Xu Hướng 6/2023 # 8 Cách Trị Tăng Huyết Áp Không Dùng Thuốc # Top 11 View | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # 8 Cách Trị Tăng Huyết Áp Không Dùng Thuốc # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết 8 Cách Trị Tăng Huyết Áp Không Dùng Thuốc được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mặc dù tăng huyết áp là một bệnh lý đã được biết tới từ lâu, nhưng việc điều trị tăng huyết áp không bao giờ là điều dễ dàng, ngay cả tại các nước tiên tiến, tỷ lệ bệnh nhân được kiểm soát tới mức huyết áp mục tiêu cũng còn thấp so với kỳ vọng. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc trong tăng huyết áp đóng vai trò hết sức quan trọng trong kiểm soát và điều trị tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp nhưng lại chưa được bệnh nhân nhận thức một cách đầy đủ. Ðiều này càng làm cho việc kiểm soát huyết áp khó khăn hơn.

Tại Việt Nam, theo các thống kê chỉ 2% bệnh nhân được điều trị khống chế huyết áp tốt. Rất nhiều bệnh nhân không được điều trị đúng cách. Trong khi đó rất nhiều người bỏ qua phương pháp điều trị rẻ tiền là điều trị không dùng thuốc. Mặc dù việc thay đổi lối sống chỉ làm giảm rất ít con số huyết áp, nhưng trong tăng huyết áp, chỉ cần giảm 5mmHg con số huyết áp tâm thu, bệnh nhân đã được giảm 14% tỷ lệ tử vong do đột quỵ, 9% tử vong do bệnh lý tim mạch, 7% tỷ lệ tử vong chung.

Các biện pháp được đề cập tới bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt như chế độ ăn hạn chế muối, tập thể dục thể thao, hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá, ngồi thiền…

Tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp ít nhất 30 phút mỗi ngày tốt cho người bị tăng huyết áp. Ảnh: TM

1. Hạn chế muối ăn

Trong thử nghiệm TONE (Trial Of Nonpharmacologic interventions in the Elderly), bệnh nhân được phân ngẫu nhiên thành 2 nhóm, một với chế độ ăn giảm muối với lượng natri đưa vào cơ thể chỉ là 1,9g/l/ngày và một nhóm không có thay đổi chế độ ăn. Người ta thấy rằng nhóm được can thiệp giảm được huyết áp tâm thu trung bình là 2,8mmHg. Một vài nghiên cứu sau đó nghiên cứu sự thay đổi huyết áp khi đưa vào cơ thể lượng muối khác nhau và người ta nhận thấy, huyết áp thay đổi theo từng bậc cùng với sự thay đổi của lượng muối, và tất nhiên huyết áp sẽ càng giảm nếu lượng muối càng giảm. Và người ta đã đưa ra một khuyến cáo cho bệnh nhân tăng huyết áp hoặc tiền tăng huyết áp, đó là việc hạn chế natri hàng ngày dưới 100mEq hay 2,4g.

2. Tập thể dục

Tập thể dục luôn đem lại giá trị tích cực cho tất cả mọi người và bệnh nhân tăng huyết áp cũng không phải ngoại lệ. Ở những người tập thể dục ít nhất 30 phút một ngày trong ít nhất 4 ngày/tuần, người ta nhận thấy huyết áp của họ giảm trung bình 4mmHg đối với huyết áp tâm thu và 3mmHg đối với huyết áp tâm trương. Điều khó ở đây là chọn môn thể dục thể thao nào để bệnh nhân cảm thấy hứng thú và luyện tập thường xuyên, đồng thời giúp bệnh nhân có cách luyện tập phù hợp nhất với quỹ thời gian có thể rất eo hẹp với một số người.

Bỏ thuốc lá không những giúp kiểm soát huyết áp mà còn giảm tỷ lệ các biến cố tim mạch.

3. Hạn chế lượng cồn tiêu thụ

Đây là một biện pháp rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc hạn chế rượu, bia giúp làm giảm huyết áp với con số trung bình là 3mmHg huyết áp tâm thu và 2mmHg huyết áp tâm trương. Khuyến cáo được đưa ra là nam giới nên uống không quá 2 khẩu phần rượu/ngày và nữ giới là không quá 1 khẩu phần rượu /ngày với mỗi khẩu phần có 14g alcohol, tương đương với khoảng 360ml bia, 150ml rượu vang (12%) và 45ml rượu 40 độ.

