Bạn đang xem bài viết 8 Món Ăn Bài Thuốc Và 8 Thực Phẩm Tốt Cho Người Bệnh Tăng Huyết Áp được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
9 triệu người chết vì huyết áp mỗi năm
Tăng huyết áp là căn bệnh nguy hiểm đang có xu hướng xu hướng gia tăng mạnh, và ngày càng trẻ hóa đối tượng mắc bệnh. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Các số liệu từ WHO cho thấy, mỗi năm có đến 17,5 triệu người chết vì các bệnh tim mạch, trong đó có trên 9 triệu người chết vì tăng huyết áp (và các biến chứng của bệnh).
Theo thống kê, hiện đã có khoảng 1 tỷ người trên thế giới mắc chứng tăng huyết áp và có thể con số này sẽ leo thang lên 1.56 tỷ người vào năm 2025. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh đang tăng rất nhanh trong những năm trở lại đây, với hơn 40% người lớn bị tăng huyết áp áp trong năm 2016. Như vậy, cứ trung bình trong 10 người lớn Việt thì có đến 4 người bệnh.
8 loại thực phẩm tốt cho người bệnh cao huyết áp
#1.Tỏi: Đây là thực phẩm có lợi cho hệ tim mạch con người, giúp hạ huyết áp và duy trì chỉ số huyết ổn định ở mức an toàn. Mỗi ngày bạn nên ăn khoảng 2 tép tỏi sống, hoặc có thể uống dấm ngâm tỏi (5ml). Ngoài ra, trong các món ăn bạn cũng nên chế biến thêm tỏi như một gia vị kích thích.
#2. Hành: Hành cũng như tỏi, có tác dụng rất tích cực với người bị tăng huyết áp. Bạn có thể ăn hành ngâm dấm, hành xào, luộc, hoặc nêm nếm hành vào các món ăn chính khác.
#4. Mộc nhĩ: Lấy 6g mộc nhĩ đen hoặc 10g mộc nhĩ trắng, nấu nhừ sau đó thêm ít đường phèn (khoảng 10g) vào, ăn nóng trong ngày. Cách này giúp huyết áp ổn định.
#6. Đậu Hà Lan và đậu xanh: Hai loại đậu này là siêu thực phẩm dành cho người bệnh cao huyết áp. Bạn có thể ép nước giá đậu Hà Lan uống thường xuyên, hoặc lấy đậu xanh hầm với hải đới ăn như các món bình thường.
Khổ qua rừng: Ngoài công dụng hạ mỡ máu, hạ đường huyết, khổ qua còn rất tốt cho người huyết áp cao. Bạn có thể ăn khổ qua sống, nấu canh, hoặc luộc, làm trà uống.
Cải cúc (tần ô): Đây là loại rau rất phổ biến, hương rất thơm, vị đặc trưng, chứa nhiều tinh dầu, acid amin, có tác dụng hạ huyết áp và thanh sáng đầu óc hiệu quả. Bạn có thể nấu canh hoặc ép cải cúc uống (50ml/ngày).
Cần tây: Từ xa xưa, cổ nhân đã dùng cần tây để trị bệnh tăng huyết áp như một liều thuốc quý từ thiên nhiên. Bạn có thể dùng nước ép cần tây hoặc xào cần với thịt bò để dùng thường xuyên nhằm hạ huyết áp. Liều lượng ít nhất 4 cây cần tây/ngày.
Cà rốt: Mỗi ngày uống 200ml nước ép cà rốt rất có lợi cho người bị tăng huyết áp. Ngoài nước ép, có thể dùng theo dạng sinh tố hoặc nấu canh.
Cà chua: Đây là loại quả rất phổ biến và bình thường cũng đã xuất hiện trong bữa ăn người Việt. Nếu bị tăng huyết áp và có biến chứng xuất huyết đáy mắt, bạn nên ăn nhiều hơn loại quả này 1 chút (1-2 quả/ngày). Có thể chế biến đa dạng nhưng đừng làm nước sốt.
