và F.H. Levejoy không mang lại bất kỳ lời khuyên nào. Trái lại, phức hợp QRS giãn rộng đối với các tác giả trên có vẻ là một dấu hiệu có giá trị rất lớn để bắt buộc theo dõi ECG một cách chặt chẽ. Chúng tôi không tìm thấy mối quan hệ qua lại giữa độ giãn rộng của phức hợp QRS và các cơn co giật xảy ra, nhưng có thể do việc kết hợp các loại thuốc thường xuyên sử dụng làm ngăn cản sự xuất hiện của các dấu chứng thần kinh. Trái lại, điều này dẫn tới sự đối ngược của các dữ kiện dược động học các loại thuốc chống trầm cảm mà thời gian bán hủy của chúng rất dài cũng như đối ngược với thái độ hồi sức cấp cứu. Điều hết sức chú ý là trong nhóm nghiên cứu 145 bệnh nhân của chúng tôi không có biến chứng tim mạch nào bắt đầu ngay sau 24 giờ đầu nhập viện. Lý do còn chưa rõ vì những thuốc này tồn tại nhiều ngày trong nước tiểu và trong máu. Đối với một số tác giả thì còn có sự gia tăng điều tiết dịch của các cơ quan do các thuốc chống trầm cảm gây nên mà cơ chế hoàn toàn chưa được biết đến.

Đối với chúng tôi, điều quan trọng rõ ràng là các biến chứng tim mạch xảy ra trong 24 giờ đầu ngộ độc TCAs đòi hỏi chăm sóc giám sát monitoring trong suốt thời gian này. Chính sự giãn rộng phức hợp QRS chứng tỏ là dấu hiệu rõ nhất của tác động tim mạch trong ngộ độc và là dấu hiệu rõ nhất để duy trì chăm sóc giám sát monitoring. Điều luôn luôn quan trọng là biết được liều lượng thuốc bệnh nhân đã uống vì đó là một dữ kiện định hướng báo hiệu xuất hiện các biến chứng. Luôn luôn quan trọng nhiều hơn nữa là phòng ngừa hơn chữa trị, chúng tôi mong muốn trong điều trị những bệnh nhân có nguy cơ uống thuốc tự tử trong điều kiện do bệnh nhân giữ chỉ kê toa đúng số lượng TCAs cần dùng , tránh hoàn toàn việc kê toa dài ngày.

Tóm tắt :

Sau uống ngộ độc TCAs, tần suất các biến chứng tim mạch càng nhiều khi liều lượng thuốc càng tăng . Độ giãn rộng của phức hợp QRS của bệnh nhân là dấu hiệu chỉ định theo dõi monitoring.

Các biến chứng tim mạch xảy ra sớm, trong 145 trường hợp nghiên cứu không có biến chứng nào sau 24 giờ nhập viện.UỐNG QUÁ LIỀU LƯỢNG THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM 3 VÒNG ( TCAs ) : nhận biết và xử trí

Với liều lượng nhiều hơn 1 g thuốc TCAs thường xảy ra ngộ độc cấp tính và có thể gây tử vong do loạn nhịp tim, hạ huyết áp hoặc không kiểm soát được các cơn co giật. Nồng độ thuốc trong huyết thanh nghi ngờ khi uống quá liều vừa vì thông tin không rõ ràng của người bệnh hoặc của người thân và vừa vì các biểu hiện sinh học do dùng liều cao của các hợp chất ( TCAs ) này còn ít được hiểu biết. Tuy nhiên, nồng độ huyết thanh của hợp chất gốc và hoạt động chuyển hóa của chúng cung cấp từ những thông tin đặc biệt về sự trầm trọng của quá liều lượng ít hơn những thông tin có thể hy vọng. Trong quá liều nghiêm trọng, nồng độ huyết thanh lớn hơn 1,000 ng/mL kèm theo thời gian QRS tăng tới 0,10s hoặc hơn. Tuy nhiên hậu quả nặng nề của quá liều TCAs có thể xảy ra với nồng độ huyết thanh dưới 1,000ng/ mL và với QRS kéo dài ít hơn 0,10s.