4. Thay đổi chế độ ăn

Chế độ ăn DASH là chế độ ăn nổi tiếng với những nguyên tắc sau:

Giàu: Hoa quả và rau với 4-5 khẩu phần/ngày, chất xơ, chế phẩm sữa với hàm lượng chất béo thấp, thịt nạc, canxi, magie, kali.

Hạn chế: Chất béo bão hòa, cholesterol, muối.

Các nghiên cứu đã cho thấy chế độ ăn này giúp làm giảm huyết áp tâm thu khoảng 6mmHg và huyết áp tâm trương 3mmHg. Một thử nghiệm lâm sàng khá nổi tiếng tên là PREMIRE đã cho thấy sự giảm ngoạn mục con số huyết áp ở bệnh nhân có sử dụng chế độ ăn DASH. Người ta nhận thấy việc giảm kali máu làm tăng giữ natri và nước dẫn tới làm tăng huyết áp, chế độ ăn giảm kali có thể làm tăng huyết áp tâm thu lên tới 7mmHg. Ngược lại, bổ sung thêm kali trong khẩu phần giúp làm giảm huyết áp tâm thu khoảng 2,4mmHg và huyết áp tâm trương là khoảng 1,6mmHg.

5. Giảm cân

Việc giảm cân có thể đem lại hiệu quả hạ áp một cách ngoạn mục. Với mỗi 9kg mà một người giảm được, người đó có thể giảm được huyết áp tâm thu khoảng từ 5-20mmHg.

Thiền mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có cả việc giảm huyết áp với những người bị tăng huyết áp.

6. Ngừng hút thuốc lá

Nicotin trong khói thuốc lá có thể làm kích thích hệ thần kinh giao cảm và làm tăng Epinephrin và Norepinephrin dẫn tới làm tăng huyết áp. Hút thuốc lá là nguyên nhân làm tăng huyết áp tâm thu khoảng 4mmHg và 3mmHg đối với huyết áp tâm trương. Ngoài ra, hút thuốc lá và tăng huyết áp là hai yếu tố cộng hợp làm tăng đáng kể tỷ lệ tử vong do tim mạch và đột quỵ. Như vậy, việc dừng hút thuốc không chỉ có thể giúp kiểm soát huyết áp mà còn giúp giảm tỷ lệ các biến cố tim mạch.

7. Ngồi thiền

Một số nghiên cứu cũng đã cho thấy việc ngồi thiền có thể làm giảm con số huyết áp, tuy nhiên hiệu quả thực sự còn cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.

8. Bổ sung một số vi chất khác

Một số các vi chất như vitamin C, omega-3, coenzym Q10, magie được cho là có thể giảm huyết áp nhưng chưa có những nghiên cứu thực sự thuyết phục.

TS.BS. Phạm Như Hùng

Phác Đồ Điều Trị Tăng Huyết Áp Jnc 8

So với các Phác đồ điều trị tăng huyết áp trước đây, JNC 8 khuyến cáo mục tiêu huyết áp cao hơn và ít sử dụng hơn một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp.

Phác đồ mới nhấn mạnh việc kiểm soát huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương với những ngưỡng điều trị cụ thể theo độ tuổi và bệnh mắc kèm. Phác đồ mới cũng đưa ra các khuyến cáo mới nhằm đẩy mạnh việc sử dụng an toàn hơn nữa các thuốc ức chế men chuyển (ACEI) và thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB).

Những thay đổi quan trọng so với JNC 7 bao gồm:

· Với bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên không có đái tháo đường hay bệnh thận mạn, huyết áp mục tiêu là <150/90 mmHg

· Với bệnh nhân từ 18 đến 59 tuổi không có bệnh nghiêm trọng mắc kèm và bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên có bệnh đái tháo đường, bệnh thận mạn hoặc cả hai, huyết áp mục tiêu là <140/90 mmHg

· Điều trị đầu tay và điều trị sau đó nên giới hạn trong 4 nhóm thuốc: lợi tiểu thiazide, chẹn kênh calci (CCB), ACEI, ARB.

· Điều trị thay thế thứ hai và thứ ba bao gồm việc sử dụng liều cao hay kết hợp các nhóm ACEI, ARB, lợi tiểu thiazide và CCB.