Cà tím: Loại trái này chứa rất nhiều vitamin P, có tác dụng tích cực trong việc giúp thành mạch máu mềm mại, và dự phòng được tình trạng rối loạn vi tuần hoàn – triệu chứng thường gặp với người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp…
Đa số các loại trái cây đều là thực phẩm tốt cho người bệnh cao huyết áp, vì trong trái cây chứa nhiều vitamin, chất xơ và các khoáng chất, dưỡng chất cần thiết khác, giúp duy trì một hệ tim mạch khỏe mạnh. Trừ các loại trái cây mang tính nóng như sầu riêng, mít, xoài, nhãn, vải… nên hạn chế ăn, thì còn lại trái cây đều có thể đưa vào thực đơn mỗi ngày.
Một số loại trái cây ngon phổ biến người bệnh nên ăn gồm:
– Táo to (còn gọi là trái bom)
– Lê
– Chuối tiêu
– Dưa hấu, dưa chuột
– Trái nho…
8 món ăn bài thuốc tốt cho người bệnh cao huyết áp
Với những thực phẩm cho người bệnh cao huyết áp trên trên, người bệnh có thể tùy nghi chế biến sao cho hợp khẩu vị và đảm bảo các yếu tố về gia vị. Xin gợi ý đến bạn một vài món ăn cơ bản dễ làm:
#1. Bột đậu xanh trộn vừng đen: Lấy vừng đen và đậu xanh rửa sạch, sao thơm vàng. Sao xong bạn tán 2 loại hạt thành bột, pha ăn như bột ngũ cốc bình thường, mỗi lần pha 50g, ngày 2 lần. Món này trị huyết áp cao rất hiệu quả.
#2. Thị bò xào cần: Xào 20g thịt bò và 100g cần tây với tỏi, nêm nếm gia vị nhạt vừa miệng. Món này nên ăn nóng và tuần ăn tầm 2 – 3 lần là được. Nếu không có cần tây, bạn thay bằng cần ta cũng không sao, hiệu quả vẫn tích cực.
#3. Canh bí xanh (bí đao): Canh bí đao là món ăn rất tốt cho người bệnh tăng huyết áp. Món này bạn nên nấu cùng thịt vịt hoặc thịt ngan, hầm chín mềm và nêm gia vị hành mùi bài bản. Ngoài tác dụng hạ huyết áp, canh bí đao hầm thịt còn giúp giải khát, thanh lọc cơ thể, trị nhiệt miệng và giúp ngủ ngon.
#5. Canh tân ô cá thát lát: Nấu 150g tần ô với 100g cá thát lát thành canh. Món này ăn ngon hấp dẫn, giúp hạ áp do âm huyết hư, tiêu đàm, giáng hỏa và đặc biệt có tác dụng kiện tỳ vị, trị ho tức ngực.
#6. Rau má nấu canh thịt heo: Muốn hạ huyết áp nội nhiệt và thanh nhiệt cơ thể, mát gan giải độc, bạn nên nấu canh rau má với thịt heo bằm, tỷ lệ 1:1. Người bị tăng huyết áp, nóng trong, khó ngủ có thể dùng món này như một bài thuốc.
#7. Cà tím om đậu phụ: Om 150 cà tím với 50g đậu phụ, 50g thịt ốc nhồi. Món này cực kì thích hợp cho người tăng huyết áp có triệu chứng hoa mắt ù tai, đau đầu, mặt đỏ. Nên ăn nóng để giữ được vị ngon và thơm.