Trong quá liều cấp tính, hầu như các triệu chứng tiến triển trong 12 giờ đầu:

Tác động chống muscarini nổi bật là khô niêm mạc, da ấm, nhìn mờ, giảm nhu động ruột và thường có bí tiểu. Hoặc ức chế hệ thần kinh trung ương (từ ngủ gà tới hôn mê ) hoặc sảng kích động có thể xảy ra. Tác động ức chế hệ thần kinh trung ương của TCAs tiềm tàng bởi sự hấp thu đồng thời rượu, các thuốc nhóm benzodiazépine và các thuốc an thần gây ngủ khác. Các cơn co giật cũng có thể xảy ra và trong trường hợp quá liều trầm trọng, ngưng hô hấp cũng có thể xảy ra.

Ngộ độc tim mạch hiện diện là nguy hiểm đặc biệt. Hạ huyết áp thường xảy ra dù bệnh nhân ở tư thế nằm. Có thể xuất hiện các loại loạn nhịp khác nhau bao gồm nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất hay rung thất và các mức độ block kể cả block hoàn toàn.

Xử trí cấp cứu :

Nền tảng trị liệu quá liều TCAs bao gồm gây nôn ói nếu bệnh nhân đang ở tình trạng báo động và rửa dạ dày ruột nếu bệnh nhân không trong tình trạng trên. Vì nhu động ruột có thể chậm lại nên có thể có ích khi dùng 30g than hoạt với thuốc tẩy nhẹ như magnesium citrate 120mL nhằm giảm sự hấp thu TCAs còn lại trong ruột.

Chăm sóc hỗ trợ tim mạch nên được tiến hành nếu cần thiết. Bệnh nhân có suy hô hấp đòi hỏi thở máy. Hạ huyết áp phải truyền dịch ( tuy nhiên chỉ định này phải thận trọng nếu bệnh nhân có suy tim ). Trường hợp tụt huyết áp kéo dài hoặc có suy tim các chất ức chế như epinephrine hay pheylephrine có thể được chọn lựa vì chúng làm mất tác dụng anti – ?1 – adrenergic của thuốc chống trầm cảm.

Một số bệnh nhân loạn nhịp tim QRS giãn rộng hơn 0,10s hoặc nồng độ TCAs huyết thanh cao hơn 1,000 ng/mL đòi hỏi tiếp tục theo dõi tốt hơn bằng monitoring trong ICU. Tốt hơn là thực hiện chia theo dõi theo từng kỳ và ngưng monitoring khi QRS trở về bình thường.

Nhịp xoang nhanh thông thường không đòi hỏi điều trị. Nhịp xoang nhanh trên thất góp phần làm thiếu máu cơ tim hay hạ huyết áp có thể chỉ định dùng máy DC khử rung. Nên tránh dùng digoxine vì có thể làm nhanh thêm block tim nhưng propranolol tỏ ra an toàn trong nhịp nhanh trên thất tái phát. Dùng máy DC khử rung là một chọn lựa trong nhịp nhanh thất hay rung tim. Dùng phenytoine có thể rút ngắn loạn nhịp thất. Nếu sử dụng lidocaine có khả năng làm tăng cơn co giật. Nếu lidocaine không đáp ứng trong phòng ngừa loạn nhịp thì chọn dùng propranolol hay bretylium. Nên tránh dùng quinidine, procainamide và disopyramide vì có thể làm kéo dài QRS và có thể làm tăng block tim khi ngộ độc TCAs. Nếu block tim mức độ II hoặc III có thể chế ngự được với việc đặt tạm thời máy tạo nhịp. Physostigmine thường không hiệu quả trong hầu hết các trường hợp loạn nhịp tim do TCAs.

Ngộ độc hệ thần kinh trung ương cũng có thể diễn ra tình trạng xấu hoặc tử vong trong ngộ độc TCAs. Thông thường bệnh nhân sảng cần có môi trường yên tĩnh và an toàn, trạng thái kích động có thể phải cố định. Đối với bệnh nhân không kiểm soát được sảng đe dọa kết quả điều trị có thể dùng benzodizépine liều thấp. Vì độc tính và tác dụng ngắn nên physostigmine thường được khuyên không dùng như một thuốc điều trị.