· Nhiều thuốc được chỉ định như là thuốc thay thế tiếp theo, bao gồm:

◦ Chẹn beta

◦ Chẹn alpha

◦ Chẹn alpha 1/beta (như carvedilol)

◦ Chẹn beta có tính dãn mạch (như nebivolol)

◦ Chủ vận alpha 2 trên thần kinh trung ương (như clonidine)

◦ Giãn mạch trực tiếp (như hydralazine)

◦ Lợi tiểu quai (như furosemide)

◦ Đối kháng aldosterone (như spironolactone)

◦ Đối kháng hoạt tính adrenergic ngoại biên (như reserpine)

· Khi khởi đầu điều trị, bệnh nhân gốc Phi không có bệnh thận mạn nên sử dụng CCB và thiazide thay vì ACEI

· Sử dụng ACEI và ARB được khuyến cáo ở mọi bệnh nhân có bệnh thận mạn bất kể dân tộc nào, kể cả điều trị đầu tay hay bổ sung cho điều trị đầu tay

· ACEI và ARB không nên sử dụng đồng thời trên một bệnh nhân

· CCB và lợi tiểu thiazide nên được sử dụng thay thế ACEI và ARB ở bệnh nhân trên 75 tuổi có suy giảm chức năng thận do nguy cơ tăng kali huyết, giảm creatinin và suy thận nặng hơn.

Sự thay đổi mục tiêu về huyết áp tâm thu ít chặt hơn có thể gây lo lắng cho những bệnh nhân đang tuân theo mục tiêu thấp hơn của JNC 7, bao gồm mục tiêu <140/90 mmHg cho phần lớn bệnh nhân và <130/80 mmHg cho bệnh nhân tăng huyết áp và các bệnh nghiêm trọng kèm theo

Kết quả từ 5 thử nghiệm quan trọng – HDFP, Hypertension-Stroke Cooperative, MRC, ANBP và VA Cooperative – đã đưa ra bằng chứng cho những thay đổi trong phác đồ mới. Trong các thử nghiệm này, bệnh nhân trong độ tuổi 30 đến 69 được sử dụng thuốc để hạ huyết áp tâm trương tới mức dưới <90 mmHg. Kết quả cho thấy sự giảm biến cố mạch máu não, suy tim và tỉ lệ tử vong chung ở bệnh nhân được điều trị đến mức huyết áp tâm trương mục tiêu.

Dữ liệu thu được đã thuyết phục một số thành viên của Ủy ban JNC 8 muốn giữ mức huyết áp tâm trương <90 mmHg như là mục tiêu duy nhất ở các bệnh nhân trẻ, đồng thời chỉ ra việc thiếu bằng chứng về lợi ích của mục tiêu huyết áp tâm thu dưới 140 mmHg ở bệnh nhân dưới 60 tuổi. Tuy nhiên, nhiều thành viên bảo thủ đề nghị giữ mục tiêu huyết áp tâm thu cũng như mục tiêu huyết áp tâm trương.

Ở các bệnh nhân trẻ không có bệnh nặng mắc kèm, tăng huyết áp tâm trương là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch quan trọng hơn tăng huyết áp tâm thu. Những thành viên của JNC 8 không phải là tác giả đầu tiên nhận ra mối quan hệ này. Tác giả phác đồ JNC 7 cũng thừa nhận rằng kiểm soát huyết áp tâm trương quan trọng hơn việc kiểm soát huyết áp tâm thu trong việc giảm nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân <60 tuổi. Tuy nhiên, ở bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, việc kiểm soát huyết áp tâm thu vẫn đóng vai trò quan trọng nhất.

Các bằng chứng gần đây cho thấy mục tiêu huyết áp tâm thu <140 mmHg được khuyến cáo bởi JNC 7 cho phần lớn bệnh nhân là thấp một cách không cần thiết. Các tác giả JNC 8 đã dẫn chứng 2 thử nghiệm cho thấy không có sự cải thiện hiệu quả tim mạch với mục tiêu huyết áp tâm thu <140 mmHg so với mục tiêu huyết áp tâm thu <160 mmHg hay <150 mmHg. Mặc dù với kết quả này, phác đồ mới không phản đối điều trị đến mục tiêu huyết áp tâm thu <140 mmHg nhưng khuyến cáo nên thận trọng để đảm bảo rằng huyết áp tâm thu thấp không ảnh chất lượng cuộc sống hay dẫn đến biến cố có hại.

Theo dõi

Các tác giả của JNC 8 đơn giản hóa khuyến cáo phức tạp cho việc theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp. Hội đồng JNC 7 khuyến cáo rằng sau khi đo huyết áp cao ban đầu thì tiếp tục theo dõi để khẳng định huyết áp cao trong 7 ngày đến 2 tháng tùy vào chỉ số ban đầu là bao nhiêu và bệnh nhân có bệnh thận hay tổn thương cơ quan đích do huyết áp cao hay không? Theo JNC 7, trong mọi trường hợp, huyết áp mục tiêu nên đạt được trong vòng một tháng từ khi bắt đầu điểu trị bằng cách tăng liều của một thuốc khởi đầu hay dùng phối hợp thuốc.