– Hạn chế ăn thức ăn nhanh, lòng đỏ trứng gà, da và nội tạng động vật (não, gan, lòng, thận…)
– Hạn chế ăn thịt dê, thịt gà, thịt chó, thịt đỏ, mỡ động vật, bánh kẹo ngọt…
– Khi nấu ăn nêm nếm ít lại các gia vị nồng như gừng, ớt, tiêu, mì chính, hạ nêm…
– Kiêng ăn dưa muối, kiêng ăn mặn, chế biến món ăn nên hạn chế dùng muối. Vì muối là nguyên nhân hàng đầu khiến tình trạng tăng huyết áp trở nên nguy hiểm. Mỗi ngày chỉ nên tiêu thụ từ 3-7gr muối để đảm bảo an toàn cho sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp.
– Kiêng hút thuốc, uống rượu bia (có thể dùng chút rượu vang), hạn chế dùng chất kích thích như cà phê, trà đặc…
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc duy trì một lối sống lành mạnh, tập thể dục thể thao thường xuyên và ăn ngủ đúng giờ đủ giấc, cũng là điều bạn nên thiết lập. Cố gắng ngủ đủ 8 tiếng, uống từ 2 lít nước mỗi ngày và luôn giữ tinh thần vui vẻ… cách này sẽ giúp bạn hạ và kiểm soát được tối đa căn bệnh của mình.
Tổng hợp từ internet
Phác Đồ Điều Trị Tăng Huyết Áp Jnc 8
So với các Phác đồ điều trị tăng huyết áp trước đây, JNC 8 khuyến cáo mục tiêu huyết áp cao hơn và ít sử dụng hơn một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp.
Phác đồ mới nhấn mạnh việc kiểm soát huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương với những ngưỡng điều trị cụ thể theo độ tuổi và bệnh mắc kèm. Phác đồ mới cũng đưa ra các khuyến cáo mới nhằm đẩy mạnh việc sử dụng an toàn hơn nữa các thuốc ức chế men chuyển (ACEI) và thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB).
Những thay đổi quan trọng so với JNC 7 bao gồm:
· Với bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên không có đái tháo đường hay bệnh thận mạn, huyết áp mục tiêu là <150/90 mmHg
· Với bệnh nhân từ 18 đến 59 tuổi không có bệnh nghiêm trọng mắc kèm và bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên có bệnh đái tháo đường, bệnh thận mạn hoặc cả hai, huyết áp mục tiêu là <140/90 mmHg
· Điều trị đầu tay và điều trị sau đó nên giới hạn trong 4 nhóm thuốc: lợi tiểu thiazide, chẹn kênh calci (CCB), ACEI, ARB.
· Điều trị thay thế thứ hai và thứ ba bao gồm việc sử dụng liều cao hay kết hợp các nhóm ACEI, ARB, lợi tiểu thiazide và CCB.
· Nhiều thuốc được chỉ định như là thuốc thay thế tiếp theo, bao gồm:
◦ Chẹn beta
◦ Chẹn alpha
◦ Chẹn alpha 1/beta (như carvedilol)
◦ Chẹn beta có tính dãn mạch (như nebivolol)
◦ Chủ vận alpha 2 trên thần kinh trung ương (như clonidine)
◦ Giãn mạch trực tiếp (như hydralazine)
◦ Lợi tiểu quai (như furosemide)
◦ Đối kháng aldosterone (như spironolactone)
◦ Đối kháng hoạt tính adrenergic ngoại biên (như reserpine)
· Khi khởi đầu điều trị, bệnh nhân gốc Phi không có bệnh thận mạn nên sử dụng CCB và thiazide thay vì ACEI
· Sử dụng ACEI và ARB được khuyến cáo ở mọi bệnh nhân có bệnh thận mạn bất kể dân tộc nào, kể cả điều trị đầu tay hay bổ sung cho điều trị đầu tay
· ACEI và ARB không nên sử dụng đồng thời trên một bệnh nhân
· CCB và lợi tiểu thiazide nên được sử dụng thay thế ACEI và ARB ở bệnh nhân trên 75 tuổi có suy giảm chức năng thận do nguy cơ tăng kali huyết, giảm creatinin và suy thận nặng hơn.