Một biến chứng y khoa khó chịu nhất trong quá liều TCAs là các cơn co giật. Thuốc hàng đầu chỉ định đối với cơn co giật do TCAs là một trong hai benzodizépam sau : dizépam hoặc lorazépam. Dizépam từ 5 đến 10mg IV với tốc độ 2mg/ phút. Có thể nhắc lại mỗi 5 – 10 phút cho tới khi cơn co giật được kiểm soát. Nguy cơ ngưng hô hấp thấp nhất nếu IV benzodiazépine chậm, nhưng phải có đủ thiết bị theo dõi. Lorazépam 1 – 2mg IV trong vài phút. Lợi điểm của Lorazépam là hiệu quả sinh học dài hơn diazépam trong điều trị cấp cứu ( hàng giờ so với từng phút ) vì nó phân bố rải rác lượng nhỏ và có lẽ khuynh hướng ức chế hô hấp ít hơn. Nếu dùng benzodiazépam thất bại có thể dùng phenytoine tổng liều 15mg/Kg nhanh không quá 50mg/phút. Dùng quá nhanh phénytoine là nguyên nhân tụt huyết áp trầm trọng.

Lợi tiểu mạnh và thẩm phân phúc mạc không có giá trị vì TCAs gắn vào protéine và màng tế bào và có thể làm trầm trọng huyết động học vốn đã không bền vững. Truyền máu có thể có vai trò giới hạn trong trường hợp cực kỳ trầm trọng, nhưng chỉ định này phải được tiến hành khi có kinh nghiệm.

Theo Hanbook of Psychiatric Drug Therapy, Fourth Edition, George W. Arana. Jerold F. Rosenbaum. Trang 98 – 100.

Bs PHẠM VĂN TRỤ BS CK1, phó Giám đốc BVTT

Thuốc Chống Trầm Cảm Ba Vòng, Dược Động Học, Cơ Chế Tác Dụng, Chỉ Định, Chống Chỉ Định

Dược động học

Thuốc hấp thu không hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Sau khi uống 3-4 giờ, thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu. Liên kết với protein huyết tương trên 90%, phân bố nhanh vào các tổ chức gan, não, thận. Chuyển hóa ở gan tạo thành các chất chuyển hóa có hoạt tính mạnh hơn chất mẹ. Thời gian bán thải từ 15-50 giờ. Thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.

Tác dụng và cơ chế

Trên tâm thần: Tác dụng thường xuất hiện chậm (sau 1- 2 tuần dùng thuốc) và kéo dài.

Cơ chế:

+ Trầm cảm là do thiếu hụt noradrenalin, serotonin, dopamin hoặc tiền chất của các catecholamin là phenyletylamin ỏ trung ương.

+ Thuốc chống trầm cảm ba vòng ức chế thu hồi noradrenalin và serotonin về các hạt dự trữ ở ngọn dây thần kinh, làm tăng nồng độ các chất này ở khe synap, làm tăng phản ứng với receptor ở màng sau synap nên có tác dụng chông tram cam.

Ngoài ra, thuốc còn kháng cholinergic ở trung ương và ngoại vi gây các tác dụng sau:

+ Trên thần kinh trung ương: phần lớn các thuốc có tác dụng an thần từ nhẹ đến mạnh (trừ protriptylin). Tuy nhiên, tác dụng an thần của thuốc giảm dần khi dùng liên tục.

+ Trên thần kinh thực vật

Hệ giao cảm: liều thấp, thuốc ức chế thu hồi noradrenalin, gây kích thích giao cảm, làm tăng hoạt động của tim, tăng huyết áp. Liều cao, thuốc gây hủy a-adrenergic làm giảm lưu lượng tim, giãn mạch, hạ huyết áp. Ngoài ra, còn có tác dụng chống loạn nhịp.

Hệ phó giao cảm: thuốc ức chế hệ muscarinic giông atropin, gây giãn đồng tử, giảm tiết dịch.

Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng kháng histamin nhẹ.

Trạng thái trầm cảm các loại (nội và ngoại sinh).

Đau do nguyên nhân thần kinh.

Đái dầm ở trẻ em trên 6 tuổi và người lớn.

Gây rối loạn thần kinh và tâm thần như: hoang tưởng, ảo giác, ác mộng, lo lắng, lú lẫn, buồn ngủ hoặc mất ngủ, mất thăng bằng, run, co giật… thường gặp khi mói điều trị.

Trên thần kinh thực vật: gây hạ huyết áp thế đứng, khô miệng, táo bón…

Chuyển hóa: thèm ăn, ăn vô độ, tăng cân.