Điều trị

Giống như JNC 7, hội đồng JNC 8 khuyến cáo sử dụng lợi tiểu thiazid như là liệu pháp khởi đầu cho mọi bệnh nhân. Mặc dù ACEI, ARB và CCB là sự thay thế chấp nhận được nhưng lợi tiểu thiazide vẫn có bằng chứng tốt nhất về hiệu quả.

Hội đồng JNC 8 không khuyến cáo liệu pháp đầu tay bằng chẹn beta và chẹn alpha. Điều này là dựa trên kết quả của 1 thử nghiệm, trong đó chỉ ra tỉ lệ cao các biến cố tim mạch khi sử dụng chẹn beta so với dùng ARB, và một thử nghiệm khác với chẹn alpha so với 4 liệu pháp đầu tay với carvedilol, nebivolol, clonidin, hydralazin, reserpin, furosemid, spironolacton và các thuốc tương tự khác cho thấy không nên dùng bất kỳ thuốc nào khác ACEI, ARB, CCB và lợi tiểu thiazid cho phần lớn các bệnh nhân.

Theo JNC 8, trước khi dùng chẹn alpha, chẹn beta hay bất kỳ phối hợp nào, bệnh nhân nên được điều chỉnh liều và sử dụng phối hợp trong 4 liệu pháp đầu tay. Liệu pháp 3 thuốc với một ACEI/ARB, CCB và lợi tiểu thiazide được ưu tiên trước khi sử dụng chẹn alpha, chẹn beta hay bất kỳ thuốc nào khác.

Phác đồ mới này ngăn việc sử dụng chẹn beta (bao gồm cả nebivolol), chẹn alpha, lợi tiểu quai, chẹn beta/alpha1, chủ vận alpha2-adrenergic trung ương, giãn mạch trực tiếp, đối kháng aldosteron và đối kháng hoạt tính adrenergic ngoại biên ở bệnh nhân mới được chuẩn đoán tăng huyết áp. Thận trọng với các bệnh nhân đã ổn định với các liệu pháp này.

Tóm lại, thành viên hội đồng JNC 8 khuyến cáo rằng tất cả các bệnh nhân có bệnh thận mạn và tăng huyết áp bất kể dân tộc nào cũng nên điều trị bằng ACEI hay ARB để bảo vệ chức năng thận trong cả liệu pháp khởi đầu hay bổ sung.

Một ngoại lệ trong sử dụng ACEI hay ARB để bảo vệ chức năng thận là áp dụng với bệnh nhân trên 75 tuổi. Hội đồng dẫn theo tiềm năng của ACEI và ARB làm tăng creatinin huyết thanh và tăng Kali huyết. Tóm lại, với bệnh nhân trên 75 tuổi có giảm chức năng thận, lợi tiểu thiazid hay CCB có thể thay thế hợp lý cho ACEI hay ARB.

Thay đổi lối sống

Tương tự JNC 7, JNC 8 cũng khuyến cáo thay đổi lối sống như là một phần quan trọng của liệu pháp. Can thiệp lối sống bao gồm việc sử dụng kế hoạch ăn uống DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension), giảm cân, giảm nhập Natri dưới 2,4 gam mỗi ngày và hoạt động thể dục ít nhất 30 phút trong phần lớn các ngày trong tuần. Hơn nữa, để làm chậm tiến triển của tăng huyết áp, cải thiện ảnh hưởng hạ huyết áp của các thuốc và giảm nguy cơ tim mạch, đồ uống có cồn nên giới hạn ở mức 2 ly mỗi ngày ở nam và 1 ly mỗi ngày với nữ. Lưu ý rằng 1 ly tương đương 340 gam bia, 140 gam rượu vang, 42 gam rượu 40 độ. Ngưng hút thuốc cũng làm làm nguy cơ tim mạch.

Kết luận JNC 8 đã chuyển từ giả thiết rằng mức huyết áp thấp sẽ cải thiện hiệu quả bất kể loại thuốc nào được sử dụng để đạt mức thấp hơn, thay vào đó JNC 8 khuyên dùng những thuốc có bằng chứng tốt nhất trong việc giảm nguy cơ tim mạch. Ngoài ra, phác đồ cũng hướng đến việc sử dụng ít hơn các thuốc chống tăng huyết áp ở bệnh nhân trẻ, điều này cho thấy hiệu quả tương đương trong biến cố tim mạch và giảm nguy cơ biến cố không mong muốn đi kèm.