Sự thay đổi mục tiêu về huyết áp tâm thu ít chặt hơn có thể gây lo lắng cho những bệnh nhân đang tuân theo mục tiêu thấp hơn của JNC 7, bao gồm mục tiêu <140/90 mmHg cho phần lớn bệnh nhân và <130/80 mmHg cho bệnh nhân tăng huyết áp và các bệnh nghiêm trọng kèm theo
Kết quả từ 5 thử nghiệm quan trọng – HDFP, Hypertension-Stroke Cooperative, MRC, ANBP và VA Cooperative – đã đưa ra bằng chứng cho những thay đổi trong phác đồ mới. Trong các thử nghiệm này, bệnh nhân trong độ tuổi 30 đến 69 được sử dụng thuốc để hạ huyết áp tâm trương tới mức dưới <90 mmHg. Kết quả cho thấy sự giảm biến cố mạch máu não, suy tim và tỉ lệ tử vong chung ở bệnh nhân được điều trị đến mức huyết áp tâm trương mục tiêu.
Dữ liệu thu được đã thuyết phục một số thành viên của Ủy ban JNC 8 muốn giữ mức huyết áp tâm trương <90 mmHg như là mục tiêu duy nhất ở các bệnh nhân trẻ, đồng thời chỉ ra việc thiếu bằng chứng về lợi ích của mục tiêu huyết áp tâm thu dưới 140 mmHg ở bệnh nhân dưới 60 tuổi. Tuy nhiên, nhiều thành viên bảo thủ đề nghị giữ mục tiêu huyết áp tâm thu cũng như mục tiêu huyết áp tâm trương.
Ở các bệnh nhân trẻ không có bệnh nặng mắc kèm, tăng huyết áp tâm trương là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch quan trọng hơn tăng huyết áp tâm thu. Những thành viên của JNC 8 không phải là tác giả đầu tiên nhận ra mối quan hệ này. Tác giả phác đồ JNC 7 cũng thừa nhận rằng kiểm soát huyết áp tâm trương quan trọng hơn việc kiểm soát huyết áp tâm thu trong việc giảm nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân <60 tuổi. Tuy nhiên, ở bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, việc kiểm soát huyết áp tâm thu vẫn đóng vai trò quan trọng nhất.
Các bằng chứng gần đây cho thấy mục tiêu huyết áp tâm thu <140 mmHg được khuyến cáo bởi JNC 7 cho phần lớn bệnh nhân là thấp một cách không cần thiết. Các tác giả JNC 8 đã dẫn chứng 2 thử nghiệm cho thấy không có sự cải thiện hiệu quả tim mạch với mục tiêu huyết áp tâm thu <140 mmHg so với mục tiêu huyết áp tâm thu <160 mmHg hay <150 mmHg. Mặc dù với kết quả này, phác đồ mới không phản đối điều trị đến mục tiêu huyết áp tâm thu <140 mmHg nhưng khuyến cáo nên thận trọng để đảm bảo rằng huyết áp tâm thu thấp không ảnh chất lượng cuộc sống hay dẫn đến biến cố có hại.
Theo dõi
Các tác giả của JNC 8 đơn giản hóa khuyến cáo phức tạp cho việc theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp. Hội đồng JNC 7 khuyến cáo rằng sau khi đo huyết áp cao ban đầu thì tiếp tục theo dõi để khẳng định huyết áp cao trong 7 ngày đến 2 tháng tùy vào chỉ số ban đầu là bao nhiêu và bệnh nhân có bệnh thận hay tổn thương cơ quan đích do huyết áp cao hay không? Theo JNC 7, trong mọi trường hợp, huyết áp mục tiêu nên đạt được trong vòng một tháng từ khi bắt đầu điểu trị bằng cách tăng liều của một thuốc khởi đầu hay dùng phối hợp thuốc.