Nội tiết:rối loạn kinh nguyệt, giảm tình dục…

Chống chỉ định

Mẫn cảm với thuốc.

Hoang tưởng, ảo giác.

Rối loạn tim mạch, xơ vữa động mạch.

Động kinh.

Bệnh glaucom.

Người nghiện rượu và người cao tuổi.

Tương tác thuốc

Với các thuốc IMAO: làm tăng tác dụng tăng huyết áp, sốt cao, hoang tưỏng, co giật, hôn mê. Vì vậy, không được phối hợp 2 thuốc này với nhau. Nếu cần đổi sang điều trị bằng thuốc IMAO thì phải ngừng thuốc chống trầm cảm loại ba vòng ít nhất là 2 tuần.

Với rượu và các thuốc ức chế thần kinh trung ương: gây tăng tác dụng an thần, gây ngủ, nên phải thận trọng với người lái xe và vận hành máy móc.

Với các thuốc cường giao cảm: gây tăng huyết áp kịch phát kèm theo rối loạn nhịp tim.

Với các thuốc cường giao cảm gián tiếp: giảm hoặc mất tác dụng của các thuốc này.

Với các thuốc kháng cholinergic, kháng histamin Hị, thuốc điều trị Parkinson dê gây tăng tác dụng hủy muscarinic (táo bón, khô miệng, bí tiểu…).

Các thuốc trong nhóm

Amitriptylin, imipramin, nortriptylin, trimipramin, desipramin… đều có tác dụng, chỉ định, tác dụng không mong muốn, chống chỉ định và tương tác thuốc tương tự nhau, chỉ khác nhau về cường độ tác dụng và liều dùng

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

link bài viết tại : thuốc chống trầm cảm ba vòng

Những Tác Dụng Phụ Của Thuốc Chống Trầm Cảm

Mặc dù được đánh giá có hiệu quả cao trong điều trị bệnh, nhưng thuốc chống trầm cảm lại có nhiều tác dụng phụ. Do đó, bệnh nhân nên biết để cố gắng thích nghi trong quá trình điều trị bệnh.

Giống như tên gọi, thuốc chống trầm cảm là những dược phẩm được dùng để chữa bệnh buồn rầu, lo âu, mệt mỏi, chán nản và một vài tâm bệnh khác.

Hiện nay có hơn 30 loại thuốc chống trầm cảm và chúng đều có hiệu quả ngang nhau. Theo báo cáo của Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Hoa Kỳ, thuốc chống trầm cảm hiện nay được các bác sĩ kê toa cho bệnh nhân nhiều hơn là thuốc trị cao huyết áp, cholesterol cao, hen suyễn, nhức đầu; nó chiếm tới gần 50% tổng lượng thuốc tiêu thụ hàng năm. Có người cho rằng đây là dấu hiệu tốt, vì bệnh nhân đã ý thức được tâm bệnh của mình và mạnh dạn tìm cách điều trị.

Thuốc “vui vẻ” này có tác dụng tăng chất dẫn truyền thần kinh serotonin, norepinephrine và dopamine ở não bộ và được uống một lần hoặc nhiều lần trong ngày. Thuốc rất hữu hiệu để giúp người bệnh cảm thấy phấn khởi, yêu đời và trở lại với sinh hoạt thường nhật. Các chất serotonin và norepinephrine của thuốc này có công dụng gây hưng phấn tinh thần và nhiều chức năng khác như ăn ngon, ngủ say, suy nghĩ tốt…

Tuy nhiên có một điều đáng lưu ý là, khi các triệu chứng của bệnh đã khỏi thì bệnh nhân vẫn phải tiếp tục uống thuốc. Bởi, trầm cảm là bệnh do thay đổi sinh hóa học ở não và thay đổi này kéo dài. Bệnh nhân trầm cảm phải dùng lâu dài, bao gồm những giai đoạn tấn công và điều trị duy trì. Thời gian điều trị tấn công thường kéo dài từ 6-12 tuần, sau đó phải tiếp tục điều trị duy trì khi những triệu chứng của trầm cảm đã hết hoàn toàn trong khoảng 16-20 tuần nữa.