SVD5. Phạm Ngọc Huy, ĐH Y Dược Tp. HCM (dịch)

DS. Nguyễn Thị Vân Anh, ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (hiệu đính)

Nguồn: PharmacyTimes

http://www.pharmacytimes.com/news/the-jnc-8-hypertension-guidelines-an-in-depth-guide/P-2

Điều Trị Tăng Huyết Áp Không Dùng Thuốc Có Khỏi Không?

Bạn lo lắng về tác dụng phụ của thuốc hạ huyết áp? Bạn đang mong muốn tìm được giải pháp điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc vì tính an toàn và hiệu quả? Nếu đây là những điều bạn quan tâm, đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết này!

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng huyết áp

Tăng huyết áp ngày càng trở nên phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Nguyên nhân tăng huyết áp được chia làm 2 nhóm chính:

Nhóm 1: Tăng huyết áp nguyên phát

Các nguyên nhân gây tăng huyết áp nguyên phát không được xác định một cách chính xác (chiếm 95% số trường hợp). Tăng huyết áp nguyên phát liên kết với các yếu tố: Tuổi tác, di truyền, thừa cân, ăn mặn, sử dụng thuốc tránh thai, giới tính, lười vận động, uống rượu, bia, hút thuốc lá, căng thẳng,…

Nhóm 2: Tăng huyết áp thứ phát

Tăng huyết áp thứ phát chiếm 5 – 10% số trường hợp được chẩn đoán. Chuyên gia luôn xác định được nguyên nhân gây ra tăng huyết áp thứ phát, trong đó phải kể đến: Đái tháo đường, viêm cầu thận, suy thận, u hoặc các bệnh khác về tuyến thượng thận, bệnh tim mạch,…

Điều trị tăng huyết áp như thế nào cho an toàn?

Huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Tăng huyết áp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng. Vậy, huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm? Chỉ số huyết áp bình thường ở một người trưởng thành là 120/80mmHg. Một người được chẩn đoán tăng huyết áp khi chỉ số huyết áp cao lớn hơn 140/90mmHg.

Phương pháp điều trị tăng huyết áp theo đơn của chuyên gia

Có rất nhiều loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác nhau có tác dụng giúp hạ huyết áp, bảo vệ các cơ quan đích. Tùy tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân, thầy thuốc sẽ chỉ định một loại thuốc hoặc phối hợp các thuốc khác nhau như: Thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn bê-ta, thuốc ức chế miễn dịch hoặc ức chế men chuyển,…

Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc hạ huyết áp sẽ dễ gây nhiều tác dụng phụ như: Hạ huyết áp thể đứng hoặc biến đổi nồng độ lipid máu gây hạ canxi, kali, magiê máu, liệt dương (nam giới), làm tăng đường huyết, co thắt mạch ngoại vi, chậm nhịp tim, co thắt phế quản, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, suy thận, nhức đầu, mệt mỏi, sụt cân, rối loạn men gan, rối loạn vị giác, đau cơ, đau khớp, buồn nôn, nhức đầu, choáng váng, ho khan dai dẳng, nhịp tim nhanh, hồi hộp, đỏ bừng mặt, cơ thể giữ nước, đau ngực,…

Làm thế nào để điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc?

Trên thực tế, các biện pháp điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc đóng vai trò hết sức quan trọng trong kiểm soát bệnh nhưng lại chưa được nhận thức một cách đầy đủ. Ðiều này càng làm cho việc ổn định huyết áp trở nên khó khăn hơn.

Lựa chọn cách chữa bệnh tăng huyết áp theo liệu pháp thiên nhiên

Nhận thức được tác dụng phụ của thuốc tân dược, nhiều người lựa chọn cách chữa bệnh huyết áp cao bằng thảo dược từ thiên nhiên để an toàn. Đây cũng được đánh giá là một trong những phương pháp trị bệnh mà người bệnh nên áp dụng bởi tính an toàn với sức khỏe của nó. Bạn có thể học một số bài thuốc như: Sử dụng quả dâu tằm hoặc lá cây chùm ngây, hoa đại sao vàng sắc lấy nước uống hàng ngày.