Điều trị
Giống như JNC 7, hội đồng JNC 8 khuyến cáo sử dụng lợi tiểu thiazid như là liệu pháp khởi đầu cho mọi bệnh nhân. Mặc dù ACEI, ARB và CCB là sự thay thế chấp nhận được nhưng lợi tiểu thiazide vẫn có bằng chứng tốt nhất về hiệu quả.
Hội đồng JNC 8 không khuyến cáo liệu pháp đầu tay bằng chẹn beta và chẹn alpha. Điều này là dựa trên kết quả của 1 thử nghiệm, trong đó chỉ ra tỉ lệ cao các biến cố tim mạch khi sử dụng chẹn beta so với dùng ARB, và một thử nghiệm khác với chẹn alpha so với 4 liệu pháp đầu tay với carvedilol, nebivolol, clonidin, hydralazin, reserpin, furosemid, spironolacton và các thuốc tương tự khác cho thấy không nên dùng bất kỳ thuốc nào khác ACEI, ARB, CCB và lợi tiểu thiazid cho phần lớn các bệnh nhân.
Theo JNC 8, trước khi dùng chẹn alpha, chẹn beta hay bất kỳ phối hợp nào, bệnh nhân nên được điều chỉnh liều và sử dụng phối hợp trong 4 liệu pháp đầu tay. Liệu pháp 3 thuốc với một ACEI/ARB, CCB và lợi tiểu thiazide được ưu tiên trước khi sử dụng chẹn alpha, chẹn beta hay bất kỳ thuốc nào khác.
Phác đồ mới này ngăn việc sử dụng chẹn beta (bao gồm cả nebivolol), chẹn alpha, lợi tiểu quai, chẹn beta/alpha1, chủ vận alpha2-adrenergic trung ương, giãn mạch trực tiếp, đối kháng aldosteron và đối kháng hoạt tính adrenergic ngoại biên ở bệnh nhân mới được chuẩn đoán tăng huyết áp. Thận trọng với các bệnh nhân đã ổn định với các liệu pháp này.
Tóm lại, thành viên hội đồng JNC 8 khuyến cáo rằng tất cả các bệnh nhân có bệnh thận mạn và tăng huyết áp bất kể dân tộc nào cũng nên điều trị bằng ACEI hay ARB để bảo vệ chức năng thận trong cả liệu pháp khởi đầu hay bổ sung.
Một ngoại lệ trong sử dụng ACEI hay ARB để bảo vệ chức năng thận là áp dụng với bệnh nhân trên 75 tuổi. Hội đồng dẫn theo tiềm năng của ACEI và ARB làm tăng creatinin huyết thanh và tăng Kali huyết. Tóm lại, với bệnh nhân trên 75 tuổi có giảm chức năng thận, lợi tiểu thiazid hay CCB có thể thay thế hợp lý cho ACEI hay ARB.
Thay đổi lối sống
Tương tự JNC 7, JNC 8 cũng khuyến cáo thay đổi lối sống như là một phần quan trọng của liệu pháp. Can thiệp lối sống bao gồm việc sử dụng kế hoạch ăn uống DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension), giảm cân, giảm nhập Natri dưới 2,4 gam mỗi ngày và hoạt động thể dục ít nhất 30 phút trong phần lớn các ngày trong tuần. Hơn nữa, để làm chậm tiến triển của tăng huyết áp, cải thiện ảnh hưởng hạ huyết áp của các thuốc và giảm nguy cơ tim mạch, đồ uống có cồn nên giới hạn ở mức 2 ly mỗi ngày ở nam và 1 ly mỗi ngày với nữ. Lưu ý rằng 1 ly tương đương 340 gam bia, 140 gam rượu vang, 42 gam rượu 40 độ. Ngưng hút thuốc cũng làm làm nguy cơ tim mạch.