Thực tế, không ít bệnh nhân sau khi đã khỏi hết các triệu chứng thường không muốn điều trị tiếp và bỏ thuốc. Trong khi đó mục đích của việc điều trị duy trì là nhằm ngăn chặn tái phát bệnh, đặc biệt là trên những đối tượng có các yếu tố nguy cơ cao như: bệnh nhân có nhiều giai đoạn bị trầm cảm, có ý tưởng hành vi tự sát, có triệu chứng loạn thần…

8 tác dụng phụ khó tránh của thuốc đẩy lùi trầm cảm

Mặc dù được đánh giá có hiệu quả cao trong điều trị bệnh, nhưng thuốc chống trầm cảm lại có nhiều tác dụng phụ. Do đó, bệnh nhân nên biết để cố gắng thích nghi trong quá trình điều trị bệnh.

Ðây là tác dụng phụ thường thấy nhất của thuốc chống trầm cảm và cũng là lý do khiến bệnh nhân ngưng thuốc. Ngay tuần lễ đầu sau khi uống thuốc là buồn nôn đã xảy ra. Nhưng khó khăn này cũng qua đi sau khi uống thuốc vài tuần hoặc khi cơ thể quen với thuốc.

Ðể tránh buồn nôn, nên uống thuốc khi no bụng, uống nhiều nước, dùng thêm thuốc chống chất chua bao tử. Nếu có thể, uống loại thuốc tan chậm. Bạn nên thông báo ngay cho bác sĩ khi có tác dụng phụ này.

Thực tế cho thấy, có rất nhiều bệnh nhân có cảm giác ăn ngon miệng và tăng cân sau khi uống thuốc một thời gian. Có thể bạn tăng cân là do giữ nước trong cơ thể, không vận động hoặc ăn ngon hơn khi thuốc chống trầm cảm làm bệnh nhân có tâm lý vui vẻ.

Ðể tránh tăng cân, nên ăn uống lành mạnh, nhiều rau trái cây và các loại hạt; giảm chất ngọt, chất béo; vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày. Mỗi người hợp với một loại thuốc chống trầm cảm khác nhau do đó bạn nên cho bác sĩ biết là bạn đang lên cân để có thể lựa thuốc khác cùng công hiệu mà ít tăng cân.

Một trong những triệu chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải là: loạn cương dương, chậm xuất tinh, giảm khoái cảm và có thể kéo dài trong suốt thời gian dùng thuốc. Nhóm SSRI (Prozac, Paxil) thường gây ra rối loạn này nhiều hơn, đặc biệt là bệnh nhân cảm thấy chậm hoặc không có khoái cảm.

Ðể tránh tác dụng phụ không mong muốn này, bạn nên nói với bác sĩ đổi thuốc; uống loại chỉ cần một viên mỗi ngày và lập kế hoạch sinh hoạt vợ chồng trước giờ uống thuốc; hoặc xin bác sĩ kê thêm thuốc chữa rối loạn chức năng tình dục.

4. Mệt mỏi, buồn ngủ

Bạn phải đối diện với tình trạng này ngay tuần đầu tiên khi bắt đầu uống thuốc chống trầm cảm. Ðể tránh khó chịu, nên ngủ một lúc vào ban ngày, vận động nhẹ, không lái xe cho tới khi hết mệt mỏi, uống thuốc hai giờ trước khi đi ngủ.

5. Mất ngủ

Ngược lại với một vài loại thuốc chống trầm cảm gây buồn ngủ thì có một vài loại khác lại gây mất ngủ do chúng có tác dụng kích thích thần kinh, làm cho con người tỉnh táo và khó ngủ hoặc thức dậy ban đêm, mệt mỏi ban ngày.

Trong trường hợp này bạn có thể uống thuốc vào buổi sáng, giảm sử dụng thực phẩm có caffein, vận động thư giãn trước khi đi ngủ để giấc ngủ ngon hơn.

Dưới tác dụng của vài loại thuốc chống trầm cảm, bệnh nhân cảm thấy như có nhiều sinh lực, tinh thần quá kích động, đứng ngồi không yên. Lâu ngày, bệnh nhân sẽ luôn luôn căng thẳng, mệt mỏi. Ðể hạn chế tác dụng phụ này, bạn có thể uống thuốc an thần một thời gian ngắn, tập yoga hay thư giãn bằng cách xem phim hài, đi dạo.