Cách chữa bệnh nhờ thực phẩm bảo vệ sức khỏe kết hợp chế độ ăn uống hợp lý

Lời khuyên dành cho người bị tăng huyết áp gồm:

– Hạn chế muối ăn, chất béo bão hòa, cholesterol. Ăn nhiều hoa quả và rau với 4 – 5 khẩu phần/ngày, chất xơ, chế phẩm sữa với hàm lượng chất béo thấp, thịt nạc, canxi, magie, kali.

– Tập thể dục, ngồi thiền, giảm cân.

– Hạn chế lượng cồn tiêu thụ, ngừng hút thuốc lá.

Đặc biệt, hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc, thành phần tự nhiên để an toàn cho sức khỏe, có thể sử dụng lâu dài để ngăn ngừa biến chứng của tăng huyết áp được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Đi đầu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương với thành phần chính là cao cần tây, được bào chế dưới dạng viên nén vô cùng tiện dụng.

Định Áp Vương hỗ trợ kiểm soát huyết áp về ngưỡng cho phép

Định Áp Vương có thành phần chính là cao cần tây kết hợp với cao tỏi, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, magiê citrate, nattokinase, kali clorua có tác dụng lợi tiểu, giúp giãn mạch, giảm lưu lượng tuần hoàn máu, vừa giúp trấn tĩnh, an thần kinh, tất cả các tác dụng này đều góp phần làm giảm sức cản ngoại vi dẫn đến hạ áp. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp giảm cholesterol máu, giảm lipid máu nên giúp làm thông thoáng lòng mạch, vừa giúp hạ huyết áp lại giúp tăng chuyển hóa lipid tạo thành năng lượng cho cơ thể hoạt động, nhờ đó, tăng cường sức khỏe toàn trạng cho cơ thể.

Tại sao điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc luôn được các chuyên gia đánh giá cao?

Mặc dù tăng huyết áp là bệnh lý đã được biết tới từ lâu, nhưng việc điều trị tăng huyết áp không bao giờ là điều dễ dàng, ngay cả tại các nước tiên tiến, tỷ lệ số người được kiểm soát tới mức huyết áp mục tiêu cũng còn thấp so với kỳ vọng. Yêu cầu đặt ra lúc này là xác định được những cách điều trị tăng huyết áp vừa an toàn lại hiệu quả.

Các biện pháp không dùng thuốc chứng minh được vai trò trong việc giúp ổn định huyết áp mà không gây tác dụng phụ như các loại thuốc tây y. Bởi vậy, các biện pháp này ngày càng được nhiều người tin tưởng lựa chọn cũng như các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao. Để kiểm soát huyết áp, ngoài việc thay đổi lối sống, Định Áp Vương cũng là sự lựa chọn an toàn khi sử dụng lâu dài với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên.

Định Áp Vương có thành phần chính là cao cần tây có tác dụng lợi tiểu, giãn mạch, an thần, dịu thần kinh, hạ lipid máu giúp ổn định huyết áp và đem lại sự an tâm khi sử dụng lâu dài.

Tác dụng hạ huyết áp của cao cần tây trong Định Áp Vương

Định Áp Vương được kết hợp từ 7 thành phần: Cần tây, dâu tằm, hoàng bá, tỏi, nattokinase, magiê citrate, kali clorua có tác dụng tốt, vừa hạ huyết áp vừa tăng cường chức năng cho cơ thể.

Sự phối hợp của các thành phần trong sản phẩm Định Áp Vương giúp hạ huyết áp hiệu quả

Cơ chế tác động của sản phẩm Định Áp Vương lên tình trạng tăng huyết áp

Khi sử dụng Định Áp Vương, bạn có thể cảm thấy sự thay đổi qua các giai đoạn:

Sau 2 tuần: Người bị cao huyết áp cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn, sức khỏe toàn trạng nâng lên, tinh thần thoải mái. Dùng liều 3 viên/lần, 2 lần/ngày.

Sau 3 tuần: Chỉ số huyết áp bắt đầu giảm, các biểu hiện của cao huyết áp như: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi buồn nôn, chân tay run rẩy, tim đập nhanh,… cải thiện dần. Dùng liều 3 viên/lần, 2 lần/ngày.

Sau 1 – 3 tháng sử dụng: Chỉ số huyết áp ổn định và trở về mức cho phép mà không gây mệt mỏi. Người dùng ăn uống tốt, cơ thể khỏe mạnh, vui tươi. Dùng liều 3 viên/lần, 2 lần/ngày.