Kết luận JNC 8 đã chuyển từ giả thiết rằng mức huyết áp thấp sẽ cải thiện hiệu quả bất kể loại thuốc nào được sử dụng để đạt mức thấp hơn, thay vào đó JNC 8 khuyên dùng những thuốc có bằng chứng tốt nhất trong việc giảm nguy cơ tim mạch. Ngoài ra, phác đồ cũng hướng đến việc sử dụng ít hơn các thuốc chống tăng huyết áp ở bệnh nhân trẻ, điều này cho thấy hiệu quả tương đương trong biến cố tim mạch và giảm nguy cơ biến cố không mong muốn đi kèm.
SVD5. Phạm Ngọc Huy, ĐH Y Dược Tp. HCM (dịch)
DS. Nguyễn Thị Vân Anh, ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (hiệu đính)
Nguồn: PharmacyTimes
http://www.pharmacytimes.com/news/the-jnc-8-hypertension-guidelines-an-in-depth-guide/P-2
8 Cách Trị Tăng Huyết Áp Không Dùng Thuốc
Mặc dù tăng huyết áp là một bệnh lý đã được biết tới từ lâu, nhưng việc điều trị tăng huyết áp không bao giờ là điều dễ dàng, ngay cả tại các nước tiên tiến, tỷ lệ bệnh nhân được kiểm soát tới mức huyết áp mục tiêu cũng còn thấp so với kỳ vọng. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc trong tăng huyết áp đóng vai trò hết sức quan trọng trong kiểm soát và điều trị tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp nhưng lại chưa được bệnh nhân nhận thức một cách đầy đủ. Ðiều này càng làm cho việc kiểm soát huyết áp khó khăn hơn.
Tại Việt Nam, theo các thống kê chỉ 2% bệnh nhân được điều trị khống chế huyết áp tốt. Rất nhiều bệnh nhân không được điều trị đúng cách. Trong khi đó rất nhiều người bỏ qua phương pháp điều trị rẻ tiền là điều trị không dùng thuốc. Mặc dù việc thay đổi lối sống chỉ làm giảm rất ít con số huyết áp, nhưng trong tăng huyết áp, chỉ cần giảm 5mmHg con số huyết áp tâm thu, bệnh nhân đã được giảm 14% tỷ lệ tử vong do đột quỵ, 9% tử vong do bệnh lý tim mạch, 7% tỷ lệ tử vong chung.
Các biện pháp được đề cập tới bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt như chế độ ăn hạn chế muối, tập thể dục thể thao, hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá, ngồi thiền…
Tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp ít nhất 30 phút mỗi ngày tốt cho người bị tăng huyết áp. Ảnh: TM
1. Hạn chế muối ăn
Trong thử nghiệm TONE (Trial Of Nonpharmacologic interventions in the Elderly), bệnh nhân được phân ngẫu nhiên thành 2 nhóm, một với chế độ ăn giảm muối với lượng natri đưa vào cơ thể chỉ là 1,9g/l/ngày và một nhóm không có thay đổi chế độ ăn. Người ta thấy rằng nhóm được can thiệp giảm được huyết áp tâm thu trung bình là 2,8mmHg. Một vài nghiên cứu sau đó nghiên cứu sự thay đổi huyết áp khi đưa vào cơ thể lượng muối khác nhau và người ta nhận thấy, huyết áp thay đổi theo từng bậc cùng với sự thay đổi của lượng muối, và tất nhiên huyết áp sẽ càng giảm nếu lượng muối càng giảm. Và người ta đã đưa ra một khuyến cáo cho bệnh nhân tăng huyết áp hoặc tiền tăng huyết áp, đó là việc hạn chế natri hàng ngày dưới 100mEq hay 2,4g.
2. Tập thể dục
Tập thể dục luôn đem lại giá trị tích cực cho tất cả mọi người và bệnh nhân tăng huyết áp cũng không phải ngoại lệ. Ở những người tập thể dục ít nhất 30 phút một ngày trong ít nhất 4 ngày/tuần, người ta nhận thấy huyết áp của họ giảm trung bình 4mmHg đối với huyết áp tâm thu và 3mmHg đối với huyết áp tâm trương. Điều khó ở đây là chọn môn thể dục thể thao nào để bệnh nhân cảm thấy hứng thú và luyện tập thường xuyên, đồng thời giúp bệnh nhân có cách luyện tập phù hợp nhất với quỹ thời gian có thể rất eo hẹp với một số người.