Đôi khi bạn sẽ cảm thấy khó chịu vì lúc nào cũng cảm giác khát nước như đang ở xa mạc. Trong trường hợp này, bạn có thể khắc phục bằng cách nhấm nháp một chút nước, ngậm viên đá cục, ăn kẹo cao su không đường, ăn các loại quả mọng.

Đây là tác dụng không mong muốn của loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng làm rối loạn hệ tiêu hóa và gây ra táo bón. Bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau trái cây có chất xơ, vận động cơ thể đều đặn. Nếu cần, uống thuốc làm mềm phân để dễ đi vệ sinh.

Theo YHCT

Cùng Danh Mục:

Thuốc Chống Trầm Cảm: Không Lợi Ích, Nhiều Tác Dụng Phụ

Gs Ts Sube Banerjee , Viện tâm thần ĐH hoàng gia London , chuyên gia tâm thần người già “ngạc nhiên với kết quả rõ ràng, không mập mờ trong kết quả nghiên cứu này”. Từ đó các tác giả khuyến cáo các bác sĩ điều trị nên điều chỉnh lại phương án điều trị trầm cảm ở người già và “xem xét lại việc kê toa thuốc chống trầm cảm”, đặc biệt với các loại thuốc chống trầm cảm thường dùng trong trầm cảm ở bệnh nhân sa sút tâm thần Alzheimer.

Công trình này do HTA-SADD (Health Technology Assessment Study of the Use of Antidepressants for Depression in Dementia) tiến hành trên 326 bệnh nhân (tuổi trung bình 79) từ tháng 1/2007 đến tháng 12 / 2009 tại 9 trung tâm dịch vụ tâm thần dành cho người cao tuổi. Tất cả bệnh nhân đều có chẩn đoán trầm cảm kèm theo trong thời gian 4 tuần hoặc hơn và điểm số đánh giá theo Thang lượng giá trầm cảm ở người sa sút tâm thần (Cornell Scale for Depression in Dementia = CSDD) từ 8 điểm trở lên. Bệnh nhân được dùng ngẫu nhiên 150 mg sertraline ( 107 bệnh nhân, 68 % nữ ) và 45 mg mirtazapine (108 bệnh nhân, 71 % nữ ) và giả dược (111 bệnh nhân , 64 % nữ) mỗi ngày. Mục tiêu nghiên cứu đầu tiên là điểm số CSDD đánh giá vào tuần lễ thứ 13, mục tiêu thứ 2 là điểm số CSDD và các tác dụng phụ ở tuần lễ thứ 39.

Nghiên cứu này đăng trên tạp chí Lancet 18 tháng 7/2011

Thế giới hiện nay có khoảng 35 triệu người bị sa sút tâm thần và trong số này hơn 20 % bị trầm cảm. “Trầm cảm là một trong những bệnh nặng đi kèm sa sút tâm tâm thần và là mối quan tâm lo ngại trong điều trị mà chúng ta chưa chứng minh được”. Mục đích nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả và tính an toàn của 2 loại thuốc chống trầm cảm được dùng phổ biến nhất trong điều trị trầm cảm ở bệnh nhân sa sút tâm thần.

Kết quả như sau: * Điểm số CSDD ở tuần lễ thứ 13 đều giảm ở cả 3 nhóm bệnh nhân nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm bệnh nhân dùng sertraline và nhóm dùng mirtazapine so với nhóm bệnh nhân dùng giả dược (1.17 và 0.01) hoặc so sánh các nhóm với nhau (1.16) * Không có sự khác biệt về điểm số CSDD giữa các nhóm vào thời điểm đánh giá tuần lễ thứ 39. * Có sự khác biệt về các tác dụng phụ có hại giữa nhóm bệnh nhân dùng giả dược và nhóm bệnh nhân dùng sertraline (26 % – 43 %; P=.010) và nhóm bệnh nhân dùng mirtazapine (41 % ; P= .031).