Sau 3 – 6 tháng sử dụng: Không còn các triệu chứng cao huyết áp, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Dùng liều 1 – 2 viên/lần, 2 lần/ngày. Người mắc cao huyết áp nên dùng hàng ngày để phòng ngừa tái phát, tăng cường sức khỏe.

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh tăng huyết áp và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: hoặc (Zalo/ Viber) hotline:

XEM THÊM CHIA SẺ VỀ BÍ QUYẾT ỔN ĐỊNH HUYẾT ÁP VỀ NGƯỠNG BÌNH THƯỜNG CỦA NHIỀU NGƯỜI KHÁC

Bên cạnh đó còn rất nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm Định Áp Vương:

Sau khi sử dụng Định Áp Vương, nhiều người đã ổn định huyết áp về mức cho phép

Nhiều người thực sự rất vui mừng sau khi dùng Định Áp Vương, các chỉ số huyết áp cũng được kiểm soát ở mức ổn định:

Nhiều người kiểm soát huyết áp tốt sau khi dùng Định Áp Vương, sức khỏe được cải thiện

CHUYÊN GIA NÓI GÌ VỀ ĐỊNH ÁP VƯƠNG TRONG VIỆC HẠ HUYẾT ÁP

Ý kiến của chúng tôi Dương Trọng Hiếu đánh giá về sản phẩm Định Áp Vương – Phương pháp mới giúp kiểm soát huyết áp:

GIẢI THƯỞNG UY TÍN CỦA ĐỊNH ÁP VƯƠNG

Từ khi xuất hiện trên thị trường, Định Áp Vương đã luôn được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Sản phẩm vinh dự lọt vào “Top 100 – Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho Gia đình, Trẻ em” do báo Lao Động Xã Hội tổ chức:

Chứng nhận “Top 100 – Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho Gia đình, Trẻ em” của Định Áp Vương

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh tăng huyết áp và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: hoặc (Zalo/ Viber) hotline:

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Điều Trị Tăng Huyết Áp Bằng Phương Pháp Không Dùng Thuốc

13-06-2011

Tăng huyết áp là bệnh lý rất thường gặp trong cộng đồng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay ngoài biện pháp dùng thuốc thì phương pháp điều trị không dùng thuốc cũng rất hiệu quả trong điều trị tăng huyết áp và khi áp dụng song hành với biện pháp dùng thuốc sẽ giúp cho việc kiểm soát huyết áp được tốt hơn. Biện pháp này có hiệu quả với mọi mức độ tăng huyết áp.

Các biện pháp hay được áp dụng là:

– Giảm cân nếu thừa cân

– Gia tăng hoạt động thể lực

– Ngưng thuốc lá

– Giảm ăn mặn

– Giảm thức ăn có mỡ bão hòa và nhiều cholesterol

– Hạn chế rượu

– Ăn đủ kali, canxi và magiê

1. Giảm cân

Được khuyến cáo cho những bệnh nhân có cân nặng vượt quá 10% trọng lượng lý tưởng, không khuyến cáo cho bệnh nhân có thai. Ăn chế độ ăn năng lượng thấp, tránh những bữa ăn tăng cường. Thực hiện đều đặn chương trình hoạt động thể lực.

2. Gia tăng hoạt động thể lực

Hoạt động thể lực giúp phòng ngừa béo phì do đó giúp hạ thấp huyết áp và ngăn ngừa sự bắt đầu của tăng huyết áp và tiểu đường ít nhất là một phần. Nên vận động ít nhất khoảng 30 phút đi bộ mỗi ngày và phần lớn các ngày trong tuần. Những người có bệnh mạch vành đã biết hay nghi ngờ bệnh mạch vành và những người trên 40 tuổi nên thực hiện nghiệm pháp gắng sức trước khi bắt đầu một chương trình tập luyện.

3. Ngưng thuốc lá

Ngưng hút thuốc lá là phương cách hiệu quả nhất và tức thì để giảm nguy cơ về tim mạch. Hút thuốc lá dẫn đến tăng giao cảm, tăng độ cứng thành động mạch. Hậu quả là tăng đề kháng insulin, béo phì nội tạng và bất lợi trên sự tiến triển của bệnh thận. Vấn đề là ngưng hút thuốc lá không phải là việc dễ dàng đối với người hút thuốc lá. Họ nên được khuyên bảo nhiều lần và hỗ trợ thực hiện điều này bằng các biện pháp như dùng tấm dán có tẩm nicotine, gia tăng hoạt động thể lực giúp ngừa sự tăng cân thường xảy ra với việc ngừng hút thuốc.