Bỏ thuốc lá không những giúp kiểm soát huyết áp mà còn giảm tỷ lệ các biến cố tim mạch.
3. Hạn chế lượng cồn tiêu thụ
Đây là một biện pháp rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc hạn chế rượu, bia giúp làm giảm huyết áp với con số trung bình là 3mmHg huyết áp tâm thu và 2mmHg huyết áp tâm trương. Khuyến cáo được đưa ra là nam giới nên uống không quá 2 khẩu phần rượu/ngày và nữ giới là không quá 1 khẩu phần rượu /ngày với mỗi khẩu phần có 14g alcohol, tương đương với khoảng 360ml bia, 150ml rượu vang (12%) và 45ml rượu 40 độ.
4. Thay đổi chế độ ăn
Chế độ ăn DASH là chế độ ăn nổi tiếng với những nguyên tắc sau:
Giàu: Hoa quả và rau với 4-5 khẩu phần/ngày, chất xơ, chế phẩm sữa với hàm lượng chất béo thấp, thịt nạc, canxi, magie, kali.
Hạn chế: Chất béo bão hòa, cholesterol, muối.
Các nghiên cứu đã cho thấy chế độ ăn này giúp làm giảm huyết áp tâm thu khoảng 6mmHg và huyết áp tâm trương 3mmHg. Một thử nghiệm lâm sàng khá nổi tiếng tên là PREMIRE đã cho thấy sự giảm ngoạn mục con số huyết áp ở bệnh nhân có sử dụng chế độ ăn DASH. Người ta nhận thấy việc giảm kali máu làm tăng giữ natri và nước dẫn tới làm tăng huyết áp, chế độ ăn giảm kali có thể làm tăng huyết áp tâm thu lên tới 7mmHg. Ngược lại, bổ sung thêm kali trong khẩu phần giúp làm giảm huyết áp tâm thu khoảng 2,4mmHg và huyết áp tâm trương là khoảng 1,6mmHg.
5. Giảm cân
Việc giảm cân có thể đem lại hiệu quả hạ áp một cách ngoạn mục. Với mỗi 9kg mà một người giảm được, người đó có thể giảm được huyết áp tâm thu khoảng từ 5-20mmHg.
Thiền mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có cả việc giảm huyết áp với những người bị tăng huyết áp.
6. Ngừng hút thuốc lá
Nicotin trong khói thuốc lá có thể làm kích thích hệ thần kinh giao cảm và làm tăng Epinephrin và Norepinephrin dẫn tới làm tăng huyết áp. Hút thuốc lá là nguyên nhân làm tăng huyết áp tâm thu khoảng 4mmHg và 3mmHg đối với huyết áp tâm trương. Ngoài ra, hút thuốc lá và tăng huyết áp là hai yếu tố cộng hợp làm tăng đáng kể tỷ lệ tử vong do tim mạch và đột quỵ. Như vậy, việc dừng hút thuốc không chỉ có thể giúp kiểm soát huyết áp mà còn giúp giảm tỷ lệ các biến cố tim mạch.
7. Ngồi thiền
Một số nghiên cứu cũng đã cho thấy việc ngồi thiền có thể làm giảm con số huyết áp, tuy nhiên hiệu quả thực sự còn cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
8. Bổ sung một số vi chất khác
Một số các vi chất như vitamin C, omega-3, coenzym Q10, magie được cho là có thể giảm huyết áp nhưng chưa có những nghiên cứu thực sự thuyết phục.