Các tác phụ có hại là các phản ứng dạ dày ruột, đặc biệt gặp nhiều nhất là nôn ói ở nhóm bệnh nhân dùng sertraline, chóng mặt và buồn ngủ gặp ở nhóm bệnh nhân dùng mirtazapine. So sánh với cả 2 nhóm bệnh nhân dùng thuốc, nhóm bệnh nhân dùng giả dược ít bị các tác dụng phụ có hại (P=.003) * 15 bệnh nhân tử vong trong thời gian 39 tuần nghiên cứu, mỗi nhóm 5 bệnh nhân. Theo Ts Banerjee thông tin này nhằm cho chúng ta suy nghĩ trước khi sử dụng thuốc chống trầm cảm cho bệnh nhân sa sút tâm thần, mục đích có thể cải thiện các triệu chứng trầm cảm ẩn chứa trongviệc chăm sóc bệnh nhân sa sút tâm thần. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đề xuất rằng nên dè dặt dùng thuốc chống trầm cảm cho những bệnh nhân điều trị mà các triệu chứng trầm cảm không cải thiện trong thời gian 3 tháng vì nguy cơ tác dụng phụ có hại của thuốc chống trầm cảm hoặc vì tình trạng bệnh (sa sút tâm thần) trầm trọng.

Ts Henry Brodaty (Trung tâm nghiên cứu Brain and Aging Research Program and Primary Dementia , University of New South Wales) Sydney Australia nhận xét đây là một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng lớn về sử dụng thuốc chống trầm cảm ở bệnh nhân sa sút tâm thần từ trước đến nay và bằng cả những nghiên cứu trước kia cộng lại.

Mặc dù với kết quả tiêu cực nhưng những phát hiện này là rất quan trọng vì trầm cảm phổ biến ở bệnh nhân sa sút tâm thần và các kết quả của các nghiên cứu trước kia ‘không thuyết phục”. Thuốc chống trầm cảm không hiệu quả ở bệnh nhân sa sút tâm thần đặt ra câu hỏi có hay không một cơ chế bệnh lý khác trong trầm cảm ở bệnh nhân Alzheimer.

Ts Brodaty chỉ ra rằng kết quả nghiên cứu này khuyến cáo ” phương pháp chăm sóc từng bước thận trọng, nếu không thành công với việc theo dõi can thiệp tâm lý xã hội thì hay tiếp đến các can thiệp khác ( như dùng thuốc chống trầm cảm ). Ts Brodaty cũng nhấn mạnh nghiên cứu này không chủ trương loại bỏ thuốc chống trầm cảm ở bệnh nhân sa sút tâm thần. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy sự cần thiết sáng tạo thay đổi thuốc trong điều trị trầm cảm ở bệnh nhân sa sút tâm thần và sử dụng các phương pháp điều trị dựa trên chứng cứ khoa học và kết hợp các chuyên khoa khác trong điều trị.

Thực tế lâm sàng chúng ta thấy bệnh nhân sa sút tâm thần có thể có nhiều triệu chứng trầm cảm và nên chọn lựa, cân nhắc loại thuốc chống trầm cảm nào ít tác dụng phụ nhất, hiệu quả cao, phù hợp với thực trạng bệnh của bệnh nhân. Ví dụ bệnh nhân đang bị một loại bệnh nào khác kèm theo, các thuốc chuyên khoa tâm thần khác đã và đang được dùng (trong đó có thuốc chống trầm cảm mang lại ít hiệu quả và các loại thuốc khác có thể không thật sự cần thiết). Vấn đề là bệnh nhân cao tuổi có biểu hiện buồn rầu, không muốn “can dự” vào công việc , ngủ ít, kém tập trung suy nghĩ, quên những sự việc mới xảy ra , … được cho là bình thường nên con cháu và bác sĩ chuyên khoa cũng khó phát hiện trầm cảm. Kinh nghiệm cũng đã chứng minh cần thiết phát hiện sớm trầm cảm và thời gian sử dụng thuốc chống trầm cảm người cao tuổi bị sa sút tâm thần không nên kéo dài.

Bs Phạm Văn Trụ. BV Tâm thần Tp Hồ Chí Minh

TÀI LIỆU THAM KHẢO:1. No benefit, more side effects indicate clinicians should reconsider use. Deborah Brauser. Medscape Medical News. Psychiatry 2. Depression in Later Life a Harbinger of Dementia. Fran Lowry. Medscape Medical News. Psychiatry

Cập nhật thông tin chi tiết về Amitriptylin Thuốc Chống Trầm Cảm 3 Vòng Có Tác Dụng An Thần trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!