4. Giảm ăn mặn

Giảm natri vừa phải đến mức độ 2,4 gam Na/ngày tương đương với 6 gam muối NaCl/ngày. Ngoài tác dụng hạ áp, việc giảm ăn mặn cũng đem lại nhiều lợi ích khác như: tăng hiệu quả của thuốc hạ áp, giảm mất kali do phải dùng thuốc lợi tiểu, thoái triển của phì đại thất trái, giảm đạm niệu, giảm bài tiết canxi ở đường niệu, giảm loãng xương, giảm tần suất ung thư dạ dày, giảm tử vong do đột quị, giảm tần suất hen phế quản, giảm tần suất đục thủy tinh thể, bảo vệ chống lại sự bắt đầu tăng huyết áp.

Để thực hiện tốt việc giảm ăn mặn cần phối hợp các biện pháp như:

– Thay thức ăn đã được chế biến băng thức ăn tự nhiên, vì thức ăn tự nhiên có nồng độ natri thấp và kali cao, trong khi đó phần lớn thức ăn đã được chế biến đã thêm natri vào và lấy bớt kali đi.

– Thuyết phục những nhà chế biến thực phẩm giảm lượng natri thêm vào trong thức ăn hay thức uống đã được chế biến chiếm khỏang ¾ lượng natri tiêu thụ hiện nay.

– Nên khuyên bệnh nhân đọc nhãn trên sản phẩm đã được chế biến, tránh những sản phẩm có chứa hơn 300 mg natri cho mỗi phần.

– Không thêm muối NaCl vào thức ăn trong khi nấu hay tại bàn ăn.

– Nếu cần có vị mặn, hãy sử dụng sản phẩm nửa NaCl và nửa KCl hay chất thay thế là KCl đơn thuần.

– Tránh dùng hoặc dùng các loại thức ăn nhanh ở mức tối thiểu, vì nhiều loại thức ăn nhanh có nồng độ natri cao.

– Nhận biết được nồng độ natri của một số thuốc kháng acid.

5. Giảm thức ăn có mỡ bảo hoà và nhiều cholesterol

Áp dụng chế độ ăn DASH: là chế độ ăn dồi dào trái cây, rau và những sản phẩm sữa ít béo với giảm lượng chất béo toàn phần và chất béo bão hòa. Chế độ ăn này giúp giảm rối loạn lipid máu và tạo thuận lợi để giảm cân, qua đó giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn.

6. Hạn chế rượu

Số lượng rượu nên hạn chế ở mức không nhiều hơn 30 ml ethanol/ngày, tương đương với 60 ml rượu whisky, 240 ml rượu vang, hay 720 ml bia.

7. Ăn đủ kali, canxi và magiê

* Gia tăng hấp thu kali đã cho thấy có hiệu quả vừa phải trong việc giảm huyết áp ở một số bệnh nhân, làm tăng hiệu quả hạ áp của việc giảm natri trong thức ăn.

– Sản phẩm bổ sung kali đuợc chỉ định cho trường hợp giảm kali máu do thuốc lợi tiểu.

– Bảo vệ bệnh nhân tránh mất kali bằng cách khuyến khích họ tăng hấp thu kali trong thức ăn, giảm thức ăn đã chế biến có lượng natri cao, kali thấp cùng với việc gia tăng những thức ăn tự nhiên có lượng natri thấp, kali cao có thể là đủ để hạ thấp huyết áp và đạt được lợi ích thật sự.

– Trái cây và đậu cung cấp lượng kali lớn nhất trong mỗi phần ăn.

* Đảm bảo sự hấp thu canxi trong thức ăn đầy đủ nhưng đừng cho bổ sung canxi để phòng ngừa hoặc điều trị tăng huyết áp.

* Với magiê cũng tương tự như canxi, nên tăng sử dụng magiê trong thức ăn với rau quả tươi thích hợp hơn là cho sản phẩm bổ sung magiê. Sản phẩm bổ sung magiê nên dành cho những bệnh nhân được phát hiện thiếu magiê. Ở những bệnh nhân này, 15 mmol magiê mỗi ngày có thể hạ thấp huyết áp, bổ sung đủ kali, và cải thiện biến dưỡng đường.

BS. PHAN THANH TOÀN Chuyên khoa Cấp cứu – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Cập nhật thông tin chi tiết về 8 Cách Trị Tăng Huyết Áp Không Dùng Thuốc trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!