TS.BS. Phạm Như Hùng
Món Ăn Bài Thuốc Yhct Điều Trị Cao Huyết Áp Từ Nấm Hương
Món ăn bài thuốc YHCT điều trị cao huyết áp từ nấm hương
Nấm hương, loài thực vật còn gọi là đông cô, tính bình, vị ngọt, không độc, lợi về các kinh tì, vị phế. Theo Y học cổ truyền, nấm hương có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí, hoạt huyết, hạ huyết áp, chống ung thư. Nấm hương là thực phẩm bổ sung vitamin D, dự phòng bệnh tật, chữa cơ thể suy nhược, bệnh tim mạch, xơ gan, viêm da… Theo y học hiện đại, dược liệu có hàm chứa chất mỡ, chất đường, chất albumin, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng có tác dụng điều chỉnh sự thiếu hụt hormon trong cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch, giải độc, thúc đẩy việc hấp thụ canxi, ức chế sự sinh trưởng tế bào ung thư, phòng chống ung thư…
Món ăn bài thuốc từ nấm hương có tác dụng hạ huyết áp.
Bác sĩ Ngô Thị Minh Huệ (giảng viên Cao đẳng Dược văn bằng 2 – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho biết, nấm hương không chỉ được chế biến thành món ăn mà còn là vị thuốc phòng, chữa bệnh, giữ gìn và cải thiện sức khỏe.
Nấm hương song cô: Nấm hương 50g, nấm tươi 200g, gia vị vừa đủ. Nấm hương ngâm cho nở xào nhanh tay với dầu thực vật, cho nấm tươi vào nêm gia vị, xào chín. Dùng cho người già sức khỏe yếu, ốm lâu ngày, khí huyết hư, ăn uống kém, tiểu tiện nhiều lần hoặc tiểu tiện không tự chủ được. Đây cũng là món ăn quý điều trị tăng huyết áp, xơ cứng động mạch và người bị tiểu đường.
Một số món ăn bài thuốc khác từ nấm hương.
Y sĩ Y học cổ truyền gợi ý một số món ăn bài thuốc khác từ nấm hương có lợi cho sức khỏe:
Nấm hương hấp thịt gà: thịt gà 150g, nấm hương (ngâm nở) 20g, táo nhân 20g, gia vị vừa đủ. Thịt gà tẩm ướp gia vị, bột ngọt, đường kính, hành thái nhỏ, gừng thái sợi, một chút rượu (3ml), dầu vừng, cho nấm hương, táo nhân vào hấp cách thủy. Dùng cho người huyết hư, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, hay quên, bổ trí não. Ăn thường xuyên cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
Món ăn bài thuốc từ nấm hương có lợi cho sức khỏe
Nấm hương chân giò: nấm hương 15g, chân giò 1 chiếc, gạo tẻ 50g.Chân giò hầm nhừ trước, sau đó cho gạo, vừng, nấm hương vào nấu thành cháo dùng cho sản phụ sau đẻ thiếu sữa.
Canh suông mộc nhĩ nấm hương: nấm hương 15g, mộc nhĩ 5g, nước luộc gà 200ml. Cho vào niêu đất càng tốt, thêm chút rượu, gừng, đun to lửa, hớt bọt, đun thêm 20 phút cho hành, hạt tiêu, ăn nóng. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.
Ngoài ra bạn có thể chế biến nấm hương xào với dạ dày, nấm hương hấp cá chép, nấm hương xào tôm là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, kích thích tiêu hóa và nâng cao thể trạng. Bác sĩ Nguyễn Hữu Định (giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) gợi ý, Nấm hương hầm cháo dùng cho người khí hư và người bệnh ung thư sau mổ. Nấm hương kết hợp với nấm kim châm, nấu chung với đường phèn, mật ong, cô thành tinh thể đề phòng thiếu máu, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, phòng bệnh ung thư, bệnh về gan, suy nhược thần kinh.
Cập nhật thông tin chi tiết về 8 Món Ăn Bài Thuốc Và 8 Thực Phẩm Tốt Cho Người Bệnh Tăng Huyết Áp trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!